Đau lưng là tình trạng mà hầu hết mọi người đều gặp ít nhất một lần. Những cơn đau khó chịu này ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chúng bắt nguồn từ việc nằm hoặc ngồi sai tư thế, do stress hoặc do bệnh lý. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Dưới đây là những tư thế ngủ cho người bị đau lưng giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Bạn đang đọc: Những tư thế ngủ cho người bị đau lưng
Contents
1. Đau lưng là bệnh gì
Đau lưng là căn bệnh phổ biến xảy ra với nhiều đối tượng khác nhau từ người trẻ cho tới người già. Tùy vào vị trí của cơn đau mà ta có thể xác định bệnh lý cụ thể. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan tới đau lưng mà người bệnh hay gặp phải:
Đau lưng bên trên và bên dưới: Đây là 2 vị trí đau lưng thường gặp nhất ở người bệnh. Đau lưng bên trên và bên dưới là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm.
Đau lưng bên trái, hoặc bên phải: Các hội chứng như ruột kích thích, viêm ruột thừa thường kéo theo những cơn đau lưng ở các vị trí trên. Nếu cơn đau đi kèm biểu hiện như tiểu nhiều, tiểu rắt thì có thể thận của bạn đang gặp vấn đề.
Đau lưng và vùng khung chậu: Những bệnh lý liên quan đến thận sẽ dẫn đến những cơn đau ở vùng lưng và vùng khung chậu. Nếu tình trạng đau đớn kéo dài, bạn cần đến bệnh viện thăm khám sớm để ngăn ngừa những biến chứng nặng sau này.
Đau phần giữa phía trên lưng: Nếu cơn đau xuất hiện ở vùng giữa phía trên lưng kèm theo đau nhói ở vùng ngực thì có thể là các nguy cơ về bệnh tim mạch. Bạn hãy theo dõi sức khỏe và đi khám để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Đau lưng và đau bụng: Vị trí này có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tuyến tụy và dạ dày. Bên cạnh những cơn đau lưng, người bệnh sẽ gặp thêm những đau bụng ở phía trên.
Đau vùng thắt lưng: Đau vùng thắt lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là các bệnh lý về xương khớp và thói quen sinh hoạt không khoa học,.. Nếu xuất hiện những triệu chứng đau vùng thắt lưng, bạn cần điều chỉnh lại tư thế nằm hoặc ngồi của mình và đi thăm khám sớm.
Bên cạnh bệnh lý ở trên, tình trạng đau lưng còn xảy ra do những yếu tố sau:
- Thoái hóa xương khớp tự nhiên do tuổi già: Khi tuổi càng cao, các khớp xương sẽ dần bị thoái hóa, chèn ép lên rễ thần kinh gây nên đau lưng, ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.
- Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn có tác động lớn lên cột sống. Nếu bị chấn thương nhẹ người bệnh chỉ bị đau đau lưng ở phần mô mềm. Nhưng nếu gặp tình trạng nặng, các đốt sống tổn thương sẽ hình thành các gai xương. Các gai xương này chèn lên dây thần kinh gây ra những cơn đau lưng.
- Tư thế không đúng: Thường xuyên phải bê vác nặng, đứng lên ngồi xuống nhiều, ngồi quá lâu, nằm sai tư thế … là những nguyên nhân gây đau lưng. Để cải thiện tình trạng trên, bạn cần điều chỉnh lại tư thế sao cho đúng và hạn chế mang vác nặng trong thời gian dài
- Stress: Dù không tác động trực tiếp nhưng đây là một trong những yếu tố gây ra những cơn nhức mỏi lưng. Để tránh mắc phải trường hợp này, bạn nên có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
- Yếu tố di truyền: Nếu người thân có bệnh đau lưng mãn tính thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
2. Tại sao tư thế ngủ có ảnh hưởng tới đau lưng
Giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể thư giãn sau một ngày dài và nạp lại năng lượng. Đặc biệt thời gian ngủ giúp xương sống được thả lỏng, không phải chịu tải trọng lớn của cơ thể như khi đứng hoặc ngồi.
Hơn nữa, các đĩa đệm giữa mỗi xương sống luôn phải chịu tải và nén bởi chuyển động suốt cả ngày, vào ban đêm, chúng được “thở” và được bơm đầy bởi chất lỏng trong quá trình sinh lý học.
Tuy nhiên nếu tư thế ngủ không đúng sẽ cản trở quá trình này, gây khó chịu cho lưng, khiến các cơn đau ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm.
3. Những tư thế ngủ cho người bị đau lưng
Các triệu chứng đau vùng thắt lưng và cổ là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật cơ xương xảy ra hầu hết ở các nhóm tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế ngủ sai là một yếu tố khiến triệu chứng đau cổ và thắt lưng nặng hơn. Nằm sai tư thế lâu ngày dẫn đến nguy cơ thay đổi cấu trúc cột sống ở người.
Trên thực tế, tư thế ngủ hoàn toàn có thể giảm thiểu được tình trạng đau lưng nói chung và đau cột sống nói riêng. Dưới đây là một số tư thế ngủ cho người bị đau lưng mà bạn nên áp dụng.
2.1. Nằm ngủ nghiêng với gối giữa hai đầu gối
Tư thế ngủ nghiêng giúp lưng hạn chế tiếp xúc với mặt phẳng, không phải chịu sự chèn ép lên dây thần kinh. Đồng thời khi kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối thì hông, xương chậu và cột sống của bạn sẽ được sắp xếp thẳng hàng. Đây là một trong những tư thế ngủ cho người bị đau lưng tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Uống 2 viên thuốc ngủ có sao không? Lưu ý khi uống thuốc ngủ không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
Hướng dẫn tư thế ngủ nghiêng với gối ôm:
- Bạn chọn nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái, phần vai tiếp xúc với nệm.
- Dùng một chiếc gối ôm hoặc gối thường có độ dày vừa phải đặt giữa hai đầu gối
- Nếu giữa thắt lưng dưới và nệm xuất hiện khoảng cách, bạn có thể kê thêm chiếc gối mỏng dưới lưng để nằm sao cho thoải mái.
2.2. Tư thế bào thai cuộn tròn
Đối với những cơn đau do bị thoát vị đĩa đệm thì tư thế cuộn tròn giúp cột sống được kéo giãn, các đĩa đệm có thêm không gian, hạn chế tình trạng chèn ép lên các đốt sống nên sẽ giảm thiểu được cơn đau.
Hướng dẫn tư thế ngủ thai nhi cuộn tròn
- Bạn nằm nghiêng về một bên, có thể là bên trái hoặc bên phải
- Co nhẹ chân, hướng đầu gối về phía ngực
- Phần thân trên cong về phía đầu gối
- Bạn điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái nhất, không nên co người quá chặt mà hãy thả lỏng cơ thể
- Với tư thế này bạn nên đổi bên thường xuyên để tránh mất cân bằng
2.3. Nằm sấp kê gối dưới bụng
Nằm sấp không thật sự tốt nhưng với những người bị thoái hóa đĩa đệm thì tư thế này có tác dụng giảm áp lực giữa các đĩa đệm, hạn chế cơn đau nhức tức thời. Nguyên lý của tư thế này cũng tương tự như tư thế thai nhi, đó là nó mở rộng không gian cho đĩa đệm.
Hướng dẫn tư thế ngủ nằm sấp kê gối dưới bụng
- Bạn nằm sấp xuống nệm. Lưu ý chỉ nằm sấp trên các loại nệm có độ đàn hồi tốt như foam, memory foam, cao su, lò xo để máu được lưu thông tốt hơn và không bị khó thở.
- Đặt một chiếc gối dưới phần xương chậu và bụng dưới. Chiếc gối sẽ nâng đỡ giúp giảm bớt áp lực lên phần lưng
- Với tư thế nằm sấp, bạn hãy lựa chọn gối kê đầu loại mỏng
- Không nên nằm lâu ở tư thế này, bạn nên đổi tư thế để tránh tức ngực, khó thở
2.4. Nằm ngửa kê gối dưới đầu gối
Khi nằm ngửa, điều quan trọng là trọng lượng của toàn bộ cơ thể được phân bổ đồng đều lên khắp cơ thể để giảm bớt áp lực lên các đốt sống lưng. Vì vậy việc đặt một chiếc gối dưới đầu gối sẽ hỗ trợ đường cong cột sống ở lưng dưới không phải chịu quá nhiều áp lực.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách thiết lập thói quen ngủ khoa học cho trẻ độ tuổi đi học
Hướng dẫn tư thế nằm ngửa kê gối dưới đầu gối
- Bạn nằm ngửa, gối đầu không quá cao cũng không quá thấp
- Đặt một chiếc gối bên dưới đầu gối sao cho thoải mái nhất
- Ở đường cong lưng dưới, bạn có thể kê một chiếc gối mỏng hoặc chiếc khăn nhỏ cuộn lại đặt bên dưới lưng để hỗ trợ cột sống thẳng ở tư thế tự nhiên.
- Để nằm ngửa mà không bị áp lực lên phần lưng, bạn có thể thay đổi loại nệm đang sử dụng sang nệm memory foam, có tác dụng ôm trọn mọi đường cong cơ thể và phân tán áp lực đồng đều, giúp các đốt sống không phải chịu quá nhiều sức nặng.
Đau lưng nên nằm nệm gì?
Trên đây là những tư thế ngủ cho người bị đau lưng giúp giảm thiểu cơn đau hiệu quả nhất. Ngoài việc điều chỉnh tư thế ngủ đúng và thói quen sinh hoạt, bạn cũng nên kiểm tra chất lượng nệm và gối của mình xem đã đủ tiêu chuẩn nâng đỡ chưa.
Nếu chưa biết chọn loại nệm nào tốt, bạn hãy đến cửa hàng Bloggiamgia.edu.vn để được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm nhé. Bên cạnh đó cũng đừng quên thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe xương khớp của bạn.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/healthy-sleep/best-sleeping-position-for-lower-back-pain