Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật Đản

Rate this post

Đại lễ Phật Đản hay còn Lễ Phật Đản sinh ra từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật lúc nhỏ có tên là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), khoảng năm 62 TCN. Cùng tìm hiểu chi tiết về đại lễ trong bài viết này!

Bạn đang đọc: Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật Đản

1. Ngày Lễ Phật Đản là gì?

Lễ Phật Đản là một ngày lễ trọng đại tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (đó là Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo. Trước năm 1959, các nước Đông Á sẽ tổ chức ngày lễ Phật Đản vào năm 8/4 âm lịch. Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản Quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật Đản

Ngày lễ Phật Đản là ngày gì

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15//4 (âm lịch) được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hoá tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc (gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Các quốc gia theo truyền thống Nam Tông tổ chức vào ngày 15.4 (rằm tháng tư âm lịch). Tuy nhiên, Đại hội Phật giáo thế giới tổ chức lần đầu tiên tại Tích Lan vào năm 1950, 26 năm phái đoàn Phật giáo các nước thành viên thống nhất chọn ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm làm ngày Phật Đản quốc tế.

Vậy nên, hiện nay ở nước ta, một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo Phật Đản quốc tế, bên cạnh đó cũng có một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo truyền thống xưa, tức là tổ chức vào ngày 8.4 âm lịch.

Đối với Việt Nam và các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, khi bắt đầu từ tháng tư âm lịch đã có nhiều hoạt động văn hoá, tâm linh và cộng đồng được tổ chức để kỷ niệm ngày Phật Đản – Vesak.

Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật Đản

Có rất nhiều hoạt động kỉ niệm chào mừng ngày lễ Phật Đản

2. Xem lịch lễ Phật Đản năm 2023 là ngày nào?

Vào năm 2023, lễ Phật Đản sẽ rơi vào ngày:

  • Ngày dương lịch: 2/6/2023
  • Ngày âm lịch: 15/4/2023, đây là ngày Tân Mão, Tháng Đinh Tỵ, Năm Quý Mão, tiết Tiểu mãn (Lũ nhỏ)
  • Thuộc ngày Nguyên Vũ Hắc Đạo, Trực Khai – Nên mở cửa quan, kỵ châm cứu.
  • Ngày 2/6/2023 sẽ tốt cho các tuổi: Hợi, Mùi, Tuất và xấu với các tuổi là: Quý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi

3. Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản sẽ được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm của tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca.

Theo đó, ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – đây là nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Ngài Thích Ca Mâu Ni là một con người của lịch sử, được sinh ra trong một gia đình hoàng tộc, cha của ngày là vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẹ là hoàng hậu Māyā. Ngài được nuôi dưỡng, giáo dục để trở thành người kế vị ngai vàng, lãnh đạo Kapilavastu.

Nhưng, Ngài đã từ bỏ tất cả để được dấn thân chứng nghiệm, khám phá bốn sự thật của cuộc đời. Đó là khổ, nguyên nhân của khổ, chấm dứt khổ cùng phương pháp để chấm dứt sự khổ (Tứ diệu đế), giảng dạy về phương pháp cho con người có sự hạnh phúc tương đối và đạt được hạnh phúc thực sự – nếu có ý chí, ngay trong cuộc đời này, được soi sáng bởi trí tuệ vì có chánh niệm, thực hành thiền định.

Tìm hiểu thêm: TOP 10 loài động vật ngủ nhiều nhất thế giới

Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật Đản
Tìm hiểu nguồn gốc của đại lễ Phật Đản

Nhờ có Đức Phật được ra đời mà chúng ta mới nhận ra có một “kho tài sản” vô giá, nhưng lại bị bỏ quên từ bao kiếp đến nay. Chưa dừng lại, ngài còn tạo dựng cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt rằng tất cả chúng sinh đều sẽ chứng đắc quả vị Phật như Ngài. Bên cạnh đó, Đức Phật ra đời giúp chúng ta thấy được giá trị nhân văn to lớn mà trước đó không thể tìm thấy ở bất kỳ xã hội nào, đó chính là sự bình đẳng, tôn trọng con người cũng như tất cả mọi loài.

Từ đây, chúng ta sẽ thấy sự ra đời của Đức Phật Thích Ca mang đến một ý nghĩa vĩ đại đối với toàn nhân loại, là một sự kiện hy hữu bởi Ngài là sự kết tinh của tất cả sự cao quý nhất trong vũ trụ.

Ngài đã chỉ ra con đường đưa đến sự giác ngộ tối thượng nhất, giúp con người tìm được “kho báu” Phật tính ở trong tâm mình. Những lời dạy của Ngài vượt lên sự ràng buộc của các giáo điều thông thường, vượt thời gian, trở thành lối sống cho những ai muốn có được hạnh phúc thực sự cho bản thân, cộng đồng.

Ngoài ý nghĩa để tưởng nhớ, ngày nay lễ Phật Đản còn có một ý nghĩa thiêng liêng là nhắc nhở tứ chúng đệ tử Phật không ngữ nỗ lực tu tập, buông bỏ để có thể trở về chính mình, tìm thấy chân tâm tự tánh, bản lai diện mục.

Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật Đản

Ngày Phật Đản mang đến nhiều giá trị và ý nghĩa cho Phật tử

4. Hoạt động trong ngày Lễ Phật Đản

Vào ngày lễ, các Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua hình thức dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết giảng). Đồng thời sẽ thực hành ăn chay, giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc thiện như từ thiện, tặng quà, phát tiền cho những người còn yếu kém ở trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp công quả, nghe thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm hành động bản thân nhằm giúp cho tâm hồn thanh tịnh. Ngoài ra còn có một số hoạt động khác như thả đèn hoa đăng, dọn dẹp nhà cửa, trang trí lại nơi thờ Phật cho đẹp đẽ và tuyệt đối không được sát sinh.

Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật Đản

>>>>>Xem thêm: Cá ba đuôi gồm những loại nào? Đặc điểm, cách nuôi cá ba đuôi

Thả đèn hoa đăng kỷ niệm ngày Phật Đản

Theo truyền thống của đại lễ Phật Đản tại Việt Nam sẽ tổ chức trang trọng và thành kính. Lễ chính tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, Giáo hội ở các tỉnh thành và chùa, tịnh xá sẽ tổ chức hoạt động nghệ thuật như diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật… để con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật đã sinh ra đời, Đức Phật mang ánh sáng chân lý để soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

Tuy nhiên tất cả hoạt động này cần đảm bảo thực hiện sao cho không gây tốn kém, phung phí và tất cả thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Ngoài ra, trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho tăng, ni, Phật tử có uy tín và có công lao với Đạo pháp hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật…

Những hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng phát triển xã hội, xây dựng đất nước trở nên phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “Sống tốt đời, đẹp đạo”.

Đọc thêm: Ngày Vu Lan là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu Lan

Trên đây là những thông tin về lễ Phật Đản là gì và nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này, chúc bạn có thêm kiến thức thú vị và hữu ích!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *