Cóc là trái cây quen thuộc được nhiều người yêu thích, nhất là các cô nàng đang tuổi teen. Cóc thường được ăn trực tiếp hoặc ép thành nước và sử dụng hàng ngày như một thức uống bổ dưỡng. Vậy tại sao nước ép cóc lại được yêu thích đến vậy? Tác dụng của nó ra sao? Bà bầu uống nước ép này được không? Nếu đây cũng là mối quan tâm của bạn thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé!
Bạn đang đọc: Nước ép cóc có tác dụng gì? Cách uống tốt cho sức khỏe
Contents
- 1 1. Giá trị dinh dưỡng của nước ép cóc
- 2 2. 10 tác dụng tuyệt vời của nước ép cóc
- 2.1 2.1. Tăng cường sức đề kháng
- 2.2 2.2. Thanh nhiệt cho cơ thể
- 2.3 2.3. Trị cảm cúm, giảm triệu chứng ho
- 2.4 2.4. Hỗ trợ giảm cân và làm đẹp
- 2.5 2.5. Ngăn ngừa thiếu máu
- 2.6 2.6. Cải thiện tiêu hóa
- 2.7 2.7. Kiểm soát lượng cholesterol cơ thể
- 2.8 2.8. Ngăn ngừa lão hóa sớm
- 2.9 2.9. Tăng độ dẻo cho cơ thể
- 2.10 2.10. Cải thiện thị lực
- 3 3. Bật mí 3 công thức làm nước ép cóc đơn giản, thơm ngon
- 4 4. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng nước ép cóc
1. Giá trị dinh dưỡng của nước ép cóc
Quả cóc có tên khoa học là Spondias dulcis. Là trái cây nhiệt đới có thể ăn được, bởi vậy nó rất phổ biến tại Việt Nam. Cóc có hương vị giống dứa pha với xoài, khi ăn chín là tốt nhất, tuy nhiên cũng có thể ăn khi còn xanh.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, trái cóc là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc trị ho, sốt, lậu, tiêu chảy hay nhiệt miệng. Ngoài ra, thức trái này cũng thường được sử dụng trong các bài thuốc y học của Gui-nê, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Giá trị dinh dưỡng có trong 100ml nước ép cóc gồm:
- 0,27g chất béo
- 0,88g protein
- 0,3mg sắt
- 10g carbohydrate
- 2,2g chất xơ
- 5,95g đường
- 80g nước
- 3mg natri
- 250mg kali
- 67mg phốt pho
- 36mg vitamin C
2. 10 tác dụng tuyệt vời của nước ép cóc
Với các thành phần dinh dưỡng dồi dào, nước ép từ quả cóc không đơn thuần chỉ là nước uống giải khát mà còn mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu 10 tác dụng phổ biến nhất của thức uống này nhé!
2.1. Tăng cường sức đề kháng
Trong một ly nước ép cóc có hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C tốt cho cơ thể. Sử dụng nước cóc mỗi ngày có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây hại.
Không những vậy, nước ép từ trái cóc còn mang đến khả năng tái tạo mô liên kết nhanh chóng, giúp vết thương mau lành hơn nhờ khả năng tổng hợp collagen, sắt và protein cao.
2.2. Thanh nhiệt cho cơ thể
Nước ép cóc có vị chua dịu, chứa hàm lượng vitamin C lớn nên mang đến tác dụng giải khát, thanh nhiệt và thải độc cơ thể tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức nước ép này cùng các loại quả khác để tăng hương vị thơm ngon. Đặc biệt, trong ngày hè oi ả, cho thêm vài viên đá mát lạnh thì cảm giác sẽ thật “yomost”.
2.3. Trị cảm cúm, giảm triệu chứng ho
Trong thành phần nước trái cóc chứa hàm lượng axit ascorbic, mangan có khả năng kháng viêm. Đặc biệt, trong quả cóc có thành phần long đàm tự nhiên. Do đó, nó được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc Đông y cổ truyền điều trị cảm cúm và giảm triệu chứng ho.
2.4. Hỗ trợ giảm cân và làm đẹp
Uống nước ép cóc để giảm cân và làm đẹp là tác dụng mong muốn của nhiều chị em. Trên thực tế, trong cóc chứa ít carbohydrate, chất béo, calo và nhiều chất xơ. Bởi vậy, khi uống nước cóc bạn sẽ có cảm giác lo lâu, giảm thèm ăn vặt rõ rệt. Đặc biệt, chất béo trong dạ dày đã được axit từ cóc trung hòa nên ít tích tụ mỡ thừa trong thành ruột hơn.
Bên cạnh đó, nước cóc có chứa nhiều vitamin A, C và K giúp làn da khỏe mạnh, đàn hồi, trắng hồng tự nhiên. Bởi vậy, có thể nói nước ép cóc chính là “thần dược” của chị em phụ nữ.
2.5. Ngăn ngừa thiếu máu
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong trái cóc giàu chất sắt, vitamin B1 giúp sản sinh các tế bào hồng cầu, tăng lượng oxy đi khắp cơ thể. Đồng thời, cóc chứa nhiều canxi, kẽm và magie. Do đó, bổ sung nước từ quả cóc vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu máu của mình.
2.6. Cải thiện tiêu hóa
Chất xơ có trong cóc là thành phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Thành phần này sẽ giúp làm sạch ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Cùng với đó, hàm lượng có trong nước ép quả cóc mang lại hiệu quả chống mất nước bất ngờ. Do đó, đừng lo lắng việc ăn cóc sẽ làm hại cho đường ruột nhé!
Tìm hiểu thêm: Thức dậy quá sớm có tốt không? Mẹo để ngủ sâu và đủ giấc
2.7. Kiểm soát lượng cholesterol cơ thể
Trong cóc chứa nhiều vitamin C nên có khả năng chuyển hóa cholesterol của cơ thể thành axit mật. Việc này sẽ khiến nồng độ cholesterol được cân bằng. Nhờ vậy, các chỉ số cholesterol sẽ được kiểm soát, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn.
2.8. Ngăn ngừa lão hóa sớm
Vitamin C là hoạt chất vàng trong làng ngăn ngừa lão hóa. Bởi vậy với hàm lượng vitamin C lớn, trái cóc được sử dụng như thần dược bảo vệ các tế bào khỏi gốc tự do, giải trừ độc tố. Cơ thể bạn sẽ tràn đầy sức sống, làn da không chảy xệ, nếp nhăn cũng sẽ hình thành chậm hơn.
2.9. Tăng độ dẻo cho cơ thể
Do chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi nên trái cóc là trái cây hữu ích để cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai hơn. Cơ thể bạn sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn, sức bền được cải thiện rõ rệt.
2.10. Cải thiện thị lực
Vitamin A có trong nước ép cóc giúp quá trình truyền tải thông tin từ võng mạc đến não dễ dàng hơn. Đôi mắt bạn sẽ trở nên khỏe đẹp, long lanh hơn, tinh tường hơn.
3. Bật mí 3 công thức làm nước ép cóc đơn giản, thơm ngon
3.1. Nước ép 100% từ cóc
Không cầu kỳ, dễ làm lại giữ nguyên được các chất dinh dưỡng nguyên bản chính là lợi ích tuyệt vời khi làm nước ép cóc nguyên chất.
– Nguyên liệu:
- Cóc 3 quả
- Đường 1/2 muỗng cà phê
- Muối 1/4 muỗng cà phê
- Đá viên
- Máy xay sinh tố, dao, ly,…
– Cách làm:
- Cóc mua về gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao tách lấy thịt.
- Cho cóc vào máy xay hoặc máy ép nhuyễn. Bỏ bã, lấy nước.
- Thêm muối, đường vào khuấy đều cho đến khi tan ra.
- Thêm đá lạnh vào và thưởng thức.
3.2. Nước ép mix cóc, ổi
Sự kết hợp giữa vị chua của cóc, thơm nhẹ của ổi sẽ tạo nên một thức uống hấp dẫn. Cùng làm ngay nhé!
– Nguyên liệu:
- 2 quả cóc tươi
- 1 quả ổi xanh
- 20ml nước đường.
- 2 – 3 lát chanh
- Máy ép hoa quả, dao, ly, …
– Cách làm:
- Cóc, ổi gọt vỏ, rửa sạch, bỏ hạt lấy phần thịt.
- Cho cóc và ổi vào ép hoặc xay nhuyễn lấy nước.
- Đổ hỗn hợp ra cốc, thêm đường, 2-3 lát chanh để ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá và thưởng thức.
3.3. Nước ép cóc mật ong
Với những ai không thích đường hay có các bệnh lý liên quan đến tiểu đường có thể tham khảo cách làm nước ép cóc mật ong.
– Nguyên liệu:
- 3 quả cóc
- 2 thìa cafe mật ong
- Nước cốt ¼ quả chanh
- Máy xay, dao, rây lọc
– Cách làm:
- Cóc đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt lấy phần thịt.
- Cho toàn bộ thịt cóc đã sơ chế vào máy ép hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lọc bã qua rây lọc.
- Cho nước ép cóc ra ly, thêm mật ong, chanh vào khuấy đều và thưởng thức.
4. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng nước ép cóc
4.1. Có nên uống nước ép cóc mỗi ngày
Chúng ta đều biết, cái gì nhiều đều không tốt. Việc sử dụng nước ép cóc cũng vậy. Việc lạm dụng thứ nước uống này sẽ mang lại những tác hại khôn lường cho cơ thể. Điển hình nhất là tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, nặng hơn có thể gây ung thư dạ dày.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn chỉ nên dùng nước cóc mỗi tuần 3 lần. Sử dụng khi đã lót bụng hay đã ăn no. Bởi trong nước cóc chứa nhiều axit hại cho thành dạ dày.
Những người có bệnh lý liên quan đến dạ dày, tiêu hóa nên hạn chế sử dụng nước ép từ quả cóc. Nếu uống, hãy pha loãng, thêm chút muối để điều hòa lượng axit.
>>>>>Xem thêm: Tiết lộ công thức đặc biệt cho một giấc ngủ ngon
4.2. Có bầu uống được nước ép quả cóc không?
Nhiều người lo lắng nước ép cóc chua có hại cho cơ thể phụ nữ mang thai. Trên thực tế, các thành phần có trong quả cóc không những giúp mẹ thanh nhiệt, giải độc cơ thể mà còn cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho em bé phát triển.
Không những vậy, trong suốt thai kỳ nếu sử dụng nước ép quả cóc đúng cách mẹ còn có thể giữ cho mình vóc dáng khỏe đẹp. Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu cũng được cải thiện.
Tuy nhiên, việc sử dụng thức uống này cũng cần được kiểm soát. Mẹ chỉ nên sử dụng vừa đủ, tránh lạm dụng để gây hại cho em bé.
4.3. Làm sao để giữ nước ép cóc tươi lâu
Để sử dụng nước ép cóc lâu hơn nhưng vẫn giữ được vị tươi ngon, bạn có thể:
- Đóng chai để vào ngăn mát tủ lạnh.
- Trước khi sử dụng, chế biến nước ép hãy để cóc ở nhiệt độ phòng.
- Nếu không có tủ lạnh, hãy để nước ép ở nơi thoáng mát và sử dụng tối đa trong 2 ngày.
- Nước ép dưa leo: Thức uống Thải độc, giảm cân và đẹp da số 1
- Nước ép cam cà rốt công dụng và cách làm đơn giản tại nhà
Chắc hẳn những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng của nước ép cóc đối với cơ thể. Tuy nhiên, hãy lưu ý cách sử dụng sao cho hợp lý, đúng chuẩn để không gây hại cho cơ thể nhé!
Thường xuyên theo dõi Bloggiamgia.edu.vn mỗi ngày để cập nhật những tin tức bổ ích, những kiến thức khoa học hữu ích cho cuộc sống thêm hoàn hảo, trọn vẹn nhé!