Kim cương nhân tạo là gì và khác biệt như thế nào với kim cương tự nhiên? Giá bán và cách phân biệt kim cương nhân tạo với đá giống kim cương ra sao? Đây đều là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé.
Bạn đang đọc: Kim cương nhân tạo là gì? Phân biệt ra sao và giá bao nhiêu tiền?
Contents
1. Kim cương nhân tạo là gì?
Kim cương nhân tạo được ra đời trong các phòng thí nghiệm hiện đại, đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về nhiệt độ, áp suất, vật liệu cacbon,… nhằm tạo ra những viên kim cương giống với kim cương tự nhiên, từ thành phần vật lý đến hoá học.
Kim cương tự nhiên mang một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Thành phần: Cacbon (C)
- Tỷ trọng riêng: 3,52 g/cm³
- Chiết suất: 2,417
- Độ cứng: 10 (tính theo thang độ cứng Mohs)
- Cấu trúc: Được xem là vật chất vô định hình tương tự như kim cương tự nhiên, kim cương nhân tạo không có trật tự xa, cấu trúc tuần hoàn về vị trí cấu trúc nguyên tử.
Nếu chỉ bằng mắt thường thì sẽ rất khó để chúng ta phân biệt được kim cương tự nhiên và nhân tạo. Xét về độ bền thì độ cứng của kim cương nhân tạo còn cao hơn cả kim cương tự nhiên khi có thể chịu áp suất lớn gấp 1,3 triệu lần áp suất không khí tác động theo 1 chiều.
2. Phương pháp sản xuất kim cương nhân tạo
Kim cương nhân tạo thường được tạo ra bằng 2 phương pháp dưới đây:
- Phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD: CVD là viết tắt của từ Chemical Vapor Deposition, phương pháp này sử dụng sự bốc hơi hóa học của hợp chất khí Carbon, kết hợp với tác động của tia plasma khiến các phân tử khí bị phân chia, cho đến khi chỉ còn lại cacbon lắng tụ và dựa trên mầm kim cương có sẵn để phát triển.
- Phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT: HPHT là từ viết tắt của High pressure, High temperature, hiểu đơn giản là nhiệt độ cao ở áp suất cao, từ đó tạo nên môi trường hình thành kim cương giống như môi trường tự nhiên trong lòng đất.
3. Phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên, đá nhái tổng hợp kim cương
Nếu không phải là người sành về trang sức cao cấp, sẽ rất khó để phân biệt kim cương nhân tạo là gì và khác với kim cương tự nhiên, đá giả kim cương như thế nào. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn hiểu thêm và có thể phân biệt được loại trang sức cao cấp này.
3.1. Phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên
Nguồn gốc và thời gian thành phẩm
Nói về nguồn gốc, kim cương nhân tạo là sản phẩm do con người làm ra trong phòng thí nghiệm, dựa trên phương pháp mô phỏng môi trường, áp suất và nhiệt độ giống với tự nhiên. Còn kim cương tự nhiên hình thành từ môi trường nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao của thiên nhiên, sở hữu giá trị và vẻ đẹp vô cùng quý giá.
Về thời gian, kim cương tự nhiên có thể được hình thành qua hàng tỷ năm, còn kim cương nhân tạo được chế tác rất nhanh, chỉ khoảng vài tuần. Có một điểm khó phân biệt giữa hai loại trang sức này đó là kim cương tự nhiên có chứa một lượng nitơ rất nhỏ mà kim cương nhân tạo không có. Ngay cả các chuyên gia thẩm định đá cũng khó nhìn ra được thật giả dựa vào yếu tố này và phải nhờ đến thiết bị chuyên dụng.
Để có thể dễ dàng xác định nguồn gốc của kim cương, chúng ta cần đến giấy chứng nhận. Hầu hết các nhà sản xuất và cung cấp kim cương đều đính kèm giấy chứng nhận thông tin rõ nguồn gốc của sản phẩm. Vậy nên khi tìm mua trang sức này, chúng ta nên lựa chọn những nơi uy tín, được nhiều người lựa chọn để biết được sản phẩm mình tìm hiểu có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo.
Tìm hiểu thêm: Bột nở là gì? Phân loại bột nở và cách sử đúng cách, hiệu quả
Giá kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên
Trước đây, kim cương nhân tạo thường có giá thành cao vì chi phí sản xuất cao và thời gian sản xuất dài, thậm chí giá thành của loại kim cương này còn cao hơn kim cương tự nhiên. Kim cương nhân tạo rất hiếm khi được ứng dụng trong ngành trang sức mà chủ yếu sử dụng trong ngành chip điện tử cao cấp, công nghiệp kỹ thuật quang học. Hiện nay, cũng chưa có mức giá cụ thể cho trang sức làm từ kim cương nhân tạo vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiền gia công sản phẩm, chất liệu, trọng lượng kim loại đi kèm,…
Nói tóm lại, giá thành của kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên đều thuộc hàng đắt đỏ. Trong đó, giá của kim cương nhân tạo thường ổn định, ít bị tăng cao đột biến. Mặt khác, những năm gần đây giá kim cương tự nhiên đang có mức giá rất cao, cao hơn cả kim cương nhân tạo từ 50 – 60%. Sự thay đổi này dựa trên mức độ quý hiếm của kim cương tự nhiên và thời gian hình thành của loại đá quý này (phải mất đến hàng tỷ năm).
Mức độ quý hiếm
Như đã nói ở trên, so về độ quý hiếm thì kim cương tự nhiên hơn hẳn so với kim cương nhân tạo. Rất khó để con người tìm được những mỏ kim cương tự nhiên có sản lượng lớn, chỉ những nơi có áp suất lớn, nhiệt độ cao tác động hàng tỷ năm thì mới có thể hình thành nên mỏ kim cương quý giá.
Vẻ đẹp
Kim cương nhân tạo có độ sáng bóng, khúc xạ ánh sáng và khả năng chịu nhiệt đều rất tốt, tỏa sáng rực rỡ không khác gì kim cương tự nhiên. Vậy nên nói về vẻ đẹp thì hai loại đá quý này không hề kém cạnh nhau và rất khó để phân biệt đâu là kim cương tự nhiên, đâu là kim cương nhân tạo.
3.2. Phân biệt kim cương nhân tạo và đá nhái tổng hợp
Hiện nay, kim cương nhân tạo rất ít khi được ứng dụng trong ngành trang sức. Những viên đá lấp lánh được gọi là “kim cương nhân tạo” và được bày bán tại các đơn vị kinh doanh thực chất là đá Moissanite và Cubic Zirconia.
Ưu điểm của Moissanite và Cubic Zirconia là giá thành rẻ nhưng lại mang vẻ đẹp giống như kim cương thật. Nếu chỉ bằng mắt thường thì rất khó để chúng ta phân biệt hai loại đá này với kim cương nhân tạo.
- Cubic Zirconia gọi tắt là đá CZ, có công thức là ZrO2 + Y3O2, loại đá giả kim cương này bắt đầu thông dụng từ năm 1977.
- Moissanite (SiC) được đánh giá là loại đá tổng hợp có đặc tính giống kim cương nhất, bắt đầu phổ biến trên thị trường từ năm 1996.
Dưới đây là một số tiêu chí so sánh Cubic Zirconia, Moissanite và kim cương nhân tạo:
Cấu tạo hóa học:
- Kim cương nhân tạo: Carbon (C)
- Đá CZ (Cubic Zirconia): ZrO2 + Y3O2
- Đá Moissanite: SiC
Màu sắc
- Kim cương nhân tạo: Không màu, vàng, nâu, lục (hiếm), xanh, đỏ, cam, đen
- Đá CZ (Cubic Zirconia): Màu cơ bản không màu, dưới ánh sáng mặt trời thời gian dài sẽ có màu xám hơi nhạt
- Đá Moissanite: Không màu
Độ cứng
- Kim cương nhân tạo: 10
- Đá CZ (Cubic Zirconia): 8.5
- Đá Moissanite: 9.5
Chiết xuất
- Kim cương nhân tạo: 2,417
- Đá CZ (Cubic Zirconia): 2,18
- Đá Moissanite: 2.670
Tỷ trọng
- Kim cương nhân tạo:3,52
- Đá CZ (Cubic Zirconia): 5,50 – 6,0
- Đá Moissanite: 3,218 – 3,22
Vết rạn nứt
- Kim cương nhân tạo: Không có vết rạn nứt
- Đá CZ (Cubic Zirconia): Không có vết rạn nứt
- Đá Moissanite: Ít rạn nứt
Tính dẫn nhiệt
- Kim cương nhân tạo: Dẫn nhiệt tốt
- Đá CZ (Cubic Zirconia): Không dẫn nhiệt
- Đá Moissanite: Dẫn nhiệt tốt
Hệ số tán sắc
- Kim cương nhân tạo: 0,044
- Đá CZ (Cubic Zirconia):0,060
- Đá Moissanite: 0,313 (dạng 6H)
4. Nên mua kim cương dạng nào?
Sau khi tìm hiểu kim cương nhân tạo là gì, nhiều người vẫn còn đắn đo mua kim cương loại nào là tốt nhất. Điều này tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Nếu bạn yêu thích sự cao quý với giá thành dễ chịu hơn thì có thể chọn kim cương nhân tạo. Còn nếu bạn là người không ngại chi tiền cho những thứ quý giá và đắt đỏ thì có thể lựa chọn kim cương tự nhiên để khẳng định đẳng cấp.
>>>>>Xem thêm: Cung Sư Tử hợp với cung nào? Không hợp với cung nào?
Một lưu ý đó là giá bán lại của hai dòng kim cương này còn có sự chênh lệch rất lớn. Trong khi kim cương tự nhiên có thể thu hồi lại với giá tối thiểu 50% mức giá ban đầu thì kim cương nhân tạo gần như không thể bán lại, nếu có thì mức giá cũng sẽ rất thấp. Vậy nên nếu muốn mua một loại trang sức sang trọng, có giá trị đầu tư sau này thì bạn nên chọn kim cương tự nhiên.
Bài viết trên đây vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc kim cương nhân tạo là gì và khác như thế nào với kim cương tự nhiên, đá nhái kim cương tổng hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và chọn được cho mình một món trang sức phù hợp nhé!