Men nở và bột nở là những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình làm bánh. Tuy nhiên, tùy vào từng loại bánh mà chúng được sử dụng với mục đích khác nhau. Nếu bạn không phân biệt được hai loại nguyên liệu này và dùng sai sẽ khiến cho những chiếc bánh thành phẩm không được thơm ngon như mong đợi. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ cách phân biệt men nở và bột nở trong quá trình làm bánh và những lưu ý khi sử dụng nhé!
Bạn đang đọc: Phân biệt men nở và bột nở và những lưu ý khi sử dụng
Contents
1. Men nở là gì?
1.1 Đặc điểm của men nở
Men nở là các vi sinh vật sống có khả năng tiết ra các chất giúp thúc đẩy quá trình lên men của bột, kích thích bột nở trong điều kiện môi trường thích hợp. Loại nguyên liệu này được sử dụng phổ biến trong quá trình làm bánh mì. Men nở chỉ hoạt động và làm bánh nở xốp thông qua quá trình ủ. Nhiệt độ men hoạt động lý tưởng nhất sẽ là vào khoảng 20 – 37 độ C.
1.2 Phân loại men nở
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại men nở với những công dụng khác nhau. Dưới đây là 3 loại men nở thường được sử dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- Men tươi: Thường có màu vàng ngà, mềm và rất ẩm, được đóng thành khối và bảo quản trong tủ lạnh. Đây là loại men được sử dụng phổ biến nhất vì khi dùng men này bánh sẽ đạt được độ thơm ngon đúng chuẩn. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của loại men này khá ngắn và cần phải được bảo quản trong tủ lạnh.
- Men khô: Được sử dụng phổ biến nhất, có dạng hạt thô, to, màu nâu ngà. Trước khi cho men khô vào bột bánh phải cho men vào nước ấm từ 32 – 38 độ C để kích hoạt men. Loại men này có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng tốt nhất bạn vẫn nên bảo quản men khô trong tủ lạnh.
- Men instant: Đây là dạng men khô, hạt mịn, có thể trộn trực tiếp với bột bánh và không cần kích hoạt trước khi sử dụng. Loại men này chứa nhiều vi sinh vật lên men hơn so với các loại khác do đó sẽ tạo ra nhiều khí gas nên chỉ cần sử dụng một lượng ít, tiết kiệm hơn so với khi sử dụng men khô hay men tươi.
2. Bột nở là gì?
2.1 Đặc điểm của bột nở
Bột nở là một dạng hỗn hợp khô thành phần gồm có baking soda, một lượng nhỏ tinh bột và một số axit nhất định, có tác dụng tạo độ tơi xốp cho bánh bằng phản ứng hóa học khi sinh ra khí CO2.
Không giống như men nở, bột nở có khả năng hoạt động ngay khi được kích hoạt trong quá trình nướng mà không cần thời gian ủ bột. Bột nở được sử dụng để làm các loại bánh ngọt, bánh bông lan, bánh quy, bánh bò, bánh muffin, biscuits và scones,…
2.2 Phân loại bột nở
Bột nở thường có 2 dạng chính:
- Single acting baking powder: Loại bột này chỉ chứa một loại axit, có khả năng làm bánh nở ngay khi tiếp xúc lần đầu với nước. Chúng được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp nên rất khó có thể tìm mua được trên thị trường.
- Double acting baking powder: Quá trình giúp bánh lên men chia làm 2 giai đoạn. Lần một là tác dụng sau khi tiếp xúc với nước và lần hai là tác dụng khi bánh tiếp xúc với nhiệt trong lò nướng. Loại bột nở này được dùng phổ biến hơn vì ít làm thất thoát bong bóng khí trong 2 giai đoạn lên men bột.
3. Tổng kết so sánh men nở và bột nở
Từ những đặc điểm kể trên của men nở và bột nở, có thể tổng kết sự khác biệt cơ bản của 2 loại nguyên liệu này như sau:
- Men nở là các vi sinh vật sống có khả năng tạo ra các chất thúc đẩy quá trình lên men của bột, thường dùng trong các công thức bánh mì và bánh croissant,… Loại men này cần có thời gian ủ để có thể hoạt động.
- Bột nở (Baking powder) thành phần gồm baking soda và axit, thường dùng trong các công thức bánh ngọt như bánh bông lan, bánh bò, biscuits, muffin, scones, bánh bò,… Bột nở không cần thời gian ủ bột mà vẫn có thể hoạt động ngay khi được kích hoạt trong quá trình nướng.
Tìm hiểu thêm: Top 11 tiệm bánh kem quận 10 không thể bỏ qua
4. Những lưu ý khi sử dụng men nở và bột nở
4.1 Lưu ý khi sử dụng men nở
Khi dùng men nở, tuyệt đối không để men tiếp xúc trực tiếp với muối vì muối sẽ làm ức chế quá trình lên men của bột. Bạn có thể trộn muối với bột mì trước, sau đó mới cho nước men ấm vào bột và trộn đều để tránh làm hỏng men.
Vì bản chất của men nở là các vi sinh vật sống nên chúng chỉ có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ phù hợp. Cụ thể bạn có thể tham khảo các khoảng nhiệt để men hoạt động như sau:
- Từ 0 – 14 độ C: Ở nhiệt độ này, men nở hầu như không có khả năng hoạt động (Từ 0 – 1 độ C là nhiệt độ bảo quản men).
- Từ 15 – 20 độ C: Nhiệt độ này khá lạnh, men hoạt động rất yếu và chậm.
- Từ 20 – 37 độ C: Nhiệt độ lý tưởng, men hoạt động tốt nhất.
- Từ 38 – 59 độ C: Nhiệt độ này quá nóng nên men phản ứng chậm.
- Từ 60 độ C trở lên: Men chết và không thể sử dụng được.
Men nở hoạt động hiệu quả nhất là ở khoảng từ 32 – 38 độ C. Nếu không có dụng cụ đo nhiệt độ chính xác thì bạn có thể đo bằng tay, nước âm ấm không quá nóng hoặc quá lạnh là có thể sử dụng được.
Bạn không nên dùng những loại men đã quá hạn sử dụng vì nhiều khả năng men đã chết và mất khả năng hoạt động khi ủ bột.
>>>>>Xem thêm: Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? Ý nghĩa và quy luật
4.2 Lưu ý khi sử dụng bột nở
Chất lượng của bột nở sẽ bị giảm theo thời gian nếu không được bảo quản đúng cách. Do đó mà bạn cần cất giữ bột nở trong hộp kín, ở nơi thoáng mát, tránh bị ẩm mốc.
Khi trộn bột nở vào trong hỗn hợp các nguyên liệu làm bánh, bạn cần cho bánh vào lò nướng nhanh nhất có thể để tránh làm không khí thoát ra ngoài làm bánh không nở được.
Bạn không nên sử dụng quá nhiều bột nở sẽ làm cho bánh có vị đắng, có mùi khai và làm cho bánh nở rất nhanh nhưng rồi lại xẹp ngay sau đó. Ngược lại nếu sử dụng quá ít bột nở sẽ làm cho bánh bị đặc, không nở xốp.
Bạn nên lựa chọn nơi bán các loại bột nở uy tín và chất lượng, bởi nếu sử dụng nhầm những loại kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng, gây dị ứng và những ảnh hưởng có hại đến hệ tiêu hoá và hệ hô hấp.
Lời kết
Việc lựa chọn loại men nở và bột nở phù hợp với các công thức làm bánh rất quan trọng. Sử dụng chúng đúng với từng loại bánh sẽ giúp thành phẩm bánh của bạn thơm ngon và hoàn hảo hơn khi thưởng thức. Hãy tìm mua những nguyên liệu này ở các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng khi sử dụng nhé!