Một trong các phương pháp giảm cân đang được rất nhiều người áp dụng đó là ăn thô. Vậy ăn thô là gì? Ăn thô liệu có tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân thực sự không? Trong quá trình ăn thô cần phải lưu ý điều gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc này!
Bạn đang đọc: Ăn thô là gì? Ăn thô có tốt không?
Contents
1. Ăn thô là gì?
Mặc dù nhiều người đã nghe tới ăn thô nhưng thực tế lại không hiểu ăn thô là gì? Ăn thô là một chế độ ăn uống mà trong thực đơn sẽ gồm các thực phẩm thô, tức là thực phẩm chưa chế biến, chưa nấu chín. Các thực phẩm trong thực đơn ăn thô thường chỉ được ép nước, xay sinh tố, sấy, phơi khô hoặc ngâm chua, muối chua, cho lên men.
Mục đích của việc ăn thô là để có thể ăn thực phẩm ở trạng thái tự nhiên nhất, giữ lại nguyên các hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Tránh không để quá trình chế biến, đun nóng khiến cấu trúc, hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm bị thay đổi.
2. Các loại ăn thô
Trong ăn thô cũng có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể:
- Chế độ ăn thô thuần chay – Raw vegan diet: Đây là loại hình ăn thô phổ biến, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Chế độ ăn thô này có sự hạn chế đối với việc lựa chọn thực phẩm. Các thực phẩm ăn phải thuần chay, không có nguồn gốc từ động vật
- Chế độ ăn thô chay – Raw vegetarian diet: Tương tự các chế độ ăn chay khác, ăn thô chay trong thực đơn sẽ không có sự xuất hiện của thịt, cá, gia cầm nhưng có thể sử dụng trứng và các sản phẩm từ sữa
- Chế độ ăn tạp thô – Raw omnivorous diet: Đây là chế độ ăn chay thoải mái nhất. Có thể sử dụng mọi loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật lẫn động vật nhưng phải đảm bảo chưa qua chế biến
3. Các thực phẩm nên và không nên có trong thực đơn ăn thô là gì?
3.1. Các thực phẩm nên ăn
Như đã chia sẻ trong phần ăn thô là gì thì thực phẩm trong thực đơn ăn thô sẽ không được nấu chín mà chủ yếu là ăn sống để thực phẩm ở trạng thái tự nhiên, giữ được nguyên hàm lượng dinh dưỡng và cấu trúc. Nếu muốn bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật chế biến thực phẩm đơn giản như phơi khô, sấy, lên men, nảy mầm,…
Trong thực đơn ăn thô thường sẽ có các loại thực phẩm sau:
- Trái cây tươi, khô
- Rau củ tươi, khô
- Nước ép (trái cây, rau củ)
- Các loại hạt
- Các loại đậu
- Rong biển
- Đậu nảy mầm
- Chất béo và dầu từ quả bơ, dầu dừa thô, dầu hạt lanh thô, dầu oliu ép lạnh,…
- Thịt cá sống
- Trứng
- Sữa tươi
- Thực phẩm lên men: Rau củ muối chua, kim chi, kefir, sữa chua,…
- Đường tự nhiên: Mật ong, mật hoa,…
3.2. Các thực phẩm không nên ăn
Một số loại thực phẩm nên hạn chế, thậm chí là không nên ăn khi thực hiện chế độ ăn thô là:
- Muối
- Dầu, chất béo tinh luyện
- Bột mì tinh luyện
- Thực phẩm đã qua chế biến, nấu chín
- Mì ống, bún, miến,…
- Cafe
- Trà
- Rượu, bia
4. Ăn thô có tốt không?
Không chỉ thắc mắc ăn thô là gì mà nhiều người còn đặt ra nghi vấn rằng ăn thô liệu có thực sự tốt không? Trong chế độ ăn thô thường sẽ xuất hiện nhiều loại trái cây, rau quả. Đây là nguồn thực phẩm tự nhiên và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn thô có thể tốt với nhiều người nhưng với một số người thì không nên ăn thô, nhất là người có bệnh tim.
Tìm hiểu thêm: Cách làm nước ép cà chua giảm cân đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
4.1. Lợi ích của việc ăn thô
Khi thực hiện chế độ ăn thô bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Lợi ích khi ăn thô: Ít đường
Khi ăn thô, lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ giảm xuống. Đường mà cơ thể nhận được khi này chủ yếu là đường tự nhiên từ các thực phẩm, đặc biệt là trái cây. Nhờ đó mà hạn chế được việc tiêu thụ đường, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan tới tim mạch, béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ.
- Lợi ích khi ăn thô: Giàu chất xơ
Thực phẩm chính trong thực đơn ăn thô là trái cây, rau củ. Trong các thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn chất xơ, có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Đột quỵ, bệnh tim, tăng huyết áp và một số bệnh ung thư.
- Lợi ích khi ăn thô: Ít natri (muối)
Muối là một trong các thực phẩm không nên ăn trong quá trình ăn thô. Lượng muối nạp vào cơ thể chủ yếu là muối tự nhiên, có trong thực phẩm và hàm lượng không đáng kể. Nhờ vậy mà có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Thận mãn tính, tăng huyết áp và suy tim.
- Lợi ích khi ăn thô thuần chay
Khi ăn thô thuần chay có thể giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp tốt hơn. Ngoài ra còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đặc biệt, với những ai đang muốn giảm cân thì ăn thô thuần chay sẽ là một biện pháp tuyệt vời bởi:
- Thực đơn chủ yếu là rau xanh, trái cây nên cung cấp ít calo
- Hàm lượng chất xơ lớn nên cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều calo
4.2. Hạn chế của chế độ ăn thô
Tuy nhiên, ăn thô cũng có những hạn chế nhất định và bạn cần nắm được điều này trước khi quyết định có nên ăn thô không:
- Thiếu hụt dinh dưỡng
Việc ăn thô thuần chay trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Cụ thể, khi chế độ ăn lâu dài không có thịt, cá, trứng, sữa có thể khiến cơ thể không được nhận đầy đủ: Sắt, i-ốt, vitamin B12, vitamin D, chất vôi, chất đạm.
Theo một nguyên cứu, có tới 38% số người ăn thô trong thời gian dài bị thiếu vitamin B12. Từ đó dẫn tới hiện tượng viêm lưỡi, loét miệng, vàng da, sa sút trí tuệ, giảm thị lực,…
- Tăng nguy cơ ngộ độc
Khi tìm hiểu ăn thô là gì chắc hẳn bạn đã biết khi ăn thô chủ yếu là ăn thực phẩm khi còn sống, chưa được qua nấu chín. Cũng vì vậy mà nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn. Do đó, quá trình sơ chế thực phẩm cần phải được làm kĩ càng và nên chọn mua thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
5. Một số lưu ý khi ăn thô
Trước khi bắt đầu thực hiện chế độ ăn thô có một vài lưu ý quan trọng sau mà bạn cần phải nắm được:
- Ăn thô có thể xảy ra rủi ro:
Sữa tươi: Sữa trong thực đơn ăn thô là sữa tươi chứ không phải sữa đóng hộp đã qua tiệt trùng. Trong sữa tươi có thể còn chứa các vi trùng nguy hiểm như Salmonella, E. coli và Listeria. Vì vậy, khi ăn thô bạn nên kết hợp sữa, phomat cùng các sản phẩm từ sữa khác đã qua tiệt trùng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh
Chọn trứng tiệt trùng hoặc đã nấu chín: Mặc dù trong chế độ ăn thô khuyến khích ăn thực phẩm sống nhưng với trứng bạn nên chọn trứng đã qua tiệt trùng hoặc nấu chín để tránh bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella
Thịt, cá sống: Trong các thực phẩm này cũng có thể chứa các vi khuẩn khi còn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu ở nhiệt độ tối thiểu để tiêu diệt vi khuẩn
- Không phải ai cũng có thể ăn thô:
Ăn thô không phải chế độ ăn phù hợp với tất cả mọi người. Phụ nữ mang thai, bệnh nhân, người mới phẫu thuật, sắp phẫu thuật, trẻ em,… đều không nên áp dụng chế độ ăn thô.
>>>>>Xem thêm: Bảng calo đồ ăn vặt và gợi ý các món ăn vặt tốt cho sức khỏe
- Không nên ăn thô trong thời gian dài
Mặc dù ăn thô có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên áp dụng chế độ ăn thô trong thời gian dài vì điều này có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt một số dưỡng chất. Bạn chỉ nên ăn thô trong thời gian ngắn để thải độc và giảm cân cũng như nhận được những lợi ích tốt cho cơ thể.
- Có thể áp dụng một số cách chế biến thực phẩm để bảo toàn dinh dưỡng
Việc chiên, nướng, luộc thực phẩm ở nhiệt độ quá cao có thể làm biến đổi cấu trúc và phá hủy một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Thậm chí còn tạo ra độc tố. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chế biến đơn giản như: Nấu chậm, hấp, xào, nấu bằng nồi áp suất, lò vi sóng,… để hạn chế tình trạng này.
Áp dụng một số cách chế biến thực phẩm để bảo toàn dinh dưỡng
Chia sẻ thực đơn ăn thô cho người mới bắt đầu đảm bảo dinh dưỡng
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho những ai đang thắc mắc ăn thô là gì và liệu có tốt không. Có thể thấy, ăn thô mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Vì vậy, cần tìm hiểu kĩ càng trước khi quyết định ăn thô.
Tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/raw-vegan-diet