Phở được xem là món ăn quốc dân của Việt Nam. Không chỉ là món ăn khoái khẩu của hầu hết người Việt, phở còn có sức hút đặc biệt với thực khách quốc tế. Chính vì lẽ đó, kinh doanh quán phở trở thành mảnh đất khởi nghiệp nhiều tiềm năng và cơ hội.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm mở quán phở cho người muốn khởi nghiệp
Nhưng kinh doanh thế nào để thành công, Bloggiamgia.edu.vn xin bật mí kinh nghiệm mở quán phở, đem đến cho quý độc giả nhiều thông tin hữu ích trong việc kinh doanh quán phở nhé!
Contents
1. Kinh nghiệm mở quán phở thông qua khảo sát thị trường thực tế
Với kinh nghiệm mở quán phở chuẩn xác, bước đầu tiên cần nghiên cứu và hiểu rõ tình hình buôn bán ở khu vực dự tính mở. Khảo sát kỹ các yếu tố xung quanh khu vực dự định mở quán sẽ giúp bạn có kế hoạch kinh doanh phù hợp:
- Phải nắm được số lượng quán phở cạnh tranh trong khu vực
- Các quán phở đó đã hoạt động được bao lâu, họ bán phở gì, thời gian mở và đóng cửa
- Số quán phở đã mở nhưng làm ăn thất bại, và nguyên nhân vì sao dẫn đến thất bại.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu rõ người dân trong khu vực này thuộc nhóm đối tượng nào, thói quen tiêu dùng, đặc trưng vùng miền,… Những việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc khởi đầu kinh doanh của bạn.
2. Kinh nghiệm mở quán phở với kế hoạch cụ thể
2.1 Chuẩn bị nguồn vốn ban đầu
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh, nó dùng để chi trả cho các việc như: thuê mặt bằng, mua đồ dùng, dụng cụ, mua nguyên vật liệu, thuê nhân công và những chi phí phát sinh khác.
Chi phí mở quán phở phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng và quy mô của quán. Nếu như bạn có ý định thuê mặt bằng khoảng 30 – 50m2 với năng suất phục vụ tầm 15 – 20 người trong cùng một thời điểm thì bạn cần số vốn khoảng dưới 80 triệu. Do đó, bạn cần xác định nguồn vốn mình có để chuẩn bị cho việc kinh doanh hiệu quả.
2.2 Xác định mô hình kinh doanh
Sau khi xác định được nguồn vốn, bạn cần cân nhắc quy mô quán phù hợp với nguồn kinh phí sẵn có. Trong kinh doanh, không phải quy mô lớn sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao, và quy mô nhỏ thì sẽ ít lợi nhuận.
Trước hết, để xác định quy mô kinh doanh, bạn có thể dựa vào nguồn vốn sẵn có. Sau đó tính các chi phí để kinh doanh một quán phở, bạn sẽ xác định được quy mô của quán.
2.3 Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh càng cụ thể thì bạn càng dễ dàng thành công. Các công việc cần làm, như: thời gian, chi phí, nhân sự, và quy trình làm việc… sẽ giúp bạn kiểm soát được những rủi ro trong kinh doanh. Để không bị động bạn cần dự trù thêm nhiều phương án khác cho việc buôn bán ổn định và ngày càng phát triển.
3. Lựa chọn mặt bằng phù hợp
Mặt bằng tốt là một lợi thế mang đến nhiều thuận lợi và đặc biệt là mang về nhiều khách hàng tiềm năng. Để lựa chọn mặt bằng kinh doanh cửa hàng ăn uống, vị trí là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một quán ăn.
Mặt bằng quán phở nên đảm bảo các tiêu chí sau: dễ tìm, rộng rãi, sạch sẽ, gần các khu dân cư, công ty, trường học, và thuận tiện đi đến chợ. Như vậy khách hàng có thể nhìn thấy quán của bạn dễ hơn, tiện ghé vào chứ không mất thời gian đi tìm.
4. Đầu tư bày trí quán phở
Một quán ăn có tâm không chỉ chinh phục thực khách bằng mỹ vị mà còn chiều lòng khách bằng cách bày trí đẹp mắt. Không gian quán lịch sự, tươm tất, trang trí theo phong cách chủ đạo riêng của quán chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng và đem đến những ấn tượng tốt đầu tiên cho họ. Tuy nhiên, quán ăn cũng cần tạo cảm giác thoải mái, gần gũi không nên quá sặc sỡ gây mất điểm.
5. Kinh nghiệm mở quán phở với công thức nấu riêng
Có rất nhiều người kinh doanh quán phở nhưng không phải ai cũng duy trì được lâu dài, nếu như không có công thức nấu phở riêng để thu hút thực khách.
Tìm hiểu thêm: Cách trồng cà chua từ A-Z cho người mới bắt đầu
Trong món phở thì nước dùng chính là yếu tố được đặt lên hàng đầu để đánh giá món phở có ngon hay không. Cách nấu nước dùng phở không chỉ đơn thuần là hầm xương lâu mà cần chuẩn bị thêm những nguyên liệu, gia vị cân đối để có nồi nước dùng hầm xương ngon nhất. Tùy loại phở bò hay gà mà nước dùng phải chuẩn vị.
Ngoài nước dùng của phở, việc lựa chọn nguyên liệu thịt bò, thịt gà, trứng, xương hầm, rau nêm,…cũng phải thật tươi ngon để tạo ra được một tô phở hoàn chỉnh, và ngon nhất đến tay thực khách.
6. Xây dựng thực đơn đa dạng
Khẩu vị của thực khách ngày càng đa dạng nên bạn cũng cần xây dựng thực đơn có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ngoài các món phở bò, gà thông thường, bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như lòng, tim, cật, trứng non.
Hoặc tìm hiểu để bán thêm các món đặc sắc khác như phở chiên phồng, phở trộn, phở sốt. Đây sẽ là điểm nhấn độc đáo để thực khách nhớ đến quán bạn khi họ thèm phở.
7. Kết hợp quảng cáo kích cầu
Để giới thiệu thương hiệu và thu hút khách hàng, bạn nên quảng cáo khi bắt đầu mở quán. Áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tạo cho thực khách sự hứng thú muốn đến quán ăn thử. Một số kênh quảng cáo chi phí thấp mà cực kỳ hiệu quả, bạn có thể áp dụng:
- Trang trí băng rôn, khẩu hiệu khuyến mãi gây chú ý
- Quảng cáo online qua mạng
- Quảng cáo trên các ứng dụng giao hàng công nghệ
- Tặng phiếu giảm giá cho khách đến ăn lần tiếp theo
8. Lưu ý trong kinh nghiệm mở quán phở thành công
8.1 Khách hàng là thượng đế
Trong ngành thương mại dịch vụ thì khách hàng luôn luôn là thượng đế. Người kinh doanh cần nhớ điều này để có thể phục vụ khách hàng hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, thượng đế ở đây không có nghĩa là họ cần gì bạn phải làm đấy mà nên phục vụ khách theo đúng chuẩn mực, thái độ nhiệt tình, niềm nở.
Thái độ sẽ quyết định đến hơn 50% sự thành công của các mô hình kinh doanh. Ngay cả khi quán ăn có những món ăn đặc sắc, mang hương vị độc đáo, nhưng thái độ phục vụ không niềm nở, thân thiện, thì quán cũng sẽ tự đánh mất một lượng lớn khách hàng.
Ngược lại, với thái độ phục vụ tốt, khách hàng sẽ dễ dàng bỏ qua một số hạn chế trong món ăn hoặc các yếu tố khác của quán và sẽ chọn đến để trải nghiệm lần nữa.
8.2 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngày nay hầu hết mọi người đều đặt vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Vì thế, bạn nên chắc chắn nguồn nguyên liệu mình nhập vào phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng và an toàn.
So với các nguyên liệu trôi nổi thì giá bán này có phần cao hơn, nhưng nó sẽ là bước đà cực mạnh để bạn tiến xa và phát triển quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận trong tương lai.
8.3 Giá bán phù hợp và ổn định
Dù vật giá leo thang hàng ngày, bạn nên cố gắng duy trì giá bán ở mức phù hợp và ổn định. Giá bán ổn định sẽ khiến khách hàng dễ nhớ và có thiện cảm với quán hơn. Sau đó, bạn có thể tự cân đối điều chỉnh lấy khoản này bù vào khoản khác, để đảm bảo nguồn lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của quán.
>>>>>Xem thêm: Cây kim tiền hợp mệnh gì? Cách chăm sóc cây kim tiền xanh tốt
Trên đây là một số kinh nghiệm mở quán phở cho các bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh ngành nghề này. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn thành công khi kinh doanh.