Vải Tafta là một loại chất liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Loại vải này có nhiều ưu điểm ấn tượng như giữ form dáng tốt, nhiều hoa văn sang trọng, phản chiếu ánh sáng tốt và giá thành phải chăng. Vậy vải Tafta có nguồn gốc từ đâu? Ưu điểm và hạn chế của chất liệu Tafta là gì? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Vải Tafta là gì? Đánh giá chi tiết loại vải này và cách phân biệt
Contents
1. Vải Tafta là gì?
Vải Tafta (hay còn gọi là Taffeta) là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm, sợi bông và một số loại sợi nhân tạo khác. Trong đó, từ Taffeta được dịch nghĩa là dệt xoắn. Đến hiện tại, vẫn chưa có ai xác định được thời gian ra đời chính xác của loại vải này. Thực tế, vải Tafta đã được sử dụng tại Ba Tư và Ấn Độ từ thế kỷ 15 và sau này được lan truyền rộng rãi khắp thế giới.
Vải Tafta không phải là vải lụa dù có thể được làm từ sợi tơ tằm. Loại vải này có độ cứng khác biệt với loại vải lụa mịn, mỏng, mềm mại thường thấy. Ban đầu, nguyên liệu sản xuất vải Tafta là tơ lụa tự nhiên. Đến thế kỷ 20, sự ra đời của sợi tổng hợp đã khiến cho loại vải này có nhiều phiên bản cải tiến làm từ polyester.
Được đánh giá là chất liệu cao cấp, vải Tafta sở hữu khả năng duy trì hình dạng vượt trội, ít bị biến dạng khi có người mặc vào. Bên cạnh đó, bề mặt vải còn có độ phản chiếu ánh sáng tốt, tạo hiệu ứng óng ánh khi di chuyển dưới ánh nắng.
Trong đời sống, vải Tafta được ứng dụng vào việc may trang phục, rèm cửa, lớp lót hay thậm chí là áo nịt ngực. Vải mịn, trơn, bóng, phom đứng và không rủ, tạo cảm giác sang trọng, mát mẻ khi sử dụng.
2. Các thành phần của vải Tafta
Tương tự như các loại vải khác, Tafta có thể được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc nhân tạo.
- Sản xuất vải Tafta từ tơ tằm và sợi bông: Thời gian đầu, vải Tafta được làm từ các chất liệu này nên có giá thành khá cao, chỉ phù hợp sử dụng trong các gia đình quý tộc, triều đình, nhà giàu.
- Sản xuất vải Tafta từ chất tổng hợp: Khi công nghệ phát triển, con người tạo ra hàng loại các chất liệu giá rẻ khác để dệt vải Tafta như cotton, viscose nhân tạo, polyester…
3. Đánh giá chi tiết vải Tafta
3.1 Ưu điểm của vải Tafta
- Bề mặt vải không nhăn, giữ phom dáng tốt: vải Tafta có khả năng giữ cho bề mặt không bị nhăn nhúm khi có người mặc vào, giữ được phom dáng chuẩn mà các nhà thiết kế mong muốn. Nhờ đó, người dùng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian để làm phẳng quần áo.
- Đa dạng màu sắc, hoa văn: vải dễ được nhuộm các màu sắc phong phú. Với ưu điểm này, khách hàng có thể thoải mái chọn lựa các thiết kế phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.
- Phản chiếu ánh sáng tốt: vải Tafta có độ bóng mờ nhẹ trên bề mặt nên dễ dàng phản xạ ánh sáng, tạo hiệu ứng lung linh và làm nổi bật các họa tiết trên vải.
- Dễ vệ sinh: loại vải này khó bị bám bụi nên việc vệ sinh sẽ vô cùng đơn giản. Bạn không cần bỏ ra quá nhiều thời gian hay sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để giặt sạch vải tafta.
- Giá giá thành rẻ: do được sản xuất từ các sợi tổng hợp, giá thành của một tấm vải Tafta cũng trở nên rẻ hơn trước khi. Nhờ đó, phần lớn người tiêu dùng Việt đều có thể dễ dàng mua được loại vải này.
- Vải mềm mại vượt trội: chất liệu vải Tafta có bề mặt mềm mịn nhưng vẫn rất dày dặn, không dê bị mục. Vải không gặp tình trạng bám vào da người mặt nên tạo cảm giác vô cùng thoải mái khi người dùng di chuyển,
- Bề mặt vải mềm mịn, bóng bẩy: vải có bề mặt trang trọng, thích hợp để được sử dụng như một loại lụa đắt tiền
- Công nghệ đã phát triển giúp cho việc sản xuất loại vải này đã nhiều hơn và đồng thời làm cho giá thành cũng đã được hạ xuống đáng kể. Ngày nay đa phần ai ai cũng có thể sử dụng loại vải này.
- Giữ form tốt: Tafta có độ bóng cứng, giúp định hình phom dáng và phù hợp với nhiều dáng người. Vải được tạo từ những loại sợi kết chặt, có cấu trúc nên giữ form cực tốt, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục kiểm toán là gì? Các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết?
3.2 Hạn chế của vải Tafta
Bên cạnh các ưu điểm đáng kể, loại vải Tafta này vẫn có một vài hạn chế cần được lưu ý:
- Do được làm từ các sợi xoắn chặt với nhau một số mẫu vải sẽ bị mỏng, dễ bị nhìn thấy nội y bên trong.
- Khi cọ xát, vải tafta xuất hiện những tiếng sột soạt nhẹ do cọ xát vào nhau. Điều này có thể khiến một vài người khó chịu.
- Theo từng loại nguyên liệu tạo ra Tafta, vải sẽ có bề mặt và chất lượng riêng biệt.
- Vải rất nhẹ, không thấp thụ độ ẩm, khó giữ nhiệt nên dễ khiến người mặc cảm thấy nóng.
4. Phân biệt các loại vải Tafta trên thị trường
Tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu chính sản xuất vải tafta mà chúng được chia thành các loại cơ bản như sau:
- Tafta lụa: loại vải được sản xuất từ lụa, có giá thành cao
- Taffeta tổng hợp: được làm từ các vật liệu tổng hợp như polyester, rayon, acetate…. Vải có giá thành thấp và được bán phổ biến trên thị trường.
- Taffeta nhuộm sợi: vải được nhuộm trước khi dệt nên thành phẩm sẽ được in sắc nét, bề mặt vải cứng, chất lượng cao.
- Moire taffeta: loại vải này là họa tiết hình chim gợn sóng.
- Tafta nhuộm mảnh: vải được nhuộm sau khi dệt điều này khiến vải thành phẩm trở nên mềm mại hơn.
- Tafta cổ: là loại vải có bề mặt rất cứng. Tuy nhiên, vải vẫn có các cục sợi mềm với khoảng cách đều nhau.
- Shot silk tafta (chiné hoặc Pompadour taffeta): loại vải taffeta này được ngươi thợ dệt các sợi chỉ có màu sắc khác nhau theo hàng ngang và dọc. Nhờ đó, vải có vẻ đẹp óng ánh, có thể xuất hiện các màu sắc theo các góc độ khác nhau. Loại vải này có thể được làm từ polyester hoặc lụa.
- Vải giấy tafta: Loại vải này được dệt từ sợi tơ tằm hoặc sợi polyester siêu mỏng nên bề mặt vải có độ mỏng vượt trội và vô cùng sắc nét.
>>>>>Xem thêm: ‘Khai quật’ 22 đặc sản Lý Sơn nhất định phải thử một lần
5. Lưu ý cơ bản khi sử dụng vải tafta
Để sử dụng các sản phẩm làm từ vải tafta luôn bền đẹp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vải nên được giặt bằng nước lạnh hoặc giặt khô. Với loại vải làm từ sợi tổng hợp, bạn có thể tự giặt tại nhà.
- Không dùng nước nóng giặt đồ may từ vải tafta vì có thể khiến thuốc nhuộm bị ra màu.
- Chỉ nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để giặt.
- Không vắt hoặc xoắn mạnh quần áo vì có thể làm mất phom dáng vốn có.
- Phơi vải tafta ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Chỉ nên sử dụng bàn ủi ở nhiệt độ thấp để làm phẳng vải.
- Hạn chế mặc vải tafta nếu bạn là người thường xuyên lao động ngoài trời. Vải không thấm hút mồ môi sẽ khiến bản nóng nực và khó chịu.
- Khi may quần áo, bạn cần lấy số đo chính xác vì loại vải tafta này không co giãn.
Trên đây là tất cả thông tin giải đáp về vải tafta trên thị trường hiện nay. Với những ưu điểm và hạn chế nhất định, loại vải này vẫn xứng đáng được cân nhắc sử dụng trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin bổ ích dành cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc.