Mỗi bên có một vùng quan trọng do 4 ô vuông nhỏ hợp lại, gọi là “Cửu Cung”. Trong Cửu Cung có thêm 2 đường kẻ chéo. Đây chính là phạm vi mà quân Tướng của mỗi bên sẽ di chuyển trong đó. Bạn có thể coi đây như là Tử cấm thành, cần phải ngăn chặn các quân cờ của đối phương áp sát hoặc tấn công từ xa.
Bạn đang đọc: Cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu dễ hiểu nhất
Một bàn cờ tướng có tất cả 32 quân, được chia đều làm hai, tương ứng 16 quân mỗi bên. Các quân cờ cùng bên sẽ có cùng một màu, chẳng hạn cùng đỏ hoặc cùng trắng. Quân cờ bên còn lại sẽ có màu khác để phân biệt. Thông thường là hai đạo quân đen – trắng hoặc trắng – đỏ. Hai bên có tương quan lực lượng bằng nhau, bao gồm 7 loại quân với số lượng như sau:
- 5 quân Tốt
- 2 quân Pháo
- 2 quân Xe
- 2 quân Mã
- 2 quân Tượng
- 2 quân Sĩ
- 1 quân Tướng
Để chơi được cờ tướng, bạn cần phải nhận diện được từng quân cờ. Mỗi loại quân có ký hiệu, hình dáng riêng thể hiện tên gọi của nó. Biết về chữ Hán sẽ là một lợi thế để bạn sớm nhớ được hết các quân cờ.
Contents
2. Nguyên tắc di chuyển các quân cờ
Trong cách chơi cờ tướng, sau khi nhận diện được quân cờ, bạn cần biết nguyên tắc di chuyển của mỗi quân. 7 loại quân kể trên là 7 kiểu di chuyển khác nhau.
- Quân Tốt (còn gọi là Chốt hoặc Binh): mỗi một lượt, quân Tốt chỉ có thể đi được một ô. Trước khi vượt sông, quân Tốt chỉ có thể đi thẳng về phía trước 1 ô. Khi đã vượt sông, quân Tốt được thêm quyền đi ngang sang trái hoặc sang phải tùy ý nhưng cũng chỉ trong phạm vi 1 ô.
- Quân Pháo: Quân Pháo có thể đi ngang, dọc bất kể đâu, không bị giới hạn ô, miễn là không có quân cản trước mặt. Pháo muốn ăn quân địch phải nhảy qua 1 quân nào đó chứ không thể ăn trực diện được.
- Quân Xe: Quân xe có phạm vi hoạt động rộng, có thể đi ngang, dọc khắp bản đồ miễn là không bị cản trên điểm đến. Khác với quân Pháo, quân Xe có thể trực tiếp ăn quân địch trên đường di chuyển mà không cần phải nhảy qua 1 quân nào khác.
- Quân Mã: Quân mã có nguyên tắc di chuyển phức tạp hơn, sẽ là ngang 2 ô và dọc 1 ô (hoặc dọc 2 ô và ngang 1 ô tùy tình huống). Nếu có quân cờ khác (bất kể là quân địch hay quân ta) cản ở đường ngang 2 hoặc đường dọc 2, Mã sẽ không di chuyển được.
- Quân Tượng: Đi chéo 2 ô (tương đương ngang 2 và dọc 2 ô) cho mỗi nước đi. Quân Tượng chỉ được phép ở bên vùng lãnh thổ của quân mình, không được phép vượt sông sang bàn cờ của đối phương. Quân Tượng sẽ không thể di chuyển nếu có bất kỳ quân cờ nào chặn trên đường chéo mà nó đi.
- Quân Sĩ: Luôn nằm trong vùng Cửu Cung, chỉ được phép đi chéo 1 ô với mỗi nước đi.
- Quân Tướng: Luôn nằm trong vùng Cửu Cung, chỉ được đi ngang hoặc dọc từng ô một.
3. Cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu cần biết
Không dễ để bạn có thể chơi ngay được cờ tướng chỉ sau một hai ngày. Cần phải có thời gian quan sát, ghi nhớ. Môn cờ này có rất nhiều quy tắc ứng với từng tình huống trong một ván đấu.
3.1 Bắt quân
Bắt quân là một trong những yếu tố cơ bản để loại bỏ dần hết quân địch và giành chiến thắng cuối cùng. Bạn được phép bắt quân địch và chiếm giữ vị trí mà quân cờ đó vừa đứng. Quân bị bắt bị loại khỏi bàn cờ và không có cơ hội quay lại. Ví dụ: quân Pháo của đối phương đứng ngay trước mặt quân Xe của bạn trên một đường thẳng, tại lượt chơi của mình, bạn có thể sử dụng Xe để bắt (tiêu diệt) quân Pháo đó. Quân Xe loại quân Pháo ra khỏi bàn cờ và đứng ngay vào vị trí của quân Pháo vừa bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, chớ tùy tiện bắt mọi quân cờ của đối phương. Đây có thể là một cái bẫy mà kẻ địch giăng ra hòng “thả con săn sắt bắt con cá rô”. Chẳng hạn, vì ham quân Mã đang đứng hớ hênh ngay trước mặt, bạn dùng Xe diệt Mã. Tuy nhiên, ngay khi quân Xe thế vị trí của quân Mã lập tức trở thành “miếng mồi” của một quân Xe khác bên địch. Thêm một lưu ý đó là không được bắt quân của chính mình.
3.2 Chiếu tướng
Đây có thể nói là mục đích cao nhất của những người chơi cờ tướng. Mọi nước cờ của bạn, bất luận mục đích ban đầu là gì, thì đến cuối cùng là để tạo thế có thể “chiếu tướng” địch. Phép chiếu tướng được hình thành khi quân Tướng đứng trong phạm vi, quy tắc di chuyển của các quân cờ khác.
Tìm hiểu thêm: Đừng bỏ lỡ: Tìm hiểu tử vi cho người tuổi Ngọ 2024
Ví dụ quân Tướng địch và quân Xe của bạn cùng nằm trên một đường thẳng và không bị cản bởi quân cờ nào khác. Lúc này, dựa theo quy tắc di chuyển của Xe thì nó thỏa điều kiện chiếu tướng. Người chơi kia buộc phải sử dụng lượt đi của mình để di chuyển quân Tướng hoặc dùng một quân khác chắn giữa Tướng và Xe, phá vỡ quy tắc chiếu của quân Xe.
Thông thường, khi đi nước chiếu tướng, người chơi sẽ hô lên “chiếu tướng” để đối thủ biết và giải thế bị chiếu trong lượt đi tiếp theo của họ. Trường hợp không có nước đi để phá vỡ thế bị chiếu tướng sẽ bị xử thua cờ.
3.3 Chống tướng
Ở cách chơi cờ tướng, quân Tướng ở hai bên bàn cờ không được nằm trên cùng một trục dọc (đối diện nhau) mà không có quân cờ nào khác cản ở giữa. Nước đi tạo ra sự trống tướng là không hợp lệ.
3.4 Thắng cờ
Thông thường, một ván cờ tướng chỉ ngã ngũ khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
- Chiếu bí: Có nghĩa là Quân Tướng của một bên rơi vào thế bị chiếu và không có cách nào để hóa giải, chôn chân tại chỗ. Khi đấu cờ, người chơi phải cố gắng đạt mục tiêu cuối cùng là chiếu bí Tướng đối phương.
- Hết nước đi: Trường hợp này thường ít xảy ra do các nước đi trong cờ tướng tương đối linh hoạt. Tuy vậy, vẫn có trường hợp người chơi đến lượt của mình nhưng không có một quân cờ nào có nước đi đúng với điều kiện di chuyển của nó. Lúc này người đó sẽ bị xử thua ngay cả khi quân Tướng không bị chiếu.
3.5 Hòa cờ
Hòa cờ cũng có nhiều khả năng xảy ra. Đây là hoàn cảnh mà cả hai bên gần như đã hết lực lượng để tấn công, khả năng chiếu bí tướng của mỗi bên bằng 0. Cả hai người chơi chỉ có thể thực hiện những nước đi vô nghĩa mà không tạo ra sự chuyển biến mới cho ván đấu. Lúc này nên chấp nhận một ván hòa và bắt đầu một ván mới. Đó là cách chơi cờ tướng mà người mới bắt đầu chơi cần nắm rõ.
4. Một số kinh nghiệm chơi cờ tướng cho người mới
4.1. Cách chơi cờ tướng: Tập trung phòng thủ
Cờ tướng cũng giống như một trận chiến và nhiệm vụ của bạn là phải đảm bảo quân số, đặc biệt là quân Tướng trên bàn cờ. Những người chơi mới nên tập trung vào phòng thủ trước khi chuyển sang tấn công. Hãy di chuyển Sĩ và Tượng lên chắn phía trước Tướng, hạn chế việc đối phương chiếu tướng bằng Xe, Pháo. Cùng với đó, dùng Xe, Pháo, Mã để bảo vệ phần sân nhà, ngăn đối phương đưa cờ ồ ạt sang phần lãnh thổ của mình.
>>>>>Xem thêm: Mệnh Kim sinh năm nào? Tổng quan phong thuỷ người mệnh Kim
4.2 Cố gắng trao đổi có lời
Về cách chơi cờ tướng, phải luôn tìm cách trao đổi có lời để quân số về sau của mình luôn mạnh hơn kẻ địch. Để làm được điều này phải biết được giá trị của các loại quân, nếu không tính Tướng thì Xe, Pháo, Mã là những quân cờ có giá trị cao, thấp hơn là Sĩ, Tượng, Tốt. Trong trường hợp đổi Tốt mà lấy được Xe, Pháo hoặc Mã của đối phương là một trao đổi có lời.
Hoặc bạn cũng có thể tạo ra những tình huống đổi Mã để lấy Pháo hoặc Xe, tùy vào chiến thuật. Lưu ý là thang điểm sức mạnh của mỗi quân cờ chỉ là tương đối, phụ thuộc vào từng thế cờ, không thể nói Mã yếu hơn Xe hay là Mã yếu hơn Pháo. Miễn là việc trao đổi có tính toán trong đầu bạn thì cứ thực hiện.
4.3 Tạo nên những thế chiếu tướng “kép”
Trong cách chơi cờ tướng, nếu chỉ chiếu tướng lẻ từng quân một thì đối phương chỉ cần di chuyển Tướng qua trái, phải hoặc lên, xuống là đã có thể giải thế chiếu. Thay vào đó hãy dùng nhiều quân cờ cùng lúc ép góc, khiến quân Tướng rơi vào thế bí không thể di chuyển sang bất kỳ ô nào và chấp nhận bị chiếu bí.
Trên đây Bloggiamgia.edu.vn vừa hướng dẫn bạn cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu. Trò chơi này vừa thú vị, vừa giúp bạn mở mang tư duy, hãy thử trải nghiệm ngay nhé.