Ngày Đông chí diễn ra vào Thứ Tư, ngày 21 tháng 12 năm 2022. Đây là ngày đầu tiên của mùa đông ở Bắc bán cầu và là ngày có đêm ngắn ngày dài nhất trong năm. Vậy chính xác thì ngày đông chí là ngày gì? Tại sao ngày chí lại quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Ngày đông chí là ngày gì? Ý nghĩa của ngày đông chí? Nên và không nên làm gì trong ngày đông chí
Contents
1. Ngày đông chí là ngày gì?
Ngày đông chí là ngày có nguồn gốc bắt nguồn từ lịch thời xa xưa ở Trung Quốc. Theo như nông lịch của Trung Quốc thì trong một năm sẽ có 4 mùa chính là mùa xuân, hạ, thu, đông và 8 tiết chính là Lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông và đông chí.
Ngày đông chí thường diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 21 hoặc 22 tháng 12 khi bắt đầu kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày mùng 5 hoặc 6 tháng 1 theo các múi giờ Đông Á.
Còn theo thiên học phương Tây, thì ngày đông chí là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc bán cầu và là ngày bắt đầu mùa hè tại Nam bán cầu.
2. Ý nghĩa của ngày đông chí
2.1. Ý nghĩa ngày đông chí trong văn hóa phương Đông
Ngày đông chí ở các nước phương Đông có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chính vì vậy nó cũng được coi là một trong những dịp lễ quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt với người Hoa. Theo lịch sử Trung Quốc thì vào ngày này, vua chúa sẽ mở tiệc trong vòng 5 ngày và các gia đình dân thường thì sẽ quây quần bên nhau ăn uống và múa hát.
Bên cạnh đó thì ngày đông chí cũng là một cột mốc quan trọng để xác định ngày tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận trong âm lịch của Trung Quốc. Hiện nay, nhiều người vẫn không rõ qua Đông chí sẽ là tháng mấy âm. Và câu trả lời là qua đông chí thì chúng ta sẽ bắt đầu bước vào tháng cuối cùng của năm, hay còn gọi là tháng chạp.
Hiện nay, nhiều phong tục tập quán trong ngày đông chí đã được giản lược và một số ít địa phương vẫn còn tổ chức lễ hội vào ngày này. Hoạt động phổ biến rộng rãi nhất đó là việc cùng nhau ăn các món ăn cổ truyền. Tại mỗi vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau. Ví dụ với người dân ở miền Bắc Trung Hoa thì họ sẽ ăn bánh bao hấp, hoành thánh. Còn người dân ở miền Nam sẽ ăn món thang viên hay còn gọi là bánh trôi nước.
Theo phong thủy thì ngày đông chí ứng với quẻ Phục trong kinh dịch. Do vậy, lúc này dương khí ngày càng trở nên mạnh mẽ và lớn dần lên. “Phục” nghĩa là quay trở về sự hồi sinh, phát triển và vận động, tăng trưởng mạnh mẽ. Ngoài ra, ngày đông chí cũng rơi vào tháng hành Thủy cực kỳ vượng nên những người sinh vào tiết đông chí thường có trí tuệ thông minh, kiến thức uyên bác.
Tại Việt Nam thì ngày đông chí không phải là ngày quá đặc biệt trong năm nhưng vào ngày này ở một số gia đình vẫn làm lễ cúng ông bà, tổ tiên để cầu một năm an lành và khỏe mạnh. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình có dịp đoàn tụ cùng nhau ăn bữa cơm ấm cúng.
2.2. Ý nghĩa ngày đông chí trong văn hóa phương Tây
Với nhiều nước trên thế giới thì ngày đông chí cũng là một ngày rất đặc biệt và náo nhiệt. Có rất nhiều lễ hội được diễn ra vào ngày này. Đồng thời đây cũng là thời điểm lễ giáng sinh diễn ra. Nên ngày này ở một số nước cũng được xem như dịp tết và được tổ chức rất long trọng. Một số lễ hội có thể kế đến như:
- Lễ hội Yule của người Bắc Âu, Tuton và Celtic. Đây là dịp mà người dân mừng các vị thần Odin, thần Thor và chúa tể Frey trong đêm săn đỉnh điểm của họ.
- Lễ hội Yalda của người Romania để kỷ niệm ngày thoát khỏi bóng tối. Họ sẽ mặc những bộ đồ hình chú gấu và diễu hành trong đêm.
- Lễ hội Saturnalia là lễ hội của người La Mã cổ đại. Đây là ngày mà họ tôn vinh những vị thần nông nghiệp Saturn vì đã ban cho họ thực phẩm.
- Ngày lễ giáng sinh của người theo đạo Thiên Chúa. Họ cho rằng đây là ngày sinh của chúa nhưng điều này không được ghi chép chính xác trong kinh thánh. Họ coi ngày này là ngày lễ lớn nhất trong năm. Để chúc mừng thì các gia đình và người thân cùng dùng bữa với nhau và tặng cho nhau những món quà theo nghi lễ ngoại đạo. Trong dịp này thì mỗi gia đình sẽ đều có một cây thông noel cùng ngôi sao vàng trên đỉnh để cầu nguyện những điều tốt lành nhất sẽ đến với gia đình của mình.
3. Những việc nên và không nên làm trong ngày đông chí
3.1. Những việc nên làm
- Ăn chè trôi nước
Tục lễ ăn chè trôi nước thường gặp ở miền Nam Trung Quốc. Việc ăn chè trôi nước như một cách để tạo vận may cho các thành viên trong gia đình. Mọi người sẽ cùng quây quần với nhau để nặn bánh và cùng thưởng thức.
Các viên bánh màu đỏ hay hồng như tượng trưng cho tình duyên và màu trắng tượng trưng cho nhân duyên. Bên cạnh đó, theo dân gian thì bạn nên ăn bát chè với số viên chè chẵn để tránh gặp vận hạn.
- Mua sắm quần áo và giày dép mới
Điều này giúp cho con cái và cha mẹ thêm phần gắn kết tình yêu thương, chuyện trong gia đình ấm no, hòa thuận và phúc khí khởi sắc hơn.
- Thờ cúng ông bà, tổ tiên
Đông chí là thời điểm mà dương khí mạnh nhất nên việc thờ cúng các vị thần trên trời sẽ tạo vận may cho gia đình của gia chủ. Ngoài ra, việc làm lễ thờ cúng tổ tiên cũng sẽ được ông bà, tổ tiên phù hộ và che chở mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
3.2. Những việc không nên làm trong ngày đông chí
- Tránh kết hôn
Tiết đông chí là khoảng thời gian mà vũ trụ đang thay đổi theo thiên văn học. Đây cũng là thời điểm mà âm khí và dương khí trong trạng thái hỗn loạn. Do vậy, kết hôn trong ngày này sẽ không gặp được may mắn, vợ chồng dễ xảy ra lục đục và cãi nhau.
Tìm hiểu thêm: Cây nắp ấm: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc chi tiết
- Tránh quan hệ nam nữ
Đông chí là thời điểm dương thịnh âm suy. Theo dân gian thì nam là dương và nữ là âm nên khi quan hệ phần dương sẽ mạnh hơn phần âm và khiến cho việc quan hệ không được suôn sẻ. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều tới tài khí và tinh thần của cả hai người.
- Tránh cãi nhau
Cãi nhau trong thời điểm dương khí đang bắt đầu đạt cực thịnh sẽ khiến hòa khí trong gia đình bị ảnh hưởng rất xấu. Gia đình cãi nhau sẽ làm cho tình cảm dễ sứt mẻ và khó có thể vun đắp, làm lành lại được.
- Tránh đi du lịch
Vào ngày đông chí có đặc điểm là ngày ngắn và đêm dài. Khi đi du lịch thời điểm này, bạn sẽ dễ gặp phải những điểm xui vào ban đêm nếu như đi du lịch xa. Vì vậy, điều quan trọng trong ngày này là bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để bắt đầu cho những thời khắc mới.
4. Lưu ý trong ngày đông chí
Ngày đông chí ở Việt Nam đánh dấu thời điểm giữa mùa đông nên đây cũng là lúc mà nhiệt độ xuống thấp nhất khiến cho nhiều người dễ bị ốm, hay gặp các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, dưới đây sẽ là một số cách giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe để thích nghi với thời tiết trong giai đoạn này.
4.1. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin c và canxi
Để có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể và chống lại cảm cúm thì bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C và canxi. Ví dụ như cam, chanh, bưởi, sữa, cá, tôm,…trong thực đơn mỗi ngày.
Cần ăn thực phẩm nóng, đã nấu kỹ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Lưu ý rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn trên tay.
4.2. Tắm đúng cách
Trong mùa đông lạnh giá, không nên tắm bằng nước quá lạnh cũng như nước quá nóng. Và chỉ nên tắm không quá 5-10 phút để tránh làm da bị khô, nứt nẻ. Đồng thời, bạn nên lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ.
4.3. Tập thể dục
Nếu trong mùa hè, bạn có thói quen dậy sớm tập thể dục thì vào mùa đông, cũng như thời điểm này thì không nên dậy quá sớm. Vì lúc này sương giá vẫn còn và sẽ không tốt cho sức khỏe.
Trước khi tập, bạn nên khởi động kỹ và kéo dài thời gian hơn cũng như tăng cường độ tập từ từ để theo dõi kết quả tập luyện.
4.4. Uống đủ nước và giữ ấm cho cơ thể
Với mỗi người sẽ có một khối lượng nước đủ cho mỗi ngày. Và trung bình uống 2 lít nước 1 ngày sẽ giúp cơ thể đủ nước, khỏe mạnh, và duy trì được độ ẩm trên da.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa tên Đức Anh là gì và cuộc đời con sẽ ra sao?
Bên cạnh đó, để ngăn các bệnh về đường hô hấp thì bạn nên giữ ấm vùng cổ, mũi và ngực bằng cách mặc áo ấm, choàng khăn.
Đọc thêm: 9 cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá
5. Kết luận
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “Ngày đông chí là ngày gì?”. Ngày đông chí thường diễn ra vào ngày 20, 21 hoặc 22 tháng 6 hàng năm. Nó như một ngày để bắt đầu cho một mùa đông lạnh giá.