Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ hoặc nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn. Đặc biệt, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang ngủ nên gây khó khăn trong điều trị, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Những dấu hiệu nào cho thấy bạn có nguy cơ mắc đột quỵ khi ngủ, làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này? Đừng bỏ lỡ, hãy tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ và cách phòng ngừa
Có thể bạn quan tâm: Cách chọn nệm tốt cho sức khỏe để có giấc ngủ ngon hơn |
Contents
1. Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi ngủ
Đột quỵ là bệnh lý cần được điều trị ngay cả khi vừa phát hiện, nếu bỏ qua “thời điểm vàng” để cấp cứu, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Phát hiện đột quỵ đã khó, phát hiện đột quỵ khi ngủ càng khó hơn. Bởi chúng ta sẽ không biết chính xác lúc nào sẽ phát bệnh, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dựa vào những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ.
Hoa mắt chóng mặt
Hoa mắt, chóng mặt đột ngột là triệu chứng cho thấy sự suy giảm lượng máu lên não bộ, khiến bạn say xẩm mặt mày, choáng váng, nhất là khi đứng lên hoặc ngồi xuống, thậm chí gây té ngã, làm tổn thương đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Rối loạn giấc ngủ
Những cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng, cơ thể mệt mỏi và buồn nôn… có thể là những triệu chứng “phá hoại” giấc ngủ, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ chập chờn, không sâu giấc. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, thường xuyên cáu gắt,… rất có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Bloggiamgia.edu.vn sẽ gợi ý đến bạn một số sản phẩm nệm & phụ kiện giấc ngủ chính hãng, cho giấc ngủ ngon:
Nệm êm ái cho giấc ngủ trọn vẹn
Đau đầu dữ dội và buồn nôn
Vào ban đêm, khi hoạt động cơ thể bị giảm sút, độ nhớt của máu cao hơn sẽ dễ hình thành huyết khối và gây tắc nghẽn máu não, hình thành cơn đau đầu dữ dội và dai dẳng. Đây là triệu chứng khá nặng và phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Cơ thể mệt mỏi, tê cứng mặt, tay chân
Một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là thường xuyên bị tê tay chân khi ngủ, nhất là khi xuất hiện một bên cơ thể, bạn cần hết sức cảnh giác. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp triệu chứng như đột ngột không cầm, nắm vào được đồ vật.
Tìm hiểu thêm: Giấc ngủ có liên quan đến bệnh Alzheimer không? Các triệu chứng của giấc ngủ báo hiệu cho căn bệnh Alzheimer
Chảy nước dãi một bên
Khi thiếu máu và thiếu oxy lên não sẽ làm ảnh hưởng đến vùng vỏ não, dẫn đến rối loạn chức năng dưới lưỡi, gây triệu chứng chảy nước miếng một bên, nhếch miệng, mắt xếch. Đặc biệt, khi bị xơ cứng động mạch và thiếu máu lên não và thiếu oxy trầm trọng, bạn có thể ngáp ngủ thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu mà bạn không thể chủ quan trước căn bệnh nguy hiểm này là thị lực giảm bất thường, mắt mờ, cử động khó khăn hoặc liệt 1 bên cơ thể, khó phát âm, bị ngọng bất thường…
Đó là những triệu chứng cảnh bảo đột quỵ khi ngủ mà bạn không thể làm ngơ, bởi chúng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bệnh tật và đe dọa đến tính mạng của bạn và những người thân yêu.
2. Làm gì để phòng ngừa đột quỵ trong khi ngủ?
Đột quỵ khi ngủ là căn bệnh nguy hiểm là điều không thể phủ nhận, song chúng ta vẫn có thể phòng ngừa chúng bằng cách điều chỉnh thói quen sống khoa học, lành mạnh hơn.
2.1. Giấc ngủ – Liều thuốc tự nhiên phòng ngừa đột quỵ
Theo thông tin của các chuyên gia ở ĐH Y Khoa Icahn (ISM) công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) so với việc ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ. Việc thường xuyên thức khuya sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, kích thích thần kinh giao cảm. Do đó, bạn nên đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
Để đảm bảo giấc ngủ chất lượng, bạn nên xây dựng không gian ngủ êm ái, thoáng mát và yên tĩnh. Nếu chiếc nệm của bạn đã quá cũ kỹ, đừng tiếc rẻ mà thay thế chúng bằng sản phẩm có khả năng nâng đỡ, đàn hồi tốt, thúc đẩy tuần hoàn máu não. Nhờ vậy, cơ thể mới được thư giãn, thả lỏng, giúp tái tạo năng lượng và đẩy lùi nguy cơ bệnh tật.
2.2. Kiểm soát cảm xúc và huyết áp
Khi con người rơi vào tình trạng lo lắng, tức giận, buồn bã sẽ kích thích sản sinh tadrenaline làm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, rối loạn nội tiết, dễ gây nhồi máu não.
Gần một nửa số bệnh nhân nhồi máu não có các mức độ tăng huyết áp khác nhau. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bị cao huyết áp nên theo dõi huyết áp, uống thuốc hạ huyết áp đúng giờ.
Chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc và huyết áp bằng nhiều cách khác nhau như ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc thư giãn, đọc sách…
Đối với người cao tuổi, làm vườn, trồng rau, tập dưỡng sinh là biện pháp hiệu quả khiến tâm trạng luôn vui vẻ và giữ cho nhịp huyết áp ổn định đấy. Nếu có thể, nên đi du lịch thường xuyên, tham gia hoạt động xã hội và làm nhiều việc yêu thích, giao tiếp nhiều hơn.
>>>>>Xem thêm: Thò chân ra khỏi mền khi ngủ có tốt không? Câu trả lời khiến bạn tấm tắc
Ngoài ra, hãy học cách bình tĩnh, tránh suy nghĩ tiêu cực và kiềm chế cơn nóng giận, hồi hộp hay căng thẳng nhé. Bạn có thể học cách giải tỏa cảm xúc bằng cách chia sẻ khó khăn đang gặp phải với những người mình tin tưởng, hoặc tập viết nhật ký… Bạn sẽ cảm thấy thanh thản, vui tươi hơn, từ đó giúp phòng ngừa rủi ro đột quỵ gây ra.
2.3. Rèn luyện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe của bạn, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh:
Một là, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích vào buổi tối, bên cạnh đó là không ăn khuya các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường như gà rán, viên chiên, bánh kem, trà sữa… chúng sẽ khiến bạn đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi và có những đêm “khó ngủ”.
Hai là, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi trước khi đi ngủ… Ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị này là “kẻ thù” của giấc ngủ, khiến não bộ trở nên tỉnh táo hơn.
Ba là, những bài luyện tập thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, giúp tăng cường tuần hoàn máu và trái tim khỏe mạnh.
Năm là, tăng cường ăn rau xanh, trái cây và ăn đủ đúng bữa trong ngày… Đây là nguồn dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hoạt động của tế bào trong cơ thể.
Cuối cùng, kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh tật.
Trên đây là những thông tin hữu ích về dấu hiệu và phòng bệnh đột quỵ khi ngủ mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích!
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/dot-quy-trong-khi-ngu/