Bí kíp cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết Nguyên Đán

Rate this post

Tết là dịp đoàn viên, đây là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần, hướng về nguồn cội, tổ tiên… Đặc biệt, Tết đến Xuân về cũng là lúc những buổi tiệc tất niên hay bữa ăn thịnh soạn để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè “lên ngôi” với thịt thà dưa muối đầy đủ và tươm tất.

Bạn đang đọc: Bí kíp cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết Nguyên Đán

Do đó, dịp Tết cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe nếu bạn không biết duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vì vậy hãy cùng tìm kiếm thông tin hữu ích trong bài viết.

Bí kíp cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết Nguyên Đán

Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho thành viên trong gia đình

1. Ăn uống “thả phanh” tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe

Các chuyên gia khuyến cáo, việc nạp vào cơ thể một lượng dinh dưỡng trong thời gian ngắn là một điều không tốt. “Thịt mỡ, dưa hành” cùng các loại bánh chưng, bánh tét thường là những món ăn khá mặn, không tốt cho sức khỏe của người bị tiểu đường, thừa cân.

Đặc biệt, thịt, chả giò, chả ram vốn rất nhiều đạm, chất béo no bão hòa, trứng hấp thụ một lượng lớn cholesterol vào cơ thể là nguy cơ gây ra biến tướng khó lướng cho người mắc bệnh lý về gan, mật. Bên cạnh đó, những loại mứt, bánh kẹo cũng chứa nhiều đường, ít chất xơ, không cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Bên cạnh đó, Tết nhất sẽ không thể thiếu việc quây quần cùng nhau uống rượu với “chén chú, chén anh”, hay uống bia, nước ngọt… đây là những loại thức uống nếu “quá liều” cũng không hề tốt cho sức khỏe của bạn.

Hàm lượng chất béo và đạm trong bữa ăn ngày Tết rất cao, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuất hiện mỡ bụng, mỡ đùi và tăng cân không thể kiểm soát. Trái lại, một số người vì không hợp khẩu vị sẽ gặp tình trạng ngấy ngán, trẻ em ăn nhiều kẹo mứt, nước ngọt, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng lại xảy ra tình trạng sụt cân.

Bí kíp cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết Nguyên Đán

Cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết

Nếu không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng vào ngày Tết, chúng ta sẽ rất dễ gặp phải rắc rối không liên quan đến vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, táo bón… Đó là chưa kể đến người mắc các bệnh đái tháo đường, mỡ trong máu, cao huyết áp rất dễ làm tăng tình trạng bệnh nếu lơ là chế độ ăn uống khoa học.

Ngoài ra, Tết cũng là thời điểm mà người người, nhà nhà lo lắng về vấn đề thực phẩm sạch, dinh dưỡng ngày Tết và vấn đề ăn gì để an toàn, ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình, ăn như thế nào để có chế độ khoa học cho người bị bệnh tiểu đường, béo phì và ăn kiêng?

2. Bí kíp cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết Nguyên Đán

Chế độ dinh dưỡng an toàn ngày Tết được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị là hạn chế ăn thực phẩm nhiều năng lượng, hạn chế bia rượu, cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng việc bổ sung cho cơ thể thêm những khoáng chất, vitamin, chất xơ… Cụ thể:

Một là, hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, dưa kiệu, hành muối, củ cải muối, thịt ngâm, nước mắm… Đặc biệt, cần chú ý đối với bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc suy thận. Ngoài ra, nếu những loại dưa này được làm sẵn ngoài chợ, cần lưu ý về nguy cơ thực phẩm có chứa chất phụ gia như chất làm trắng, làm giòn, hàn the…

Hai là, đối với các món ăn nhiều đạm và giàu năng lượng, chất bẽo bão hòa như thịt đông, bánh tét, thịt kho trứng, khổ qua nhồi thịt, chân giò hầm măng, bánh chưng, bánh tét… cũng cần hạn chế, chúng không có lợi cho sức khỏe.

Ba là, hạn chế bánh mứt vì chúng chứa rất nhiều chất ngọt. Bánh kẹo là món ăn chơi không thể thiếu trong ngày Tết, do đó hãy ưu tiên bánh có vị mặn, thay vì bánh quá ngọt, chúng vừa dễ tiêu hóa, vừa không gây nóng và có lợi hơn cho sức khỏe.

Bốn là, dưa giá và măng, kể cả măng khô hay măng tươi, đây đều là những thực phẩm làm gia tăng sự thành lập acid uric. Vì vậy, nên tránh dùng ở những người bị bệnh Gout.

Năm là, đối với đồ khô như tôm khô, lạp xưởng, vịt lạp, khô bò, khô cá… các thực phẩm này nhìn chung sẽ khá mặn, còn một số thì lại quá béo (như lạp xưởng, vịt lạp) nên cũng không tốt cho người cần kiêng muỗi và kiêng mỡ.

Bên cạnh đó, thực phẩm khô này rất dễ bị bám bụi, bám khói, đồng thời là môi trường rất tốt cho nấm mốc và vi trùng phát triển. Do đó, bạn không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm loại này và chọn mua ở những nơi địa chỉ uy tín.

Sáu là, trái cây là loại thực phẩm khuyến khích nên dùng nhiều trong dịp Tết. Các loại trái cây sẽ cung cấp vitamin quan trọng cho cơ thể, đồng thời cung cấp nước, chất xơ làm cân đối khẩu phần ăn vốn nhiều năng lượng, nhiều chất đạm, nhiều chất béo trong những ngày xuân. Tuy nhiên, để tốt sức khỏe, bạn chỉ nên ăn những loại trái cây còn tươi và sạch sẽ.

Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi rất tốt cho những ngày này vì chúng chứa nhiều nước, giàu vitamin C và có lớp vỏ tự nhiên có thể bảo quản lâu và thuận tiện khi mang theo trong những chuyến đi ngắn dài ngày Tết.

Tìm hiểu thêm: Uống trà sữa và mất ngủ: điều này có thật sự đúng hay không?

Bí kíp cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết Nguyên Đán
Tăng cường ăn nhiều rau củ

Bảy là, sử dụng bia rượu hay các thức uống có cồn trong những ngày Tết sẽ không thể thiếu trong những bữa tiệc vui xuân. Bên cạnh một số lợi ích thì bia rượu cũng tiềm ẩn nhiều tác hại to lớn. Vì vậy, bạn nên sử dụng vừa đủ tránh tình trạng say xỉn gây mệt mỏi cho cơ thể, mất kiểm soát bản thân tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, trúng gió…

Về cách chế biến thức ăn, những bà nội trợ nên lưu ý không nên trữ nhiều thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh rồi hâm đi hâm lại (nhất là các món ăn như thịt kho trứng, khổ qua nhồi thịt, giò hầm măng) vì không đảm bảo an toàn thực phẩm. Thức ăn càng để lâu sẽ càng tạo ra hợp chất nitrit có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư gan, dạ dày…

Bên cạnh đó, các loại rau, trái cây có thể mua được sau Tết (mùng 2, mùng 3), do đó bạn cũng chỉ nên dự trữ vừa đủ trong vài ngày.

3. Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Dịp Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian bạn được nghỉ ngơi xả hơi sau một năm làm việc vất vả. Do đó, không ít người đã có tư tưởng “nuông chiều” bản thân một chút thì sao bằng việc như thức khuya, ngủ nướng, không tập thể dục và tham gia bữa tiệc vui xuân thâu đêm… Những việc làm này có thể khiến bản thân rơi vào trạng thái mệt mỏi, vui chơi không có sức lực…

Vì vậy, bạn vẫn nên duy trì chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên lấy cớ ngày Tết ngủ muộn để bỏ tập thể dụng vào buổi sáng. Bạn muốn cho bộ máy tiêu hóa làm việc tốt có thể tham khảo bài tập đơn giản như xoa bụng theo chiều kim đồng hồ hay tập một số động tác Yoga giúp tiêu hóa tốt như đứng, nghiêng người về phía trước, hai tay chống đùi và cơ bụng co lại.

Bí kíp cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết Nguyên Đán

Tập thể dục để rèn luyện sức khỏe

Bên cạnh đó, sau mỗi cuộc vui chơi, bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức, theo đó, bạn hãy đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Giấc ngủ sẽ giúp bạn hồi sức lực nhanh chóng để chuẩn bị cho hoạt động ngày hôm sau. Để tránh những cơn buồn ngủ đến không đúng lúc, trước khi đi chơi, bạn có thể dùng một tách cà phê hoặc uống một cốc nước pha vitamin C sủi.

Nếu chẳng may để cơ thể bị kiệt sức, hãy lấy lại sức bằng cách nghỉ ngơi và ăn nhẹ, bên cạnh đó là ăn nhiều rau, sữa chua và thực phẩm dễ tiêu hóa.

Bí kíp cân bằng chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết Nguyên Đán

>>>>>Xem thêm: Buồn ngủ sau khi tập thể dục là chuyện tốt hay chuyện xấu, tại sao?

Ngày Tết vẫn cần ngủ đúng giờ và đủ giấc

  • Tổng hợp những món đồ cần mua sắm trong dịp Tết Nguyên Đán
  • Bỏ túi kinh nghiệm vàng mua sắm trong dịp Tết Nguyên Đán 2022

Để mỗi dịp Tết đến, Xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cho bản thân cùng thành viên trong gia đình. Bloggiamgia.edu.vn mong rằng mọi người, mọi nhà đón một năm mới an vui. hạnh phúc và thật đảm bảo sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *