Cách để tỉnh ngủ bạn hay sử dụng vào mỗi buổi sáng là gì? Với nhịp sống tất bật như hiện nay, tình trạng thiếu ngủ rất dễ xảy ra do những yếu tố như: khối lượng công việc quá tải, mệt mỏi, căng thẳng,… khiến bạn không thể đi ngủ đúng giờ giấc và khó tỉnh ngủ vào buổi sáng.
Bạn đang đọc: Bật mí cách để tỉnh ngủ ngay lập tức vào sáng sớm
Trong bài viết hôm nay, Bloggiamgia.edu.vn sẽ bật mí một số cách để tỉnh ngủ, giúp bạn xua tan trạng thái mệt mỏi và uể oải mỗi buổi sáng thức dậy. Đừng bỏ qua nhé!
Contents
1. Thiếu ngủ gây ra tác hại gì cho sức khỏe con người
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Những người quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ thường có một sức khỏe dẻo dai, năng lượng tràn đầy để sống và làm việc. Ngược lại, tình trạng thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng xấu đến các bộ phận trong cơ thể.
1.1. Ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh
Việc ngủ không đủ giấc có thể ngăn chặn hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và ghi nhớ thông tin, từ đó gây suy giảm trí nhớ và làm giảm sự nhạy bén tạm thời của tư duy.
Theo nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thiếu ngủ tác động tiêu cực đến tinh thần và trạng thái cảm xúc con người. Nhiều người sẽ cảm thấy tâm trạng dễ bị thay đổi, khó chịu và làm tác động tới quá trình đưa ra quyết định hay sự sáng tạo.
1.2. Tác hại của việc mất ngủ đến hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch có chức năng tạo ra các chất bảo vệ, chất chống nhiễm trùng (như cytokine) và kháng thể trong khi ngủ. Những chất này có tác dụng chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp bao gồm các mô, tế bào và một số cơ quan trong cơ thể con người. Khi cơ thể ngủ, bộ não sẽ truyền tín hiệu để các tế bào trong cơ thể làm việc, bắt đầu sản sinh ra một số chất để điều hòa tâm lý, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
Nếu bạn gặp tình trạng mất ngủ kéo dài thì nó sẽ ức chế các hoạt động bình thường của hệ miễn dịch. Từ đó, hệ miễn dịch dần trở nên suy yếu, không đủ khả năng chống lại các tác nhân xâm nhập bên ngoài và khó hồi phục sức khỏe khi bị bệnh.
1.3. Tác động tới hệ hô hấp
Những người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ gặp tình trạng rối loạn thở hoặc ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là ở những người phụ nữ. Điều đó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, tình trạng mất ngủ còn gây nên bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và xuất hiện chứng cảm lạnh, cảm cúm, thậm chí gây nên bệnh phổi mạn tính nếu không điều trị kịp thời.
1.4. Tác động tới hệ tiêu hóa
Tình trạng thiếu ngủ hoặc mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến bệnh béo phì và thừa cân. Nguyên nhân là do giấc ngủ có ảnh hưởng tới nồng độ của hai loại hormone là leptin và ghrelin, hai hormone này sẽ kiểm soát cảm giác no và đói của cơ thể. Khi chúng mất cân bằng, thì sẽ làm cho cân nặng tăng lên nhanh chóng.
1.5. Tác động tới hệ tim mạch
Mất ngủ kéo dài làm cho hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó, gây nên tình trạng co mạch máu, tăng huyết áp và tạo gánh nặng cho tim. Thêm vào đó, nếu bạn ngủ quá ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, gây tác động xấu đến hệ tim mạch.
2. Làm thế nào để tỉnh ngủ ngay lập tức vào sáng sớm
Trên thị trường, các loại sản phẩm như: trà, cà phê, thuốc chống ngủ,…Được người tiêu dùng lựa chọn để ngăn chặn và làm giảm cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, những sản phẩm này là “con dao hai lưỡi” chỉ có tác dụng tạm thời, lạm dụng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bạn nên có một lối sống khoa học và lành mạnh, sẽ vừa có sức khỏe vừa không rơi vào trạng thái buồn ngủ quá nhiều. Vậy có những cách để tỉnh ngủ ngay lập tức vào sáng sớm mà vẫn tốt cho sức khỏe không? Dưới đây là những phương pháp giúp bạn cải thiện được cơn buồn ngủ nhanh chóng.
2.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới bằng ly cà phê, nhưng điều đó khiến cơ thể trở nên tệ hơn. Bạn có thể dùng nước lọc thay cho cà phê, nếu bạn cảm thấy nhạt nhẽo có thể vắt một miếng chanh vào cốc nước lọc. Cơ thể chúng ta có đến 70% là nước, vì thế bạn nên bổ sung nước vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể bù nước sau một đêm ngủ và tăng cường trao đổi chất.
Bạn nên hạn chế các loại thức uống có chứa caffeine như cà phê hay nước tăng lực. Bởi vì chúng có thể giúp bạn tỉnh táo trong thời gian ngắn nhưng sẽ làm cho cơ thể bị mất năng lượng, thiếu sức sống.
Ở những người hay gặp tình trạng mất nước thì dễ rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và không thể tỉnh ngủ. Đồng thời, khi bạn uống nước đều đặn mỗi ngày thì cơ quan bài tiết sẽ hoạt động ổn định và đào thải độc tố ra ngoài. Bạn sẽ thấy tâm trạng thoải mái hơn, giảm thiểu cơn buồn ngủ kéo đến.
Tìm hiểu thêm: Làm sao để ngủ sau nỗi đau mất mát/biến cố lớn?
Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ ăn hợp lý tránh tình trạng ăn đồ ngọt quá nhiều. Nếu bạn sử dụng đồ ngọt quá nhiều trong một ngày thì lượng đường trong máu tăng lên làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, khó chịu.
Bạn có thể thay thế bằng trái cây tươi có chứa nhiều vitamin C như: cam, ổi, kiwi, quýt, bưởi, xoài, mít, táo,… Những loại trái cây này hoàn toàn tốt cho sức khỏe và cung cấp năng lượng để bạn tỉnh táo. Tuy nhiên, bạn cần phân chia khẩu phần ăn vừa phải bởi vì khi bạn ăn quá no có thể kích thích cảm giác buồn ngủ hơn rất nhiều.
2.2. Thay đổi chế độ vận động
Một chế độ vận động hợp lý là cách để tỉnh ngủ hiệu quả đặc biệt là những người ngồi một chỗ quá lâu như hội họp, chạy xe trên đường dài,…Bạn hãy chọn một bài tập thể dục vào mỗi buổi sáng thức dậy để cơ thể nạp năng lượng cho ngày mới. Những bài tập thể dục sẽ giúp tim đập mạnh, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất có thể giúp bạn lấy lại tỉnh táo nhanh nhất.
Các chuyên gia khuyến nghị nên tập thể dục hàng ngày ở mức độ vừa phải khoảng 150 phút trong 3 – 4 ngày/tuần để giúp tăng cường sức bền và khả năng tập trung cho công việc.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách để tỉnh ngủ đơn giản hơn như: đi dạo ở nơi có môi trường hít thở oxy để đánh thức trí não, tắm nắng thường xuyên giúp kích thích hoạt động của não bộ hay dành 10 phút mỗi buổi sáng để đi bộ.
2.3. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Mỗi buổi sáng thức dậy, bạn nên rửa mặt hoặc tắm bằng nước lạnh. Đây là cách để tỉnh ngủ cực kỳ hiệu quả cho những ai luôn trong tình trạng lờ đờ, buồn ngủ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngâm cơ thể trong nước lạnh có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo thông qua những thay đổi sinh lý như: tăng nhịp tim, tăng hô hấp.
Bạn nên tránh tình trạng thức khuya quá nhiều, chúng chẳng những khiến bạn mệt mỏi, thiếu ngủ mà còn gây hại đến các cơ quan trong cơ thể do phải hoạt động quá mức. Vì vậy, bạn cần xây dựng một lịch trình ngủ nghỉ phù hợp để cơ thể được nghỉ ngơi 8 tiếng/ngày.
Đôi mắt cần được thư giãn do tiếp xúc với cường độ ánh sáng màn hình quá nhiều. Bạn có thể bảo vệ mắt bằng cách thường xuyên thực hiện các bài tập cải thiện thị lực hoặc dùng thuốc nhỏ mắt.
Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, bạn có thể trò chuyện với bạn bè một xíu để được giải tỏa stress hay bạn có thể bật một bài nhạc để nghe, âm thanh là một trong những chất xúc tác giúp con người cân bằng trí não và tinh thần, bạn nên nghe những bài sóng Delta để tinh thần được thư giãn, thoải mái hơn.
>>>>>Xem thêm: Nhịn ăn bữa nào giảm cân nhanh nhất và những lưu ý quan trọng
Ngoài ra, môi trường xung quanh cũng rất ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự tỉnh táo. Một nơi có ánh sáng yếu có thể khiến bạn mệt mỏi và ngủ gật. Do đó, bạn hãy luôn tạo cho căn phòng một không gian mát mẻ, đủ ánh sáng và thông thoáng để bạn có thể bật ngay dậy khỏi chiếc giường vào mỗi buổi sớm mai.
Nói chung, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, não bộ hoạt động trì trệ và không có năng lượng để làm việc. Vì thế, để đầu óc bạn luôn được tỉnh táo mỗi khi thức dậy, bạn có thể sử dụng những cách để tỉnh ngủ trên nhằm xua tan cơn buồn ngủ đồng thời cải thiện sức khỏe thông quan lối sống khoa học.