Theo ước tính, cứ 25 tài xế lái xe thì có một người ngủ gật trên vô lăng ít nhất một lần trong đời. Điều này cho thấy tình trạng buồn ngủ khi đi xe là điều khá phổ biến và cần được khắc phục để đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông. Tham khảo 7 cách để không buồn ngủ khi đi xe mà Bloggiamgia.edu.vn đưa ra dưới đây để áp dụng cho bản thân khi cần thiết nhé.
Bạn đang đọc: Bật mí 7 cách để không buồn ngủ khi đi xe mà ai cũng nên biết
Contents
1. Buồn ngủ khi đi xe mang lại hậu quả gì?
Theo thống kê, buồn ngủ khi lái xe chiếm khoảng 10% trên tổng số nguyên nhân gây ra các ca tai nạn giao thông. Hiểm họa mà tình trạng này gây ra nguy hiểm khôn lường cho tài xế và những người tham gia giao thông khác. Dưới đây là những nguy cơ có thể xảy ra khi tài xế buồn ngủ khi lái xe.
Buồn ngủ là nguyên nhân khiến khả năng tập trung của tài xế bị suy giảm, ít chú ý đến đường đi nên không thể quan sát được hết các vấn đề trên đường đi.
Buồn ngủ làm cho người lái xe mất hoặc giảm khả năng nhận biết vật cản trên đường, không thể xử lý nhanh nhanh các tình huống có thể xảy ra khi tham gia giao thông.
Theo một nghiên cứu chuyên sâu từ Hiệp hội an toàn giao thông AAA của Hoa Kỳ cho thấy, nếu hôm trước tài xế ngủ ít hơn 5 tiếng thì mức độ nguy hiểm khi tham gia giao thông tương đương với việc lái xe sau khi uống rượu. Tương tự như vậy, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 4 tiếng có nguy cơ tai nạn cao gấp 11,5 lần so với những người ngủ hơn 7 tiếng mỗi ngày.
2. Đối tượng có nguy cơ cao buồn ngủ khi đi xe
Tình trạng buồn ngủ khi đi xe rất phổ biến, đa phần mọi người đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, một số đối tượng sẽ có nguy cơ bị buồn ngủ cao hơn so với những người bình thường, cụ thể là các đối tượng dưới đây.
- Người không ngủ đủ 7 tiếng trở lên trong một ngày, người khó ngủ, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
- Những người làm việc theo ca, nhất là làm việc vào ca đêm hoặc những ca làm việc có thời gian kéo dài.
- Tài xế lái xe dịch vụ, phương tiện giao thông công cộng, xe chở khách… có nguy cơ buồn ngủ cao hơn so với những người thỉnh thoảng lái xe.
- Người mắc các rối loạn về giấc ngủ nhưng chủ quan không điều trị sớm, ví dụ như: hội chứng ngưng thở khi ngủ, mất ngủ tạm thời, mất ngủ thứ phát, mất ngủ mãn tính tiên phát…
- Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi đi xe như: thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng sinh chứa Histamin, thuốc giãn cơ…
- Người uống rượu trước khi lái xe
- Những người làm việc nặng nên mệt mỏi, dễ buồn ngủ
3. Dấu hiệu nhận biết quá buồn ngủ, không thể lái xe
Tùy theo mức độ buồn ngủ mà khả năng điều khiển phương tiện của lái xe cũng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơn buồn ngủ quá mức, tài xế không thể lái xe mà bạn nên nắm được để phòng tránh.
- Khó tập trung quan sát và điều khiển xe
- Trượt xe mất lái
- Ngáp, chớp mắt thường xuyên, mắt đỏ, chảy nước mắt, người lờ đờ, uể oải
- Không nhớ quãng đường vừa đi qua, không hình dung được mình đang ở đoạn đường nào dù đoạn đường đó đi qua mỗi ngày.
- Không theo dõi được thời gian
- Mơ màng, mí mắt sụp xuống, đầu gật gù
- Khả năng đánh lái, đạp phanh kém, có thể lấn sang làn bên cạnh hoặc đi quá sát vào lề đường.
- Nhầm lẫn chân ga và phanh.
4. Bật mí 7 cách để không buồn ngủ khi đi xe
Lái xe khi buồn ngủ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể gây ra tai nạn giao thông, nhiều trường hợp còn có thể tử vong. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu quá buồn ngủ, bạn cần tìm cách để không buồn ngủ khi lái xe nhằm phòng tránh những điều không đáng có. Dưới đây là một số cách để không buồn ngủ khi đi xe mà bạn có thể áp dụng.
4.1. Xuống xe, hút thuốc, uống nước, rửa mặt, đi vệ sinh
Khi bạn buồn ngủ, điều đó cho thấy cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi để phục hồi lại sức khỏe và tinh thần. Theo quy định, tài xế tại Việt Nam không được lái xe quá 4 giờ liên tục, đây là khoảng thời gian tối đa não hoạt động tốt, khả năng tập trung cao.
Khi cảm thấy buồn ngủ, tài xế nên tấp vào một chỗ nào đó bên lề đường hoặc vào quán nước để uống nước, rửa mặt, hút thuốc, đi vệ sinh… những việc này có thể giúp cho tài xế tỉnh ngủ hơn, để tiếp tục hành trình còn lại.
Nếu quỹ thời gian cho phép hoặc bạn quá buồn ngủ, mắt nhắm lại không thể mở ra được thì nên tấp vào lề đường hoặc một nơi nào đó an toàn, bật xi nhan cảnh báo và ngủ một lúc khoảng 15 phút rồi mới tiếp tục lái xe.
4.2. Dùng một số sản phẩm hỗ trợ
Một cách để không buồn ngủ khi đi xe cực kỳ hữu hiệu và được nhiều tài xế áp dụng là sử dụng các sản phẩm giúp đầu óc tỉnh táo, ví dụ như: cà phê, nước chè, nhai kẹo cao su, nước tăng lực… Tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục và dùng trong một quãng đường dài có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, dù không buồn ngủ nhưng vẫn có thể gây ra tai nạn.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các cách pha màu xanh rêu nhanh chóng có độ chuẩn màu cao
Các sản phẩm hỗ trợ giúp chống lại cơn buồn ngủ thường chứa chất caffeine, giúp mang lại cảm giác tỉnh táo, sự sảng khoái cho người dùng. Sau một lúc uống, bạn sẽ cảm thấy đầu óc bớt mơ hồ hơn, không còn cảm giác buồn ngủ quá mức như ban đầu.
4.3. Nghe nhạc khi lái xe và hát theo
Âm nhạc có ảnh hưởng tới tinh thần theo nhiều hướng khác nhau. Do đó, âm nhạc có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng cũng có thể giúp bạn tỉnh táo. Để tránh các cơn buồn ngủ khi lái xe, bạn nên nghe những bản nhạc sôi động, loa đủ lớn để giữ tinh thần luôn tỉnh táo. Âm nhạc sẽ giúp bạn cuốn theo nhịp điệu của nó để quên đi mệt mỏi, buồn ngủ. Khi nghe nhạc, bạn cũng có thể hát theo để tinh thần tỉnh táo hơn.
Khi đang buồn ngủ, không nên chọn những bài hát buồn, giai điệu nhẹ nhàng vì nó giống như đang ru ngủ cho bạn, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn nữa. Hiện nay, đa số các xe ô tô đều có trang bị hệ thống loa và thiết bị giải trí, bạn có thể tận dụng chúng để chống lại các cơn buồn ngủ ập đến. Nếu không sẵn hệ thống loa trên xe, bạn có thể sử dụng điện thoại và mở với âm lượng lớn.
4.4. Nói chuyện với người đi cùng
Nói chuyện với người đồng hành là một cách để không buồn ngủ khi đi xe. Trong một hành trình dài, bạn đồng hành sẽ cùng bạn nói chuyện để giúp bạn quên đi những cơn buồn ngủ, tinh thần tỉnh táo, có khả năng tập trung cao độ khi lái xe.
4.5. Ngủ thật ngon vào tối hôm trước
Cách hiệu quả nhất để không buồn ngủ khi lái xe là ngủ đủ giấc vào tối hôm trước hoặc ngủ trước khi lái xe để cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất. Bạn nên tập cho mình một thói quen ngủ tốt, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Trước khi đi ngủ, nên hạn chế uống quá nhiều nước vì điều này có thể khiến bạn phải tỉnh giấc giữa đêm để đi vệ sinh, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tránh ăn quá no có thể làm dạ dày khó chịu và làm mất giấc ngủ của bạn.
>>>>>Xem thêm: Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 được nghỉ mấy ngày? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ
Để ngủ ngon giấc và thức giấc một cách sảng khoái, bạn nên tạo cho mình một môi trường ngủ thuận lợi. Phòng ngủ nên hạn chế ánh sáng, sử dụng đèn ngủ màu vàng ấm để dễ đi vào giấc ngủ hơn, có lợi cho tinh thần hơn.
Ngoài ra, việc chọn chăn ga gối nệm phù hợp cũng là điều cần thiết bởi chúng sẽ quyết định đến việc bạn ngủ có ngon giấc không. Nên chọn những bộ chăn ga mềm mại, thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Với nệm ngủ, bạn nên chọn những mẫu nệm phù hợp với nhu cầu, độ êm ái vừa đủ, khả năng nâng đỡ cơ thể tốt, từ đó giúp giấc ngủ của bạn đảm bảo hơn.
Gợi ý một số mẫu chăn ga gối dành cho bạn:
- Bộ ga chun Amando Promo 4CT
- Bộ ga chun Amando Lily
- Bộ ga bọc AMD Vilano tencel 4CT
- Bộ CG Pyeoda Royal silk tơ tằm nhiều họa tiết 7CT
4.6. Bật đèn trong buồng lái
Vào ban đêm, khi bạn lái xe và có cảm giác buồn ngủ thì hãy bật đèn sáng ở buồng lái để loại bỏ cảm giác buồn ngủ. Đèn sẽ làm bạn hồi phục lại tinh thần, bớt buồn ngủ hơn và có thể tiếp tục lái xe.
4.7. Mở cửa sổ xe ô tô
Mở cửa xe ô tô cũng là cách để không buồn ngủ khi đi xe hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Mở cửa giúp gió lọt vào bên trong giúp bạn tỉnh táo hơn. Bên cạnh đó, khi mở cửa thì âm thanh bên ngoài cũng tràn vào trong xe, làm bạn bớt buồn ngủ hơn rất nhiều so với việc đóng kín cửa và không có tiếng ồn nào ở bên trong.
Toàn bộ các thông tin trong bài viết trên đây hi vọng đã giúp bạn biết được các vấn đề có liên quan đến buồn ngủ khi lái xe. Đồng thời, mong rằng bạn sẽ biết cách để không buồn ngủ khi đi xe để áp dụng, từ đó đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác nhé.