Ngày nay, kinh doanh quán cafe đã trở thành xu hướng khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam. Đây là một mô hình nhận được nhiều sự quan tâm bởi ai cũng nghĩ rằng mở quán cafe rất “nhàn” và thu lại lợi nhuận cao. Sự thật có phải phải như vậy? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kinh nghiệm mở quán cafe thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Kinh Nghiệm mở quán Cafe “Một Vốn Bốn Lời”
1. Tại Sao Nhiều Người Trẻ Lại Chọn Khởi Nghiệp Từ Quán Cafe?
Cafe được xem là món đồ uống không thể thiếu đối với người Việt Nam. Có lẽ chính vì vậy mà nhiều người trẻ cho rằng với nhu cầu cao như thế thì việc kinh doanh quán cafe là một điều không quá khó. Thậm chí có không ít người có quan điểm rằng khởi nghiệp từ quán cafe có khả năng thu hồi vốn nhanh và sinh lời cao.
Những lợi ích trước mắt cùng vẻ hào nhoáng bên ngoài khiến nhiều người trẻ quên đi những kinh nghiệm mở quán cafe xương máu mà nhiều người đã đi qua.
Không có kinh doanh lĩnh vực nào là dễ cả. Mỗi lĩnh vực đều có cái khó riêng của nó. Kinh doanh quán cafe cũng chẳng dễ và nhàn như nhiều người trẻ hay nghĩ. Nhưng một điều phải công nhận rằng đây là mô hình khởi nghiệp dành cho người mới bắt đầu. Bởi mô hình này có vốn linh hoạt, phù hợp với những người có ít vốn. Bên cạnh đó thì việc chuẩn bị vững tâm lý trước những rủi ro là một điều cần thiết khi quyết định kinh doanh mô hình này.
2. 5 Bước Để mở quán Café
2.1 Bước 1: Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu
Dựa vào kinh nghiệm mở quán cafe của những người đi trước ta có thể thấy rằng, khách hàng mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng và cần được xác định ngay từ đầu khi có ý tưởng kinh doanh.
Xác định được phân khúc khách hàng giúp cho bạn dễ dàng lên các kế hoạch cụ thể hơn cho quán. Không có mô hình kinh doanh nào là phù hợp với tất cả mọi người. Vì mỗi người đều có những đặc điểm riêng về độ tuổi, giới tính, tình trạng kinh tế, thói quen, sở thích,…
Một lời khuyên dành cho bạn khi muốn mở quán Cafe đó là nên dành nhiều thời gian để quan sát và nghiên cứu về nhân khẩu học, thói quen và sở thích của những người sinh sống ở nơi mà bạn có ý định mở quán. Điều này sẽ giúp bạn xác định chính xác được tệp khách hàng mà bạn cần hướng đến. Từ đó có thể đưa ra các chính sách về giá và xây dựng menu phù hợp với nhóm khách hàng của bạn.
2.2 Bước 2: Kinh nghiệm mở quán cafe bước lựa chọn địa điểm phù hợp
Mặt bằng là yếu tố quan trọng không kém cho kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn. Theo đó, mặt bằng bên lựa chọn những nơi có vị trí thuận lợi cho việc di chuyển, có view ngắm đường phố và đặc biệt là gần các cơ quan, trường học hoặc khu lao động. Vì những nơi này có số lượng người tập trung đông đúc, có thể cho quán bạn có một lượng khách ổn định mỗi ngày.
Diện tích quán có thể không quá lớn nhưng phải đảm bảo đáp ứng được số lượng khách vào quán giờ cao điểm. Nếu có thể, hãy bố trí bàn ghế trên vỉa hè vì nhiều người có thói quen vừa uống cafe vừa ngắm đường phố. Trong một số trường hợp, nếu bố trí quán cafe trong một không gian kín sẽ khiến quán bạn mất đi một lượng khách đáng kể đấy!
2.3 Bước 3: Thiết kế, trang trí quán thế nào để thu hút khách hàng?
Như đã nói ở trên, kinh doanh quán cafe có thể nói là mô hình có tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt nhất nhì hiện nay. Chính vì vậy bạn phải tích lũy cho mình những kinh nghiệm mở quán cafe của những người đã thành công trước đó.
Điều mà bạn nên quan tâm đó là làm thế nào để quán cafe của mình trở nên nổi bật. Đối với quán cafe cóc, bạn không cần phải trang trí quá màu mè hay cầu kỳ nhưng cũng đừng vì thế mà bỏ qua giai đoạn này bạn nhé.
Tìm hiểu thêm: Sân golf Lanh Thanh ở đâu? Cập nhật bảng giá sân golf Lanh Thanh mới nhất
Để thu hút được khách hàng, quán của bạn cần có một điểm nhấn nào đó giúp khách hàng nhớ đến bạn, nhớ đến thương hiệu của bạn. Có thể là màu sắc của bàn ghế hay những dây đèn nhấp nháy vào ban đêm.
Các quán cóc thường sẽ có quầy pha chế trong tầm mắt khách hàng, hãy tận dụng điều đó và làm nổi bật nó lên. Một quầy pha chế sạch sẽ, đẹp mắt tạo một ấn tượng tốt đối với khách hàng của bạn.
2.4 Bước 4: Xây dựng Menu
Một menu đa dạng thức uống cùng thiết kế độc đáo sẽ làm cho khách hàng ấn tượng với quán cafe của bạn. Nếu có thể hãy đầu tư vào hình ảnh của các loại thức uống. Để khi khách hàng nhìn vào menu của quán sẽ trầm trồ về tính chân thật và đẹp mắt của các loại đồ uống tại đây.
Menu có thể không cần có quá nhiều món, hãy đảm bảo rằng khách hàng có thể nhìn được bao quát về những món hiện có tại quán. Một điều đáng lưu ý nữa đó chính là chữ in trên menu cần rõ ràng, kèm thêm Tiếng Anh sẽ tốt hơn khi có khách nước ngoài ghé quán.
2.5 Bước 5: Lên kế hoạch quảng cáo
Để có thể cạnh tranh với những quán cafe trong khu vực thì chỉ đồ uống chất lượng thôi là chưa đủ. Tuy chỉ là một quán cafe với quy mô nhỏ nhưng bạn đừng bao giờ lơ là trong việc quảng cáo cho quán của mình nhé. Ngoài khách quen hàng ngày bạn cũng có thể có cho mình một lượng khách đáng kể nhờ vào các chương trình khuyến mãi.
Có rất nhiều hình thức để quảng cáo cho quán cafe như: tặng voucher đối với các khách hàng check-in tại quán, chương trình mua 1 tặng 1, giảm giá vào các dịp lễ…. Ngoài ra, các kênh mạng xã hội chính là một công cụ hữu ích giúp bạn dễ dàng tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng. Hãy tận dụng nó để có cho mình một chỗ đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
Ngoài các yếu tố kể trên, để thuận lợi mở một quán cafe cóc thì bạn còn phải quan tâm đến vốn, nhân sự và các văn bản mà pháp luật quy định về việc kinh doanh quán cafe nữa đấy.
- Về vốn: vốn ở đây không chỉ là tiền, mà nó còn có thể xem là kinh nghiệm mở quán cafe, nguồn nhân lực, mặt bằng hay các trang thiết bị trong quán,… Đây là tất cả những thứ mà bạn có thể liệt kê vào vốn.
- Về nhân sự: mở quán cafe cần bao nhiêu nhân sự là câu hỏi mà rất nhiều người kinh doanh quán cafe đặt ra. Để xác định được số lượng nhân sự cần có cho một quán cafe cóc, bạn cần hiểu rõ về quy mô, diện tích và số lượng khách của quán. Từ đó, bạn có thể đưa ra con số chính xác cho nhân sự của quán mình.
>>>>>Xem thêm: Gương bát quái là gì? Hướng dẫn treo đem lại vận khí cho gia đình
- Về các văn bản pháp luật: khi đưa ra quyết định mở quán Café, bạn cần tìm hiểu kỹ về các thủ tục và quy trình mở quán cafe như: đăng ký loại hình kinh doanh, các thông tin và giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kinh doanh,…
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm mở quán café cho những ai đang mất phương hướng trên con đường khởi nghiệp từ mô hình kinh doanh này. Nhìn chung thì đây là một mô hình không khó cũng không dễ.
Như bạn biết đấy, trong lĩnh vực nào cũng vậy, đã kinh doanh là phải kiên nhẫn và phải chấp nhận rủi ro. Không có ai dám đứng ra đảm bảo rằng bạn sẽ thu về 100% lợi nhuận từ việc kinh doanh một thứ gì đó. Vậy nên nếu đã vẽ ra một con đường cho bản thân thì hãy quyết tâm theo đuổi đến cùng. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đặt ra mục tiêu và thành công trên con đường mình đã chọn.