Chuyện tình yêu thường khó nắm bắt, đúng như Xuân Quỳnh đã nói “Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn. Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi”. Bài viết này sẽ cho bạn những lý do chia tay phổ biến và giải thích chúng, đồng thời gợi ý cách giải quyết chúng cho tình yêu thêm bền chặt.
Bạn đang đọc: 11+ những lý do chia tay phổ biến nhất và cách xử lý
Contents
- 1 1. Không hợp là lý do chia tay phổ biến nhất
- 2 2. Yêu xa – khoảng cách địa lý
- 3 3. Không còn tình cảm hay có người thứ 3
- 4 4. Không chịu được tính cách xấu của nhau
- 5 5. Xung đột và tranh cãi không thể giải quyết
- 6 6. Sự khác biệt về những giá trị và mục tiêu
- 7 7. Lý do chia tay do tôn giáo
- 8 8. Vấn đề tài chính là một lý do chia tay phổ biến
- 9 9. Chia tay vì sự nghiệp
- 10 10. Chia tay vì không hợp trong “chuyện ấy”
- 11 11. Lý do chia tay phổ biến nhất từ gia đình và xã hội
1. Không hợp là lý do chia tay phổ biến nhất
Khi muốn chia tay, rất nhiều người đưa ra lý do là “không hợp”. Nếu lý do này đến từ một phía thì người còn lại sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Đặc biệt, trong một mối quan hệ tình cảm đã tính bằng năm, đối phương có thể cảm thấy vô lý, vì sao ngay lúc mới yêu không nói “không hợp” đi.
Trên thực tế, chia tay vì không hợp nghe vô lý nhưng kỳ thực rất hợp lý. Vì con người thường thay đổi theo thời gian, cả bạn và đối phương đều như vậy. Có thể ban đầu hai người có sự phù hợp, nhưng theo thời gian sự thay đổi của một trong hai người, hoặc sự thay đổi của cả hai khiến bạn và người ấy không còn có nhiều điểm chung như xưa. Điều này khiến tình cảm phai nhạt và dẫn đến chia tay.
Lời khuyên: Trong thời gian yêu nhau, đừng vì đã có được nhau mà ngừng tìm hiểu đối phương và ngừng phát triển bản thân. Luôn cố gắng giao tiếp và trau dồi sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn, đồng thời cũng ăn khớp với người kia hơn.
2. Yêu xa – khoảng cách địa lý
Một trong những lý do chia tay phổ biến nữa đó là yêu xa. Trong tình yêu, hầu hết mọi người đều có nhu cầu ở cạnh bên người yêu để quan tâm, chăm sóc nhau những lúc vui buồn. Không chỉ vậy, việc tiếp xúc gần gũi cũng giúp gia tăng tình cảm của những cặp đôi yêu nhau.
Có đôi khi, hai người đang tranh cãi với nhau rất gay gắt trên điện thoại nhưng khi gặp nhau, trực tiếp nói chuyện, họ lại cảm thấy thực ra vấn đề không lớn đến thế. Đó là vì qua giọng nói, qua ngôn ngữ cơ thể, họ hiểu được chính xác ý của đối phương hơn, cảm nhận được tình cảm của nhau.
Ngược lại, các cặp đôi yêu xa thường cảm thấy buồn khi nhận được ít hành động yêu thương, không thể chăm sóc nhau khi mỏi mệt, đau ốm, không hiểu được cảm xúc thực sự của đối phương và dẫn đến chia tay.
Lời khuyên: Bạn hãy tận dụng tất cả những cơ hội để thể hiện sự quan tâm chăm sóc với người yêu ở xa: trò chuyện, chia sẻ, tặng quà… Bạn có thể đặt hàng quà tặng, thậm chí thuốc men, đồ ăn khi nửa kia ốm để họ cảm nhận được rằng dù bạn ở xa nhưng vẫn luôn đồng hành cùng họ.
3. Không còn tình cảm hay có người thứ 3
Chia tay vì không còn tình cảm có thể là một lý do đau lòng, tuy nhiên điều này lại thường xảy ra hơn bạn nghĩ. Tình yêu ban đầu có thể rất nồng cháy, nhưng sau đó thì nhạt dần và gắn bó với nhau vì thương hơn là yêu. Khi không còn thương nữa thì mọi tính xấu dù là nhỏ nhặt cũng trở nên khó chịu và là lý do chia tay.
Lời khuyên: Rất khó để một người đã hết yêu có tình cảm trở lại. Bạn có thể gợi lại những kỷ niệm xa xưa, cho thấy sự cam kết thay đổi để giúp người ấy có thể nhớ lại. Tuy nhiên hãy làm thật nhẹ nhàng, đừng gây áp lực lên nhau và nếu không hiệu quả, bạn hãy chấp nhận chia tay và vượt qua nó.
4. Không chịu được tính cách xấu của nhau
Lúc mới yêu ai cũng thể hiện những mặt tốt nhất của bản thân, nhưng rồi theo thời gian thì những tính cách xấu hiện lên. Có người tự nhiên thay đổi và có những thói xấu. Hoặc cũng có thể người đó vốn đã có những tính đó, chỉ là vì ban đầu quá yêu nên bạn bỏ qua, tới khi không còn chịu nổi thì chia tay.
Đặc biệt, nếu đối phương có những tính cách xấu như bạo lực, cờ bạc, ghen tuông hoặc kiểm soát quá mức, hay nói dối, không tôn trọng người khác, tham lam, ích kỷ… thì tốt nhất là bạn nên chia tay sớm.
Lời khuyên: Với những tính xấu nhỏ nhặt hãy khuyến khích người đó thay đổi bằng những phần thưởng. Với những tính xấu lớn, bạn đừng nên cố chấp vì thay đổi một người là vô cùng khó.
5. Xung đột và tranh cãi không thể giải quyết
Khi yêu đương sẽ không thể tránh khỏi những bất đồng, xung đột. Nếu hai người không thể trò chuyện, chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc một cách hiệu quả, những vấn đề nhỏ nhặt sẽ trở nên gay gắt, khiến mối quan hệ căng thẳng và xa cách.
Lời khuyên: Một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì một mối quan hệ là giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau. Hãy cố gắng nhẹ nhàng, suy nghĩ kỹ càng, thử đặt mình vào vị trí của người kia để hiểu họ hơn, từ đó giải quyết một cách thỏa đáng.
6. Sự khác biệt về những giá trị và mục tiêu
Mỗi người đều sẽ có những suy nghĩ riêng về mục tiêu ưu tiên, sự nghiệp, giá trị gia đình, quan điểm hôn nhân, quan điểm về các vấn đề xã hội và chính trị… Khi yêu nhau, nếu các suy nghĩ này quá khác nhau thì sẽ rất khó để hòa hợp, ảnh hưởng đến việc chung sống hòa thuận và có thể là lý do chia tay.
Ông bà quan niệm chuyện yêu đương cưới hỏi phải “Môn đăng hộ đối”. Điều này nghe có vẻ lạc hậu, lỗi thời nhưng không hoàn toàn vô lý. Những người lớn lên trong những môi trường khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt về suy nghĩ, lối sống, những giá trị ưu tiên khác nhau.
Lời khuyên: Những sự khác biệt này rất khó có thể dung hòa, do đó cách tốt nhất là sống chung và chấp nhận sự khác biệt đó với một thái độ tôn trọng.
7. Lý do chia tay do tôn giáo
Sự khác biệt về tôn giáo có thể dẫn đến sự xung đột về quan điểm đạo đức và giá trị cá nhân. Việc thực hành các nghi lễ, quy tắc của tôn giáo cũng có thể khiến cho người kia cảm thấy khó khăn, gây khó chịu.
Bên cạnh đó, nếu hai người khác tôn giáo yêu nhau cũng liên quan đến gia đình và xã hội. Những thành viên gia đình có thể tranh cãi vì sự khác biệt bởi mỗi tôn giáo sẽ có những quan điểm xã hội về các vấn đề như hôn nhân, quyền lợi đồng tính, vai trò phụ nữ, quyền tự do cá nhân… khác nhau.
Bên cạnh đó, một số tôn giáo yêu cầu sự cam kết ở người muốn kết hôn với người theo tôn giáo đó. Việc này khiến cho người không có tôn giáo cảm thấy bị ép buộc, không có đức tin dẫn đến mệt mỏi trong mối quan hệ.
Lời khuyên: Cách tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng trò chuyện với nhau để hiểu rõ hơn về mong muốn của đối phương, cố gắng không tranh cãi về những khác biệt, bắt người khác phải sống theo ý muốn của mình.
8. Vấn đề tài chính là một lý do chia tay phổ biến
Tài chính luôn là một vấn đề nhạy cảm trong một mối quan hệ. Có người chia tay vì không hài lòng về tài chính của đối phương, có người không thể chịu được túng quẫn, có người chia tay vì người yêu quá giàu dẫn đến khoảng cách…
Tìm hiểu thêm: Top 9 cách bói tình yêu chính xác, đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà
Khi hai người không thể đạt được sự đồng thuận về vấn đề tiền bạc, nợ nần, hoặc quản lý tài chính, việc chia tay có thể trở thành một lựa chọn để giải quyết vấn đề này.
Lời khuyên: Nếu tài chính là vấn đề, hãy cố gắng để cải thiện tài chính.
9. Chia tay vì sự nghiệp
Một số người vì quá bận rộn, không dành thời gian quan tâm đến người yêu khiến họ cảm thấy cô đơn. Một người không nhận được những tình cảm họ xứng đáng trong thời gian dài sẽ thường dẫn đến lựa chọn kết thúc.
“Anh/em bận tập trung cho sự nghiệp” cũng là một lý do chia tay phổ biến. Thông thường khi người kia đã chủ động đưa ra lý do chia tay như vậy, người còn lại chỉ có thể ngậm ngùi nhận ra rằng mình có vị trí không cao lắm trong lòng người ấy, khiến họ không thể bớt chút thời gian cho mình.
Lời khuyên: Vài tin nhắn trong lúc bận rộn sẽ thể hiện được sự quan tâm, đồng thời đừng quên có mặt bên cạnh người yêu trong những dịp quan trọng.
10. Chia tay vì không hợp trong “chuyện ấy”
Trong một mối quan hệ yêu đương, các vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục cũng ảnh hưởng rất nhiều. Nếu bạn và người ấy có những sở thích khác nhau trong “chuyện yêu”, có quan điểm và suy nghĩ khác nhau về vấn đề này cũng sẽ là lý do chia tay.
>>>>>Xem thêm: Top 10 địa chỉ thuê váy cưới tại Phú Yên đẹp, sang trọng
Lời khuyên: Bất cứ kỹ năng nào cũng có thể học được, “chuyện yêu” cũng vậy. Hai người nên thẳng thắn trao đổi để tìm ra cách phù hợp.
11. Lý do chia tay phổ biến nhất từ gia đình và xã hội
Ngoài những lý do xuất phát từ đôi bên, chuyện chia tay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi gia đình ngăn cấm, xã hội tạo áp lực. Điều này đặc biệt thường gặp ở những cặp có vẻ “khác lạ” so với những cặp đôi khác như: các cặp đôi LGBT, những cặp đôi tái hôn, có sự khác biệt lớn về địa vị…
Lời khuyên: Đối với những áp lực từ gia đình, bạn nên giải thích một cách nhẹ nhàng, thể hiện được sự nghiêm túc, chín chắn và cam kết lâu dài của bản thân. Với những áp lực từ xã hội, tốt nhất bạn nên bỏ ngoài tai vì thực sự họ không liên quan gì đến bạn.
Ngoài những lý do chia tay phổ biến trên, các cặp đôi cũng có thể chia tay vì một số lý do sau:
- Chia tay vì muốn mở nhiệt độ điều hòa khác nhau
- Chia tay vì nghi ngờ giới tính
- Chia tay vì thiếu quan tâm lẫn nhau
- Chia tay vì không có thời gian
- Chia tay vì không biết cách hiện tình cảm
- Chia tay vì một bên ngừng phát triển
- Chia tay vì cảm thấy người kia không thể là điểm tựa cho mình
- Chia tay vì bị kiểm soát quá mức
- Chia tay vì đối phương quá cầu toàn
- Chia tay vì đối phương quá tiêu cực
- Chia tay vì người yêu trẻ con
>>> Mời bạn đọc:
Cách vượt qua giai đoạn chia tay giúp bạn sớm lấy lại niềm vui
10+ cách chia tay người yêu trong yên bình tốt nhất
20+ dấu hiệu cho bạn biết khi nào nên chia tay không cần nghĩ ngợi
Có vô vàn những lý do chia tay phổ biến mà các cặp đôi đưa ra để kết thúc mối quan hệ. Một số trong đó là những vấn đề thực sự dẫn đến sự mệt mỏi của đôi bên, một số trong đó chỉ là “lý do” khi hết yêu. Dù cho có thể giải quyết được hay không, bạn có thể bên cạnh người đó nữa hay không, thì cũng đừng quên yêu chính bản thân mình trước. Chúc bạn luôn hạnh phúc!