Ở Việt Nam, tết Trung thu là dịp lễ quen thuộc và quan trọng của Việt Nam, đặc biệt chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như tết trông trăng, tết thiếu nhi, tết đoàn viên… Giống như tên gọi, đây là dịp để mọi người trở về đoàn viên bên những người thân yêu, trẻ em được vui đùa trong ngày trăng rằm. Bài viết này sẽ gửi đến bạn thông tin tết Trung thu là gì, tết Trung thu năm 2022 tổ chức vào ngày nào cùng những quà tặng ý nghĩa trong dịp tết này!
Bạn đang đọc: Tết Trung thu năm 2024 là ngày nào? Quà tặng ý nghĩa trong dịp tết Trung thu
Contents
1. Tết Trung thu là gì?
Tết Trung thu hay hay còn được gọi là ngày Rằm tháng Tám được tổ chức vào đêm trăng rằm 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, vì đây là ngày mặt trăng sẽ tròn nhất và sáng nhất ở trong năm. Theo truyền thống của người Trung Quốc, lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ chiến công vang dội của cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian người dân đã thu hoạch xung mùa vụ và bắt đầu tổ chức lễ hội, tiêu biểu là lễ hội trăng rằm.
Vào dịp Tết, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên gia đình, thưởng thức chiếc bánh trung thu cùng với tách trà biểu hiện cho sự đoàn viên, sum vầy.
2. Tết Trung thu năm 2022 là ngày nào?
Tết Trung thu năm 2022 là ngày nào? Tết Trung thu năm 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 15/08/2022 theo âm lịch, nhằm thứ 7 ngày 10/9/2022.
Việc nắm rõ lịch Trung thu từ sớm sẽ giúp các cơ sở sắp xếp kế hoạch kinh doanh, sản xuất những ngành hàng liên quan, nhất là đồ chơi, bánh kẹo. Ngoài ra, những địa điểm kinh doanh dịch vụ như khu du lịch, trung tâm thương mại, quán cà phê, khu vui chơi trẻ em sẽ căn cứ theo đó để sắp xếp đón khách chu đáo nhất.
Mọi người cũng chủ động sắp xếp thời gian để trở về bên gia đình, làm mâm phá cỗ và tặng quà cho những người thân yêu.
3. Nguồn gốc tết Trung thu
Theo các nhà khảo cổ học, tết Trung thu tại Việt Nam có từ thời xa xưa và đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Trong văn bia chùa Đọi năm 1121 từ đời nhà Lý, dịp tết này đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê Trịnh, tết Trung thu được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Bên cạnh đấy, cũng có nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời cho ngày tết Trung thu là: Chuyện nhà vua dạo chơi trên cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…
Không chỉ ở Việt Nam, Trung thu còn là dịp lễ lớn ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…
4. Ý nghĩa Tết Trung thu
Vào ngày tết Trung thu, theo phong tục của người Việt, người lớn sẽ chuẩn bị những mâm cúng gồm bánh, trái… để dâng lên cúng tổ tiên và những người đã khuất. Sau đó, gia đình sẽ cùng nhau quây quần phá cỗ và thưởng trăng.
Người Việt thường mượn ngày này để bày tỏ lòng thành kính đến ông bà, bố mẹ bằng những món quà cùng những lời hỏi thăm.
Ngày này cũng được xem là Tết thiếu nhi, trẻ em ở khắp các vùng miền trong cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè, thầy cô.
Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa, tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm tranh tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Theo đó, nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tơ tằm, ngược lại nếu trăng thu mùa xanh hay lục thì năm đó sẽ xảy ra thiên tai, nếu trăng thu có màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
4. Những tên gọi khác của ngày tết Trung thu
Chúng ta thường biết đến các tên gọi khác của tết Trung thu là tết trông trăng, tết đoàn viên, tết thiếu nhi… nhưng liệu bạn đã hiểu tường tận ý nghĩa của các tên gọi này?
4.1. Ý nghĩa của tên gọi tết đoàn viên
Tết đoàn viên là tên gọi thường được sử dụng phổ biến “Tết Trung thu”, tên này sẽ được đặt dựa trên nội hàm của ngày lễ, nghĩa là vào dịp lễ này, thành viên trong một gia đình sẽ quay về bên ông bà cha mẹ để tận hưởng không khí yên bình của những ngày tết Trung thu, bên mâm cỗ đầy bánh trái cùng với tiếng vui chơi nô đùa của trẻ em.
4.2. Ý nghĩa của tên gọi tết Thiếu nhi
Giống với ngày Quốc tế Thiếu nhi (1 tháng 6), tết Trung thu là dịp để trẻ em vui chơi thỏa sức với nhiều hoạt động ý nghĩa. Vào dịp này, trẻ em sẽ được tham gia tiết mục văn nghệ trong đêm hội trăng rằm, chơi các trò chơi dân gian, xem múa lân, múa rồng, rước đèn lồng.
4.3. Ý nghĩa của tên gọi tết trông trăng
Tết trông trăng có vẻ là tên gọi ít được sử dụng ở những thành phố lớn bởi tên gọi này thường dùng để nói về hoạt động ngắm trăng ở vùng quê, nơi có ánh trăng soi rọi có thể nhìn thấy ở bất kỳ chỗ nào. Ngày rằm tháng tám là thời gian trăng tròn nhất, mọi người trong gia đình thường sẽ quây quần bên nhau để trông trăng, tâm tình và phá cỗ.
Hơn nữa, tên gọi tết trông trăng xuất hiện theo phong tục dân gian, bởi vào ngày này, mọi người thường bày biện mâm cỗ với nhiều loại trái cây, trang trí thành nhiều hình dáng đẹp mắt như chú chó bông bằng bưởi… Trong đó, món bánh quan trọng không thể thiếu đó chính là bánh trung thu.
Tìm hiểu thêm: Màu đỏ phối với màu gì? 10+ cách phối đồ với màu đỏ mà bạn không nên bỏ qua
4.3. Ý nghĩa tên gọi của tết hoa đăng
Ở Trung Quốc, thả hoa đăng là một trong những hoạt động thường niên được diễn ra trong ngày tết Trung thu. Vào thời gian này, người dân không chỉ treo đèn lồng ở trước nhà mà sẽ thả các loại lồng đèn hình dáng hoa đăng, bên trong sẽ ghi ước nguyện cùng với ngọn nến thắp sáp và thả trôi trên dòng sông.
Ngược lại, ở một số địa điểm sẽ thả hoa đăng lên không trung với mong ước cùng lời cầu nguyện sẽ chạm đến vị thần tiên.
Tại Việt Nam, tên gọi tên hoa đăng không thực sự phổ biến, song một số địa phương vẫn tổ chức hoạt động thả hoa đăng ở trên mặt hồ hoặc sông nên thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Tựu trung lại, tết Trung thu là một ngày lễ giàu ý nghĩa văn hoá trong đời sống của người Việt. Mặc dù cho đến ngày nay, việc chào đón ngày Tết cũng được đơn giản hoá nhưng thực tế những hoạt động vui chơi và ý nghĩa trong ngày này vẫn giữ nguyên vẹn gía trị, đóng góp to lớn vào đời sống văn hoá của Việt Nam.
5. Quà tặng trong dịp tết Trung thu
Trong ngày rằm tháng 8 này, bên cạnh rước đèn, bày mâm cỗ… thì bạn hoàn toạn có thể tặng quà cho những người thân yêu để tăng thêm không khí đầm ấm, vui vẻ trong dịp lễ truyền thống này.
5.1. Bánh trung thu
Trung thu là tết Đoàn viên, là ngày mà những thành viên trong gia đình sum họp bên nhau. Vì vậy, mâm cỗ gia đình trong dịp lễ này sẽ không thể thiếu đi bánh trung thu. Chiếc bánh tròn đầy cùng với hoa văn sắc sảo mang ý nghĩa cầu mong một cuộc sống trọn vẹn, ấm áp và viên mãn.
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại bánh trung thu như trà xanh, khoai môn, đậu đỏ… rất hấp dẫn. Bạn có thể chọn nhiều mùi vị tạo thành set bánh để tặng cho người thân, bạn bè và đối tác khách hàng.
Ngoài ra, nếu bạn gái có dịp ra mắt nhà bạn trai vào dịp Trung thu này thì set bánh trung thu sẽ rất phù hợp để bạn ghi điểm trong mắt nhà trai đấy!
5.2. Tặng trà làm quà Trung thu
Trà làm quà tặng trong Trung thu cũng có rất nhiều lựa chọn như trà truyền thống, trà hoa quả, trà thảo mộc… Bạn có thể lựa chọn một hộp quà sang trọng đi kèm với túi giấy xách tay đẹp mắt để làm quà tặng cho những người thân yêu.
5.3. Bộ ấm trà đạo
Trên thực tế, dù ở bất kỳ thời đại nào thì nhu cầu thưởng thức hương vị xưa cũ vẫn chưa hề mai một. Và một bộ ấm trà đạo sẽ góp phần hoàn thiện bữa tiệc trà, thưởng bánh trong đêm trăng rằm đấy.
5.4. Lồng đèn hoặc đồ chơi Trung thu
Những chiếc mặt nạ hoá trang hay chiếc đèn lồng sẽ khiến các em nhỏ thích thú hơn rất nhiều. Hoặc ba mẹ cũng có thể lưu ý đến mong muốn và sở thích của con trẻ để chọn quà ý nghĩa cho các bé.
Bên cạnh đó, nhằm góp phần gắn kết gia đình và xây dựng kỹ năng cho trẻ, cha mẹ có thể cùng bé làm đèn lòng tại nhà. Con sẽ học được cách điều khiển bàn tay khéo léo hơn cũng như tăng cường khả năng tìm tòi và học hỏi.
5.5. Tặng nệm và phụ kiện giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khoẻ và phục hồi năng lượng cho cơ thể sau ngày dài hoạt động. Trên thực tế cũng có rất nhiều về việc sử dụng những loại nệm dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy, khiến cơ thể uể oải mỗi khi thức dậy. Do đó, nhân dịp Trung thu này, bạn có thể tặng người thân yêu một chiếc nệm cùng các phụ kiện giấc ngủ để chăm sóc người thân từ trong giấc ngủ.
Trong đó, một số loại nệm được làm từ chất liệu cao su thiên nhiên với độ dẻo dai và đàn hồi tốt sẽ hỗ trợ nâng đỡ đường cong cột sống của cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất. Người nằm sẽ không có cảm giác bị lún và giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Màu be là gì? Một số nguyên tắc phối đồ với màu be mà bạn nên biết
Dưới đây là một số loại nệm cao su đang được yêu thích tại Bloggiamgia.edu.vn:
- Nệm cao su Gummi Classic
- Nệm cao su Kim Cương Happy Gold
- Nệm cao su Liên Á Classic
Bên cạnh chất liệu cao su thiên nhiên, nệm Foam và nệm lò xo cũng là sản phẩm cao cấp mang đến sự mềm mại, êm ái, giúp người nằm dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ. Mời bạn tham khảo chi tiết tại: https://vuanem.com
Trên đây là những thông tin hữu ích về tết Trung thu năm 2022 là ngày nào mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có kế hoạch tổ chức Trung thu hoàn hảo cho mình và người thân yêu!