Ai cũng hiểu rằng “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại cộng với cường độ làm việc cao, môi trường khói bụi, ô nhiễm gây ra các vấn đề về mắt, nhất là chứng cận thị khiến nhiều phải lo lắng. Cận thị có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và trẻ em cũng không ngoại lệ.
Bạn đang đọc: Bí quyết chăm sóc đôi mắt cận thị không bị tăng độ
Tật khúc xạ về mắt này không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn mà còn khiến cho đôi mắt thường yếu và dễ bị khô, cộm mắt. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp mắt không bị tăng độ cận, có thể trở nên linh hoạt và sáng rõ hơn. Đừng bỏ lỡ tìm hiểu bí quyết chăm sóc đôi mắt cận thị ở ngay dưới đây!
Contents
- 1 1. Hãy để mắt nghỉ ngơi sau 20 phút làm việc
- 2 2. Chăm sóc đôi mắt cận thị bằng cách ủ mắt bằng khăn ấm, khăn lạnh
- 3 3. Tháo kính khi không cần thiết
- 4 4. Bổ sung các thực phẩm tốt cho đôi mắt cận thị
- 5 6. Bảo vệ mắt đúng cách
- 6 7. Tránh dụi mắt thường xuyên
- 7 8. Sử dụng kính áp tròng đúng cách
- 8 9. Tham gia các hoạt động ngoài trời
- 9 10. Thực hiện bài tập massage cho đôi mắt
1. Hãy để mắt nghỉ ngơi sau 20 phút làm việc
Đôi mắt thường bị khô và trở nên mệt mỏi khi phải nhìn liên tục vào một điểm cố định trong suốt một thời gian, nhất là đối với mắt đã bị cận thị, loạn thị. Do đó, mỗi khi làm việc 20 phút, bạn nên để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn ra xa khoảng 6 mét, hoặc nhìn vào đám cây xanh trong khoảng 10 giây.
2. Chăm sóc đôi mắt cận thị bằng cách ủ mắt bằng khăn ấm, khăn lạnh
Để đôi mắt được thư giãn, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm ủ lên mắt, sau đó khi ngăn nguội sẽ chuyển sang ủ khăn lạnh. Sau khi ủ khăn ấm – lạnh xong, bạn sẽ thấy mắt đỡ mệt hơn và nhìn rõ hơn đấy.
Nếu không có thời gian, bạn hãy dùng hai lòng bàn tay úp trên hai hốc mắt, sau đó dùng những ngón tay nhẹ nhàng xoa quanh hốc mắt. Điều này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp mắt thư giãn.
3. Tháo kính khi không cần thiết
Nếu cứ đeo kính cận liên tục sẽ khiến đôi mắt bị lệ thuộc vào kính, cả khi nhìn những vật ở cự ly gần. Do đó, nếu bạn cận dưới 0.75 độ thì không nhất thiết phải đeo kính thường xuyên, còn ngưỡng 1 đến 2 độ chỉ nên đeo khi cần nhìn mọi vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt. Khi không phải làm việc hoặc chỉ làm công việc hoặc chỉ làm việc đơn giản, hãy tháo mắt kính và cho mắt được thư giãn.
Đồng thời, việc đeo kính cận cũng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ và đo khám kỹ lưỡng, cẩn thận. Bạn nên đeo kính đúng với số độ cận tương thích với mắt để tránh tình trạng bị lóa, mỏi, lâu ngày sẽ gây hại cho mắt.
4. Bổ sung các thực phẩm tốt cho đôi mắt cận thị
Ngoài việc thiết lập chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế một số chất kích thích lẫn thức ăn không có lợi cho mắt như đường, thuốc lá… thì việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho đôi mắt là điều hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.
Trong đó, vitamin A là loại vitamin rất quan trọng đối với mắt, nhất là mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt…
Beta carotene là một tiền chất của vitamin A, đóng vai trò quan trọng đối với thị giác, giúp đôi mắt sáng khỏe hơn. Tiền chất này có nhiều ở trong rau, củ, quả màu vàng, cam hay xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, khoai lang… Beta carotene được hấp thu ở ruột non, do đó khi chế biến nết kết hợp với loại dầu, mỡ để quá trình hấp thụ tốt hơn.
Đừng quên bổ sung thêm chất kẽm giúp máu lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi và khó chịu. Chất kẽm thường có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng gà…
Một dưỡng chất rất cần thiết cho sức khỏe đôi mắt cận thị là Crom, nếu thiếu Crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi ra, mắt cũng tăng độ cận nhanh hơn. Crom có nhiều trong các loại thực phẩm như gan bò, lòng đỏ trứng, nấm, nước ép nho…
Selen có vai trò đảm bảo sự ổn định của thị lực và có nhiều trong các loại cá, tôm, cua, ốc và các loại hạt…
Cuối cùng, hãy bổ sung cho cơ thể các loại vitamin B. Theo đó, thiếu vitamin B1 trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết võng mạc giảm thị lực.
Thiếu vitamin B2 sẽ làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng của mắt, đồng thời có hiện tượng ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc hay đục thủy tinh thể… Để bổ sung vitamin B1, B2 và niacin, bạn có thể tăng cường các thực phẩm như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu đậm, sữa và trứng…
6. Bảo vệ mắt đúng cách
Để mắt được bảo vệ và tránh tăng độ cận thị, bạn nên tạo lập thói quen học tập và làm việc đúng cách. Khi học, bạn nên ngồi với khoảng cách từ mắt đến sách vở là 30cm. Khi làm việc, khoảng cách từ mắt đến máy tính đảm bảo 50cm.
Tư thế ngồi cần thẳng lưng, không cúi sát màn hình hay tránh nằm trên giường để làm việc, đọc sách. Trước đó, bạn cũng nên đảm bảo ánh sáng đủ và phù hợp ở nơi học tập, làm việc.
Ngoài ra, khi đi đường, bạn cũng nên sử dụng kính râm nhằm tránh bụi mịn bay vào mắt, cũng như tránh cho mắt nhìn trực tiếp vào ánh nắng của mặt trời, nhất là những ngày trời nắng nóng.
Tìm hiểu thêm: Thói quen chép miệng khi ngủ thường gặp ở trẻ có sao không?
Bên cạnh đó, việc phải thức khuya thường xuyên, mắt sẽ chịu cường độ và áp lực nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mỏi, khô mắt. Vậy nên, bạn cần phải có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi theo đúng quy định nhằm đảm bảo sức khỏe đôi mắt.
7. Tránh dụi mắt thường xuyên
Thói quen dụi mắt khi bị ngứa do bụi bẩn, vi khuẩn bay vào mắt có thể dẫn đến trầy xước giác mạc, làm tổn thương thị lực và tăng độ cần. Lâu dần sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh lý nguy hiểm cho mắt.
8. Sử dụng kính áp tròng đúng cách
Nếu bạn sử dụng kính áp tròng cận thị hãy lưu ý sử dụng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt tham khảo ý kiến bác sĩ khoa mắt trước khi sử dụng. Bởi vì việc sử dụng kính áp tròng không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại như trầy xước, viêm lót hay nhiễm trùng, gây ra bệnh lý biểu mô.
Đặc biệt, những người bị cận thị không những gây tổn thương mắt mà còn gây tăng độ cận khi lạm dụng kính áp tròng thường xuyên.
9. Tham gia các hoạt động ngoài trời
Tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời cũng là một trong những cách giúp bảo vệ đôi mắt cận thị của bạn. Các tia UVB trong ánh sáng mặt trời sẽ có tác dụng kích thích sự hoạt hóa tế bào nhất định trong mắt, với tác dụng tích cực và giảm độ cận với người bị cận thị, hay phòng tránh cận thị. Dù vậy, không phải khoảng thời điểm nào trong ngày bạn ánh sáng mặt trời sẽ tốt cho đôi mắt của bạn. Bạn chỉ nên cho mắt tiếp xúc với ánh sáng có lợi vào thời gian buổi sáng hoặc cuối giờ chiều mà thôi.
10. Thực hiện bài tập massage cho đôi mắt
Với thao tác đơn giản sẽ giúp đôi mắt cận của bạn đỡ mệt và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra các bài tập massage còn giúp ngăn ngừa tăng độ, nhìn đỡ “dại” và không bị sụp mí đấy! Bạn có thể thực hiện bài tập massage cho đôi mắt bằng cách sau:
- Động tác 1: Thư giãn và làm dịu đôi mắt bằng cách xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để ấm. Sau đó áp 2 lòng bàn tay vào 2 mắt và giữ như vậy trong khoảng 10 giây, hãy lặp lại động tác này 3 lần.
- Động tác 2: Làm giãn cơ mắt, chống mỏi mắt bằng việc xoa 2 lòng bàn tay để làm ấm tương tự động tác 1. Sau đó đảo mắt theo chiều kim đông rồi lại đảo ngược lại, bạn nên lặp lại 36 vòng, chú ý là nên đảo chậm rãi, không nên đảo quá nhanh.
- Động tác 3: Giúp máu lưu thông tốt hơn bằng cách đặt tay lần ở 4 điểm xung quanh của mắt (chân mày, đuôi mắt, bọng mắt và hốc mắt). Ở mỗi điểm dừng lại và massage nhẹ nhàng 5 giây, nên lặp lại khoảng 30 lần.
>>>>>Xem thêm: 5 cách trị biếng ăn cho trẻ vô cùng hiệu quả, các mẹ đã thử chưa?
Trên đây là bí kíp chăm sóc đôi mắt cận thị mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích đến bạn. Chúc bạn có đôi mắt sáng khỏe!
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cham-soc-mat-dung-cach-giup-giam-can-thi/