Có khá nhiều cô gái không biết nên chuẩn bị gì khi về nhà chồng nên rất dễ rơi vào tình trạng cái mang theo thì không cần, cái cần thì không mang theo. Vậy cụ thể cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất những vật dụng quan trọng khi về nhà chồng!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì?
Contents
- 1 1. Giải đáp cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì?
- 2 2. Nên mang đồ dùng về nhà chồng vào thời điểm nào?
- 3 3. Ai soạn đồ cho cô dâu về nhà chồng?
- 4 4. Ai nên xách đồ của cô dâu về nhà chồng?
- 5 5. Một số món đồ cô dâu cần chuẩn bị khi về nhà chồng theo phong tục
- 6 6. Tâm lý thoải mái, không căng thẳng, áp lực
1. Giải đáp cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì?
1.1. Quần áo
Khi chuẩn bị đồ mang về nhà chồng thì bạn nhớ phải để vào vali những trang phục cần thiết như quần áo mặc ở nhà, đồ ngủ, quần áo mặc đi làm,… để sau khi về nhà chồng có đủ trang phục phù hợp để mặc trong từng hoàn cảnh. Nếu quần áo đang có vẫn còn mặc đẹp, thoải mái thì bạn cứ mang theo mà không cần sắm lại đồ mới nữa để tránh lãng phí.
Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị một bộ quần áo hay váy vóc đẹp để có thể mặc vào hôn lễ Lại Mặt, giúp mình trông xinh xắn, có tinh thần.
1.2. Đồ nội y quyến rũ
Bên cạnh đó, cũng đừng quên mang theo cả đồ nội y quyến rũ. Những món đồ nho nhỏ này sẽ giúp cuộc sống vợ chồng của cặp đôi trở nên nồng nàn, ngọt ngào và hạnh phúc hơn đấy. Bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt chồng của mình. Từ đó có thể gia tăng tần suất sinh hoạt vợ chồng, sớm có quý tử.
Gợi ý 5 cách mặc đồ ngủ quyến rũ chồng hiệu quả
1.3. Đồ vệ sinh cá nhân
Cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì? Đó là các đồ vệ sinh cá nhân cần thiết như: Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng,… Bạn có thể dùng tiếp đồ đang có hoặc sắm mới đều được. Việc mang theo đồ vệ sinh cá nhân về nhà chồng là hoàn toàn cần thiết vì nó vừa tiện lợi lại đảm bảo vệ sinh, tránh việc phải dùng chung, dùng nhờ hay mượn từ người khác.
1.4. Mỹ phẩm
Đã là phụ nữ thì chắc chắn không thể thiếu mỹ phẩm. Có thể nói, đó chính là những vật bất ly thân của các chị em. Thế nên, bạn cũng nhớ cho vào vali các loại kem dưỡng da, nước hoa, son phấn trang điểm,…
1.5. Giày, dép
Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo cả giày, dép của mình về nhà chồng. Ngoài giày dép đi làm, đi ngày thường thì hãy chuẩn bị thêm cả giày dép đi ở nhà, trong phòng. Như vậy bạn sẽ thuận tiện hơn khi sinh hoạt ở nhà chồng. Khi cần đi đâu, ví dụ thăm hỏi họ hàng nhà chồng cũng có đầy đủ trang phục, giày dép lịch sự để diện.
1.6. Điện thoại, máy tính, sạc
Đây cũng là những món đồ mà bạn nên mang về nhà chồng. Điện thoại có thể giúp bạn liên hệ với mọi người hoặc nhận những cuộc gọi, tin nhắn quan trọng mọi người gửi cho mình. Máy tính có thể dùng nếu cần làm việc. Và đương nhiên, điện thoại, máy tính muốn dùng được lâu thì cần phải có sạc.
1.7. Cuốn sách mình yêu thích
Nếu bạn là người yêu thích đọc sách thì cũng có thể mang theo một vài quyển. Sách sẽ trở thành những người bạn rất tốt khi bạn bắt đầu bước vào một môi trường sống mới. Nó sẽ giúp bạn trấn an tinh thần cũng như cảm thấy đỡ lạc lõng hơn trong những ngày đầu làm dâu vẫn còn chưa thực sự hòa nhập với mọi người.
Các đồ dùng trên bạn không cần mang theo quá nhiều, đủ dùng là được. Số đồ dùng còn lại có thể chuyển đồ từ nhà bố mẹ đẻ về nhà chồng sau nếu cần để đỡ nặng nề, vất vả.
2. Nên mang đồ dùng về nhà chồng vào thời điểm nào?
Ngoài thắc mắc cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì thì các dâu tương lai còn băn khoăn không biết thời điểm nào phù hợp để mang đồ về nhà chồng. Theo phong tục nước ta thì cô dâu và chú rể sẽ sắm sửa đầy đủ các đồ nội thất cho phòng tân hôn cũng như đồ dùng cá nhân trong quá trình chuẩn bị cưới.
Các dâu tương lai sẽ bắt đầu dọn những món đồ cần thiết của mình về nhà chồng trước khi cưới. Những đồ không cần dùng gấp có thể dọn sau khi cưới.
3. Ai soạn đồ cho cô dâu về nhà chồng?
Trong phong tục Việt Nam xưa thì cô dâu sẽ phải nhờ mẹ, dì (bác gái) hoặc là chị gái giúp mình soạn đồ bỏ vào trong vali để mang về nhà chồng. Tuy nhiên, ngày nay, điều này không cần thiết nữa. Cô dâu có thể tự mình chuẩn bị, soạn đồ vào vali. Điều này vừa tránh làm phiền mọi người lại còn giúp cô dâu đỡ ngại ngùng do trong quá trình soạn đồ sẽ có cả những món đồ tế nhị không muốn người khác thấy.
Bên cạnh đó, việc tự mình soạn đồ sẽ dễ hơn vì chỉ có bản thân mới biết mình cần gì, thích gì, muốn mang theo những gì và sắp xếp như thế nào. Trong trường hợp gia đình kỹ thì sau khi cô dâu xếp đồ vào vali xong có thể nhờ người thân kéo khóa vali lại. Sau khi đã kéo khóa thì không được mở ra nữa.
Tìm hiểu thêm: Vô tình là gì? Những biểu hiện và hậu quả của lối sống vô tình trong thời đại ngày nay
4. Ai nên xách đồ của cô dâu về nhà chồng?
Bên cạnh đó, cô dâu cũng có thể nhờ người thân đi đưa dâu mang theo vali hay túi đồ cá nhân của mình sang nhà chồng giúp. Tốt nhất bạn nên chọn người xách đồ cho mình là một cô gái chưa chồng.
Người xách đồ cần lưu ý, trong suốt quá trình xách đồ không được ngoái lại nhìn phía sau cũng không được chuyền tay hay để vali bị chạm đất,… vì dân gian quan niệm những hành động này có thể làm hôn nhân của cô dâu bị ảnh hưởng. Thế nên, khi chọn người xách đồ cô dâu cần chọn cẩn thận và căn dặn họ kỹ càng.
5. Một số món đồ cô dâu cần chuẩn bị khi về nhà chồng theo phong tục
Ngoài ra, theo như phong tục của ông cha ta từ xưa tới nay, cô dâu trước khi về nhà chồng còn cần phải chuẩn bị thêm một số thứ sau:
- 9 cây kim khâu (bọc trong tờ giấy rồi để vào một túi vải nhỏ)
- Tiền lẻ loại 1, 2 nghìn đồng (9 tờ)
Những món đồ này sẽ được dùng để rải trên đường đón dâu. Cụ thể, khi đi qua sông, qua cầu người ta sẽ vứt những món đồ này xuống. Mục đích là để xóa giải vận xui, xua đuổi ma quỷ, không cho chúng quấy rầy cô dâu chú rể. Tập tục này từ xưa và vẫn còn được lưu giữ cho tới tận ngày nay.
Cứ mỗi một lần qua cầu hay qua sông thì cô dâu sẽ ném xuống 1 túi vải chứa 9 cây kim và 1 tờ tiền lẻ. Trường hợp đoạn đường rước dâu ngắn thì cô dâu có thể ném ở ngã ba hay ngã tư đường. Nếu như không ném hết tiền lẻ và bọc kim thì cô dâu có thể thả phần còn lại xuống sông khi tiện đi đâu.
6. Tâm lý thoải mái, không căng thẳng, áp lực
Nhiều cô dâu càng gần kề ngày cưới càng cảm thấy căng thẳng, áp lực. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ngày cưới chính là ngày trọng đại của họ vừa vui nhưng cũng vừa có nhiều việc để làm.
Hơn nữa, đây cũng là ngày cô dâu chính thức rời khỏi ra đình bố mẹ đẻ, bước chân vào một gia đình mới, trở thành thành viên trong một ngôi nhà mới. Tuy nhiên, các cô dâu nên cố gắng giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái, chuẩn bị đồ mang theo đầy đủ để có thể nhanh chóng hòa nhập với những người thân mới của mình.
>>>>>Xem thêm: Cách đặt tên con trai họ Doãn cực đẹp và ý nghĩa
Như vậy là chúng tôi đã giải đáp cho những ai đang thắc mắc cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên những lưu ý về thời điểm mang đồ về nhà chồng,…