Như chúng ta đã biết, giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khoẻ của tất cả mọi người, đặc biệt đối với trẻ em lại càng quan trọng hơn. Tuy nhiên, hiện nay đại đa số các bậc cha mẹ vì nhiều lý do khác nhau mà chưa thể chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đúng cách, phù hợp với từng lứa tuổi, dẫn đến trẻ không có thói quen đi ngủ lành mạnh, đúng giờ giấc.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách thiết lập thói quen ngủ khoa học cho trẻ độ tuổi đi học
“Hướng dẫn trẻ độ tuổi đi học thiết lập thói quen ngủ khoa học” là một trong những từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội trong thời điểm hiện nay. Điều này cũng rất dễ hiểu thôi, vì đây là mối quan tâm của hầu hết các bậc cha mẹ. Bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn biết cách thiết lập thói quen ngủ khoa học cho trẻ độ tuổi đi học, mời các bạn tiếp tục theo dõi để có được kiến thức bổ ích nhé.
Contents
1. Tác hại của thói quen đi ngủ không lành mạnh ở trẻ đang độ tuổi đi học
Nhiều nghiên cứu khoa học và theo dõi trẻ trong độ tuổi đã chỉ ra rằng, đa số trẻ trong độ tuổi đi học đều không có thói quen ngủ lành mạnh, ngủ không đúng giờ giấc và dẫn đến bị thiếu ngủ, từ đó mang lại rất nhiều hệ luỵ.
Sau đây là một số tác hại do thiếu ngủ vì đi ngủ không đúng giờ giấc ở trẻ đang trong độ tuổi đi học.
1.1.Giảm khả năng tập trung, học tập kém hơn
Khi một đưa trẻ bị thiếu ngủ hoặc giấc ngủ bị rối loạn do ngủ không đúng giờ giấc thì khả năng tập trung trong học tập, cũng như các hoạt động khác ngày hôm sau sẽ kém đi. Bên cạnh đó, trí nhớ của trẻ cũng bị suy giảm đáng kể do luồng thông tin về ký ức sẽ bị hạn chế di chuyển về phí vỏ não phía trước. Vì vậy, khả năng tiếp thu và kết quả học tập của trẻ sẽ bị suy giảm đáng kể.
Ngoài ra, đối với những trẻ em thiếu ngủ thì khả năng vận động và phản ứng của cơ thể còn bị suy giảm, bơi lúc nào cơ thể cũng ở trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng để hoạt động.
1.2. Rối loạn cảm xúc
Theo nghiên cứu của Đại học California Hoa Kỳ, khi trẻ bị thiếu ngủ thường xuyên có thể ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của một đứa trẻ. Lúc này trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoặc biểu lộ cảm xúc của bản thân. Đây chính là tình trang rối loạn cảm xúc ở trẻ.
Một số biểu hiện của trẻ rối loạn cảm xúc do thiếu ngủ như: Dễ cáu gắt, lo âu, khóc cười thường xuyên,…vv.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng này xảy ra quá lâu nhưng cha mẹ không biết thì trẻ sẽ có nguy cơ cao bị trầm cảm hoặc có các hành vi bạo lực, bắt nạt các bạn.
1.3.Thói quen đi ngủ không lành mạnh có thể làm tăng cân, béo phì ở trẻ
Đã có rất nhiều các nghiên cứu khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, nếu trẻ không có thói quen đi ngủ lành mạnh, ngủ không đủ giấc thì sẽ có nguy cơ cao bị tăng cân, béo phì. Đặc biệt, đối với những trẻ ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày thì nguy này sẽ cao hơn. Điều này không chỉ riêng mình trẻ em mà đối với những người trưởng thành cũng vậy.
Khi bạn thiếu ngủ thì các hormone đảm nhiệm vai trò kiểm soát khẩu vị và phân hủy glucose sẽ bị thay đổi, từ đó sẽ làm cơ thể dễ bị tăng cân hơn.
1.4.Trẻ có nguy cơ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý và dễ bị cảm lạnh
Hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ em mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD. Khi trẻ mắc hội chứng này sẽ khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ, thiếu tập trung, hay quên nhiệm vụ và không chịu nghe lời cha mẹ.
Quan trọng hơn là hội chứng này thường gặp phải ở những đứa trẻ hay bị thiếu ngủ, đi ngủ không có giờ giấc cố định.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng, những đứa trẻ thiếu ngủ thường dễ bị cảm lạnh hơn trẻ ngủ đủ giấc, có thói quen ngủ khoa học.
Sở dĩ có điều này là vì giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tế bào T. Đây là tế bào miễn dịch có chức năng chống loại các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác từ môi trường bên ngoài.
2. Hướng dẫn cách thiết lập thói quen ngủ khoa học cho trẻ độ tuổi đi học
Đặc điểm của trẻ là càng lớn sẽ càng ngủ ít hơn, cho nên bạn có thể tuỳ vào từng lứa tuổi để thiết lập thói quen ngủ đủ giấc cho trẻ. Cụ thể:
Trẻ từ 6 – 12 tuổi cần 9 -12 tiếng mỗi ngày và trẻ từ 13 – 18 tuổi là 8 – 10 tiếng mỗi ngày.
2.1. Thiết lập thói quen đi ngủ
Điều đầu tiên để tạo một thói quen ngủ lành mạnh cho quen chính thiết lập các thói quen trước khi đi ngủ. Bạn có thể cho con thư giãn bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách. Bạn nên làm những việc này lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ tạo thành một thói quen lành mạnh cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Lý giải nguyên nhân ngủ phòng máy lạnh bị khô họng và cách khắc phục
Bên cạnh đó, cha mẹ nên hạn chế các loại tiếng ồn và ánh sáng quá chói trong phòng ngủ. Nên sử dụng đèn ngủ để ánh sáng mờ hơn, kích thích cơ thể sản xuất hormone ngủ.
Nếu trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể nói chuyện nhẹ nhàng với con để hiểu con hơn và tạo cảm giác gần gũi, quan tâm đến con và giúp con đi ngủ đúng giờ.
2.2. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Bạn nên lựa chọn giờ giấc để con đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả vào ngày cuối tuần.Buổi sáng bạn nên đặt đồng hồ hẹn giờ trong khoảng thời gian đầu tiên và kể cả sau này. Tuy nhiên, nếu con bạn thích ngủ muộn hơn vào cuối tuần, thì có thể châm trước để con thức dậy muộn hơn khoảng 2 giờ so với thời gian thức dậy của các ngày trong tuần. Ví dụ: Nếu thời gian thức dậy của con là 7 giờ sáng trong tuần, thì thời gian thức dậy vào cuối tuần sẽ không muộn hơn 9 giờ sáng.
Bên cạnh đó, cả gia đình cũng nên đi ngủ đúng giờ để noi gương cho trẻ, đến giờ là tắt điện, tắt hết các thiết bị điện tử trong nhà.
2.3. Hạn chế cho trẻ ngủ ngày quá nhiều
Để tối con ngủ ngon và sâu hơn thì các bậc cha mẹ nên hạn chế cho con ngủ ngày quá nhiều. Chỉ nên cho trẻ ngủ trưa một chút để lại năng lượng chứ không nên cho ngủ quá nhiều. Ngủ ngày nhiều thì tối sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn và ngủ muộn hơn. Như vậy sẽ rất khó để thiết lập thói quen ngủ lành mạnh ở trẻ.
2.4. Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ và nhìn đồng hồ trước khi ngủ
Ai cũng hiểu tác hại của các thiết bị di động đối với giấc ngủ ngủ con người. tuy nhiên để hạn chế được điều này thì rất ít bậc cha mẹ làm được.
Bạn không nên cho trẻ sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ, đặc biệt là trong khoảng thời gian thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: 1kg bằng bao nhiêu calo? Hướng dẫn cách tính calo chuẩn để giảm cân
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để đồng hồ cạnh trẻ, vì trẻ có thể xem đồng hồ liên tục, ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào giấc ngủ rồi dẫn đến lo âu về thời gian, như vậy lại càng khó ngủ hơn.
Ngoài ra, để có thể thiết lập thói quen ngủ lành mạnh ở trẻ đang độ tuổi đi học thì các bậc cha mẹ cũng không nên cho con sử dụng các loại thức ăn, nước uống có chứa cafein. Các con nên ăn đủ no, đúng giờ và tham gia nhiều hoạt động thể chất vào ban ngày, như vậy sẽ giúp con dễ dàng ngủ đúng giờ giấc hơn.
Nếu con bạn không thể đi vào giấc ngủ sau khi nằm trên giường trong 20 phút, hãy bảo trẻ ra khỏi giường và làm điều gì đó cho đến khi trẻ cảm thấy buồn ngủ. Có thể con sẽ phải mất đến 2 tuần, thực hiện lặp đi lặp lại các hoạt động ở trên thì mới có kết quả, nên các bạn cần kiên nhẫn nhé.
Giấc ngủ luôn đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và khả năng học tập của trẻ nhỏ. Vì vậy, tạo thói quen ngủ dành cho trẻ đang độ tuổi đi học là điều cần phải làm ngay. Trên đây là Hướng dẫn trẻ độ tuổi đi học thiết lập thói quen ngủ khoa học, lành mạnh. Hy vọng với những thông và kinh nghiệm có trong bài viết này sẽ có ích với các bạn.