Trong những năm gần đây, tình trạng ngập úng diễn ra trầm trọng tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương… Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về ngập úng là gì? Nguyên nhân và những biện pháp khắc phục. Hãy cùng theo dõi nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu ngập úng và biện pháp phòng chống ngập úng hiện nay
Contents
1. Ngập úng là gì?
Ngập úng là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm. Theo đó, tình trạng này ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống hàng ngày của người dân, làm hư hại những công trình xây dựng và phá huỷ các công trình hạ tầng, kỹ thuật và làm ngưng trệ giao thông, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ngập úng đã và đang diễn ra từ các khu đô thị vùng đồng bằng đến vùng duyên hải ven biển và cả các khu đô thị vùng trung du miền núi, cao nguyên. Vì vậy tìm hiểu được nguyên nhân ngập úng để có thể giảm thiểu ảnh hưởng của ngập úng là điều hết sức cần thiết.
2. Những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng ngập úng
Dưới đây là những nguyên nhân khiến ngập úng diễn ra trầm trọng trong thời gian gần đây:
2.1. Do điều kiện tự nhiên, khí tượng và thuỷ văn
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt chính là do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa hình, thuỷ triều và lũ thượng nguồn, đặc biệt trong đó là sự biến đổi khí hậu.
Ngập lụt do thuỷ triều: Do ảnh hưởng của triều biển Đông hoặc biển Tây trong những lúc thuỷ triều lên, triều cường khiến mực nước ở trong sông, kênh lên cao. Từ đó gây ra khó khăn trong việc tiêu thoát đối với vùng đất thấp, gây ngập. Chưa kể, tình trạng ngập úng có thể nghiêm trọng hơn khi có sự kết hợp từ triều cường, lũ từ con sông đổ về vừa từ hồ ở thượng lưu xả và mưa lớn trên diện rộng.
Ngập úng do mưa lớn: Hiện nay, lượng mưa ngày càng gia tăng, mưa với cường độ lớn, thời gian mưa dài trên diện rộng và có những ngày có cơn mưa có vũ lượng cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 đến 4 lần đã vượt cường độ thiết kế của hệ thống thoát nước. Điều này đã khiến cho mức độ ngập úng ngày càng sâu hơn.
Ngập úng do lũ: Lũ trực tiếp từ các con sống ở thượng lưu, hay do lũ xả từ những công trình hồ tưới tiêu, hồ thuỷ điện ở phía trên thượng nguồn, trong đó nguy hiểm hơn khi xảy ra đồng thời lúc mưa to và triều cường.
2.2. Khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước kém
Hệ thống tiêu thoát nước ở những thành phố (nhất là xây dựng trên nền đô thị cũ) vẫn chưa hoàn chỉnh và còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó hệ hệ thống tiêu thoát nước đã cũ, lại hư hỏng hoặc không được duy ti, bảo dưỡng thường xuyên nên đã gây ra tình trạng ngập úng ở trên diện rộng.
Một số thành phố ở miền Nam được xây dựng trên nền địa hình khá phẳng và thấp, đồng thời bị chia cắt thành từng ô bởi hệ thống kênh rạch dày đặc. Đây cũng là đặc điểm thuận lợi cho việc tiêu nước. Dù vậy, hệ thống này cũng làm cho việc dẫn nước lũ, triều sâu vào trong nội đô.
Trong khi đó, một số vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu long xây dựng các đê bao lớn bảo vệ khu vực dân cư, đê bao, đê ngăn mặn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở rộng nuôi trồng thuỷ hải sản… làm cho không gian lưu trữ nước ở khu vực này bị thu hẹp, nước đổ dồn về những khu vực trũng thấp, khu vực đô thị gây ngập, nhất là những nơi không có đê bao.
2.3. Do quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng ngập úng kéo dài diễn ra ở trên diện rộng do tình trạng bê tông hoá, san lấp hệ thống kênh rạch, và không có dung tích điều tiết nước, hệ thống cống thoát nước nhỏ, không phù hợp với sự biến đổi khí hậu như hiện nay.
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ cực kỳ thú vị: Thủ đô của Mỹ là New York hay Washington?
2.4. Do ý thức của cộng đồng dân cư
Thực trạng xây dựng nhà ở trái phép, san lấp, lấn chiếm sông, kênh rạch ao hồ và khai thước mực nước ngầm quá mức đã góp phần không nhỏ gây ra tình trạng ngập úng…Bên cạnh đó, xả rác bừa bãi xuống các hố ga, kênh, cống… cũng dẫn đến bít đường ống, thoát nước làm cho tình trạng tiêu thoát nước ngày càng trở nên khó khăn.
3. Các nước trên thế giới chống ngập úng như thế nào?
3.1. Kinh nghiệm chống ngập úng từ London (Vương quốc Anh)
Để phòng chống tình trạng ngập úng, các cơ quan chức năng tại quốc gia này đã tiến hành nhiều giải pháp tổng thể, đó là:
- Xây dựng đê và đập di động để phòng chống lụt và nước tràn, hệ thống này có thể đóng/mở và nâng các lớp, xoay tấm chắn để chuyển dòng thoát nước.
- Can thiệp và điều chỉnh dòng lũ: Sử dụng hệ thống liên hoàn ao nhỏ, tấm chắn, đập di động và tháo lũ kiểm soát nước sông chảy vào đồng ruộng và vùng trũng theo nguyên tắc “tại không gian cho nước”.
- Hút nước lũ lụt qua hệ thống cống và bể bền vững
- Nạo vét dòng sông, lòng hồ để tăng thể tích chứa nước khi có mưa lớn
- Chính sách bảo vệ môi trường tổng thể như trồng rừng, duy trì hồ nước gần khu đô thị, xây dựng ý thức duy trì sông ngòi như hệ thống điều phối nước tự nhiên.
3.2. Kinh nghiệm của Tokyo và Fukuoka (Nhật)
Tại Nhật Bản, quốc gia này đã xây dựng các “bể thoát nước ngầm”, mỗi bể có kích thước đủ để chứa một tàu con thoi hay tượng Nữ thần tự do. Chúng được kết nối với nhau qua hệ thống đường hầm. Khi nước lũ dâng lên, “ngôi đền chống ngập” này sẽ làm giảm dòng chảy của nó, nhờ thế mà các máy bơm có thể dễ dàng đẩy nước ra sông, từ đó tránh được các đợt ngập nặng trong thành phố.
3.3. Kinh nghiệm chống ngập úng của Ý: Đê chắn sóng biển nổi
Chính phủ Ý đã chi 8 tỷ USD để xây dựng một đê chắn sóng biển nổi, có 79 cánh cổng trong năm 2003 tại các vị trí cửa Lido, Malamocco và Chioggia để chống ngập. Theo đó, bình thường nước được bơm đầy vào cánh cổng sẽ khiến nó nằm sát xuống đáy biển. Nhưng khi dự báo ngập lụt trên 1,1m thì sẽ sử dụng máy đẩy hết nước ra ngoài và thay vào bên trong từng cánh cổng không khí nén. Trong vòng 30 phút, không khí nhẹ sẽ khiến cánh cổng nổi lên và tạo thành đê chắn góc 45 độ với mặt biển và chống lại những con sóng cao đến 3m để bảo vệ thành phố Venice.
4. Đề xuất biện pháp phòng chống ngập úng tại Việt Nam
Trong thời gian gần đây nhiều thành phố trên thế giới đã lấy giải pháp công trình là chính trong giải quyết vấn đề về nạn ngập úng ở đô thị. Điển hình như xây dựng đê bao bảo vệ thành phố, thiết lập hệ thống đê chắn nước biển, nước sông từ xa, đặt cống ngăn triều, tôn cao cốt nền, đào sông nhân tạo thoát nước…
>>>>>Xem thêm: Phổ Hiền Bồ Tát trong Phật Giáo là ai? Ý nghĩa của Phổ Hiền Bồ Tát trong phong thủy
Bên cạnh đó, tại một số thành phố phố cũng nhận thấy những giải pháp phi công trình hiện cũng đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là giải pháp bổ sung mà còn giúp người dân dễ thích nghi với hoàn cảnh ngập úng và giảm thiểu những rủi ro. Đó là:
- Thay đổi quan điểm trong quy hoạch không gian theo xu hướng lợi dụng ưu tiên thế tự nhiên để tăng mức độ thích nghi, giảm thiểu rủi ro và tăng diện tích cây xanh, không gian mặt nước trong đồ án quy hoạch đô thị.
- Thay đổi lối sống, điều tiết dân số và giảm mật độ công trình xây dựng tại cộng đồng.
- Giảm mức độ bê tông hóa bề mặt, tăng cường khả năng tham dự điều tiết hệ thống sinh thái tự nhiên, và thích nghi để sống chung hoà bình, thân thiện với tự nhiên.
- Giáo dục ý thức môi trường, nâng cao ý thức người dân và tăng cường sự tham gia cộng đồng trong việc giảm thiểu mức độ ngập nước nội thị và giảm thiểu tác hại của ngập nước gây ra cho cộng đồng dân cư, …
Đọc thêm: Mùa mưa Sài Gòn từ tháng mấy? Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn mùa mưa
Ngập úng dưới tác động của nhiều nguyên nhân cùng ảnh hưởng bất thường của biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nan giải hiện nay. Giải quyết tình trạng này phải có giải pháp đồng bộ cùng lộ trình đòi hỏi sự quyết tâm chính trị và các tầng lớp nhân dân.