Canvas là gì? Loại vải này có đặc tính nổi bật gì mà hot đến vậy?

Rate this post

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường nghe đến loại vải canvas được dùng để may túi, may gối… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết canvas là gì, công dụng và ưu điểm của loại chất liệu này ra sao. Bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như tính ứng dụng của canvas vào cuộc sống con người. 

Bạn đang đọc: Canvas là gì? Loại vải này có đặc tính nổi bật gì mà hot đến vậy?

1.Canvas là gì?

Trong từ điển tiếng Anh, Canvas là danh từ mang ý nghĩa vải bạt, lều buồm, vải căng để vẽ, vải sơn dầu… Theo thuật ngữ chuyên ngành thì canvas là loại vải không thấm nước. Do đó, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng đây là chất liệu vải bền chắc, không thấp nước và được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. 

Canvas là gì? Loại vải này có đặc tính nổi bật gì mà hot đến vậy?

Vải canvas được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày.

Trong lịch sử, vải canvas được dệt từ cây gai dầu và đã có từ rất lâu đời. Ban đầu, loại vải này mang tên “Cannabis” (tiếng Ả Rập), nhưng được gọi theo tiếng La-tinh là cây gai dầu. Những tấm vải canvas thường được dệt theo dạng lưới, bề mặt thô ráp nhưng rất bền chắc, ít thấm nước. Với những đặc tính này, canvas được sử dụng làm thuyền buồm, giấy vẽ tranh sơn dầu… hoặc dùng để may lều, balo, túi xách, giày dép…

Ngày nay, vải canvas được làm bằng sợi bông (cotton) lành tính, rất an toàn với người dùng và có độ mềm mại hơn. Theo đó, loại vải này cũng dần trở nên phổ biến hơn đối với người tiêu dùng.

2. Ưu điểm và hạn chế của vải canvas

2.1 Ưu điểm của canvas

Vải canvas có khả năng chống thấm nước cực tốt do được làm từ sợi gai dầu và sợi bông theo tỷ lệ khoảng 35% – 65%. Nhờ đó, chất liệu này được sử dụng làm phông bạt, quần áo đi mưa… Đồng thời, các món đồ được sản xuất từ vải canvas đều có tuổi thọ khá cao, bền bỉ sau thời gian dài sử dụng.

Canvas là gì? Loại vải này có đặc tính nổi bật gì mà hot đến vậy?

Loại vải này có độ bền vượt trội.

Màu sắc vải khá đa dạng, khó bị phai màu do tác động của môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, vải canvas còn có khả năng hạn chế sự phát triển của nấm mốc. Ngoài ra, chất liệu canvas thường có màu sắc theo hướng phong cách vintage cổ điển nên thích hợp ứng dụng vào ngành thời trang như túi xách, giày, nón… Với cấu trúc theo chiều ngang với độ khít giữa các sợi dệt có thể điều chỉnh tùy chọn, vải thích hợp để làm bề mặt cho tranh sơn dầu.

2.2 Hạn chế của canvas

Tuy trọng lượng vải không quá nặng nhưng canvas lại khá dày dặn, bề mặt thô hơn các chất liệu khác như lụa và cotton. Do đó, loại vải này không thích hợp để may quần áo vì có thể khiến người mặc cảm thấy khó chịu, nóng nực và dễ gây tổn thương với các làn da nhạy cảm.

4. Ứng dụng của Canvas

Với các ưu điểm vượt trội, vải canvas được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như:

  • Thời trang: vải canvas được sử dụng để sản xuất túi xách, balo, giày, cặp, ví…. Đồng thời, với khả năng chống thấm nước hiệu quả và vô cùng bền bỉ, canvas được dùng để may áo quần bảo hộ lao động, đồng phục võ thuật…
  • Đồ gia dụng: một số mặt hàng gia dụng được làm từ canvas như rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối… sản phẩm có vẻ đẹp mộc mạc, tuổi thọ lâu và có màu sắc đa dạng.
  • Giấy vẽ: vải canvas đã trở thành giấy vẽ tranh sơn dầu cho các nghệ sĩ từ thế kỷ 14. Theo đó, vải sẽ được căng trên một khung gỗ, có thể được phủ thêm gesso (sơn trắng) trước khi được vẽ lên. Lớp sơn này có tác dụng ngăn sơn dầu tiếp xúc với các sợi vải.

Tìm hiểu thêm: Cách tăng cân cho nữ: Bí quyết giúp nàng “cò hương” đầy đặn hơn

Canvas là gì? Loại vải này có đặc tính nổi bật gì mà hot đến vậy?
Canvas được ứng dụng vào ngành thời trang.

5. Các loại vải canvas phổ biến

Trên thị trường hiện nay có đa dạng loại vải canvas được làm từ các chất liệu khác nhau. Theo đó, giá thành và tính chất của chúng cũng có sự khác biệt:

  • Vải gai dầu: Nguồn gốc của loại vải này chính là cây “gai dầu” – loại xơ sợi đầu tiên được dùng để dệt những tấm vải canvas ngày xưa. Vải gai dầu có khả năng chống mốc, co giãn cực tốt và chịu được nhiệt độ cao hơn vải cotton.
  • Vải canvas cotton (hay còn gọi là vải canvas sợi bông): được kết hợp từ sợi bông và sợi gai dầu. Nhờ có thành phần cotton, bề mặt vải trở nên mềm mại và dễ chịu hơn. Nhờ đó, vải được sử dụng để may áo đồng phục, quần jean…
  • Vải canvas tổng hợp: được làm từ sợi tổng hợp là polyester và nylon. Loại vải này có giá thành thấp, bền đẹp và dễ nhuộm này nên được sử dụng khá phổ biến.
  • Vải canvas lanh: loại vải được làm từ sợi cây lanh thay vì cây gai dầu. Canvas lanh được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và cảm giác mát mẻ, mềm mại khi chạm vào. Tuy nhiên, loại vải này lại có giá thành khá cao, thường đắt hơn vải canvas thông thường từ 2 đến 3 lần.

Canvas là gì? Loại vải này có đặc tính nổi bật gì mà hot đến vậy?

Vải Canvas được biến tấu với nhiều màu sắc bắt mắt.

6. Cách phân biệt vải canvas

Vải canvas còn được gọi là vải bạt, vải bố. Loại vải này có một số đặc tính riêng biệt có thể được nhận biết bằng cách sờ bằng tay, nhìn bằng mắt. Dưới đây là 3 cách đơn giản nhất giúp bạn nhận biết vải canvas chất lượng một cách nhanh chóng:

  • Quan sát: Vải canvas cao cấp sẽ rất cứng. Khi nhìn bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy các sợi dệt và phân biệt chúng.
  • Dùng tay sờ: dùng tay để cảm nhận bề mặt vải. Theo đó, chất vải canvas thường thô, cứng và không mềm mại như các loại vải khác.
  • Dùng nhiệt độ cao: vải canvas được dệt từ sợi tổng hợp như polyester và nylon khi bị đốt sẽ vón cục dạng nhựa và không có tro. 

7. Lưu ý khi sử dụng và giặt vải canvas

Chất liệu vải canvas mang đến cho người dùng sự bền bỉ ấn tượng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ghi nhớ một số vấn đề sau đây để quá trình sử dụng và vệ sinh vải canvas được hiệu quả. Từ đó, giúp các sản phẩm từ vải canvas luôn bền đẹp, không bị phai màu.

  • Giặt sạch: khi để vải lâu ngày không sử dụng hoặc vải xuất hiện vết bẩn, bạn nên tiến hành giặt sạch vải và phơi khô để sử dụng được dài lâu.
  • Phơi thật khô: vải canvas rất lâu khô nên bạn cần chú ý vấn đề này. Lưu ý để vải thật khô ráo, tránh tình trạng ẩm mốc gây mùi hôi khó chịu.
  • Sử dụng nước xả vải: khi tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, canvas rất dễ bị thô và cứng lại. Do đó, bạn nên dùng nước xả vải làm mềm vải sau khi giặt. Cách làm này sẽ giúp ải giữ được độ mềm và tăng tính thẩm mỹ.

Canvas là gì? Loại vải này có đặc tính nổi bật gì mà hot đến vậy?

>>>>>Xem thêm: Khám phá chợ Bến Thành và kinh nghiệm đi chợ tham quan, mua sắm

Không nên giặt vải canvas với chất tẩy rửa mạnh.

Cách giặt vải canvas nhanh chóng, hiệu quả:

  • Bước 1: làm sạch bề mặt vải bằng nước và bọt biển. Bạn nên xoa nhẹ trên những vùng xuất hiện vết bẩn để làm sạch. Tuy nhiên, hạn chế tác động mạnh vào những nơi không có vết bẩn vì có thể làm ảnh hưởng độ bền của vải.
  • Bước 2: ngâm vải trong nước lãnh đã pha xà bông trong vòng 5 phút. Lưu ý không sử dụng chất tẩy rửa mạnh vì có thế tác động xấu đến chất lượng vải.
  • Bước 3: xả sạch vải với nước lạnh cho đến khi không còn xà bông.
  • Bước 4: phơi vải trên bề mặt phẳng. Bạn không nên vắt vải mà nên để khô tự nhiên. 

Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin cần thiết để giải đáp cho câu hỏi canvas là gì. Có thể thấy, vải canvas xuất hiện khá quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bên cạnh đó, loại vải này còn mang đến cho người dùng những công năng tuyệt vời như độ bền cao và chống thấm nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *