Bố mẹ nào cũng hiểu rằng trường học là nơi để nuôi dưỡng tâm hồn, kiến thức, kỹ năng và trở thành một cá nhân độc lập. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh vẫn chần chừ mãi không dám cho trẻ đi học chỉ bởi… con đi học được hai buổi thì lại nghỉ ốm cả tuần. Làm thế nào để đi học không còn là nỗi sợ hãi cho cả bé lẫn bố mẹ? Đừng bỏ lỡ tìm hiểu tăng cường sức khỏe để trẻ không bị ốm khi đi học.
Bạn đang đọc: 10 tuyệt chiêu tăng cường sức khỏe để trẻ không bị ốm khi đi học
Contents
- 1 1. Lý do vì sao trẻ bị ốm khi đi học?
- 2 2. 10 lời khuyên để bé không bị ốm khi đi học cực kỳ hữu ích
- 2.1 2.1. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch trình
- 2.2 2.2. Dạy con về cách rửa tay đúng cách
- 2.3 2.3. Tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình
- 2.4 2.4. Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm
- 2.5 2.5. Cẩn thận với những nỗi lo của trẻ
- 2.6 2.6. Tăng cường hoạt động ngoài trời
- 2.7 2.7. Chú ý đến bữa ăn sáng của trẻ
- 2.8 2.8. Tìm hiểu về cách trị chấy rận ở trẻ nhỏ
- 2.9 2.9. Hãy bình tĩnh khi bé con bị ốm
- 2.10 2.10. Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc
1. Lý do vì sao trẻ bị ốm khi đi học?
Trường học và nhà ở là hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Khi ở nhà bé sẽ thường ít ốm hơn bởi trong vòng tay bảo bọc của bố mẹ, bé không tiếp xúc nhiều với các mầm bệnh. Tuy nhiên, khi đến trường bé có thể thể tiếp xúc nhiều với mầm bệnh như tiếp xúc với bạn bè, đồ chơi, đồ dùng cá nhân như chăn, gối hoặc đồ chơi. Đặc biệt, trẻ sẽ rất dễ nhiễm các bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, đau mắt đỏ, tay chân miệng…
Ngoài ra, nhiều trẻ không chỉ bị ốm mà còn mắc những bệnh ngoài da, táo bón do uống ít nước hay biếng ăn khi rời xa người thân. Không những vậy, một số bé còn có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu bởi trẻ nín tiểu, uống ít nước, không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu.
2. 10 lời khuyên để bé không bị ốm khi đi học cực kỳ hữu ích
Theo lời của chuyên gia bác sĩ, trẻ đều có khả năng bị nhiễm bệnh, do đó bạn đừng mong bé cưng nhà mình không mắc bất kỳ bệnh gì bởi điều này là bất khả thi. Tuy nhiên, bạn cũng cần chủ động để giải quyết bệnh vặt và hạn chế những nguy cơ mắc bệnh nặng cho trẻ.
2.1. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch trình
Để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh cho con, bạn cần đảm bảo bé được tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Ngoài ra, nếu gia đình có điều kiện, cha mẹ có thể cho bé tiêm dịch vụ, nhất là mũi vắc xin phòng bệnh cúm vào tháng 9, tháng 10 hàng năm.
2.2. Dạy con về cách rửa tay đúng cách
Rửa tay là một trong những cách phòng bệnh cho trẻ hữu ích nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng hành động giữ cho đôi tay sạch sẽ trẻ đã có thể làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền bệnh vi khuẩn, virus, nấm… vốn là nguyên nhân gây ra những bệnh thường gặp ở trường học.
Để bảo vệ sức khỏe bé yêu, cha mẹ nên dạy trẻ cách rửa tay đúng cách, nhất là rửa tay sau khi ho, hắt hơi, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
2.3. Tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình
Việc duy trì lối sống khoa học để giữ cho hệ miễn dịch của bé để luôn hoạt động mạnh mẽ chính là cách tốt nhất bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh tật khi đến trường. Ngủ đủ giấc, duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, giữ thái độ sống tích cực, rửa tay thường xuyên là cách đơn giản để có thể phòng bệnh hiệu quả.
2.4. Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm
Một số thói quen vệ sinh cá nhân như không nên chạm tay vào mạnh, che miệng khi ho, hắt hơi, không dùng chung vật dụng cá nhân như cốc, khăn mặt… là điều bố mẹ nên dạy trẻ và nhắc nhở cho trẻ đến trường. Bởi nếu trẻ thực hiện đúng với điều này, sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh của trẻ.
2.5. Cẩn thận với những nỗi lo của trẻ
Khi bước vào độ tuổi đi học, trẻ thường phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng từ trường học như sự lạ lẫm với bạn bè, hoàn thành bài tập về nhà, các bài kiểm tra…
Nghiên cứu cho thấy tình trạng căng thẳng và lo lắng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của các bé cũng giống như cách nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn. Vậy nên bố mẹ nên chú ý quan sát để phát hiện sớm những triệu chứng căng thẳng nhằm giúp trẻ kiểm soát sự lo lắng này.
Tìm hiểu thêm: Có nên đắp chăn cho trẻ sơ sinh không? Các loại chăn an toàn, ấm áp cho bé yêu
2.6. Tăng cường hoạt động ngoài trời
Trẻ em cần được vật động ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày với hoạt động thể chất. Việc vận động sẽ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, hỗ trợ trẻ ngủ tốt hơn và tăng cường sức khỏe. Do đó, nếu thấy hoạt động này không được chú trọng ở trường, cha mẹ nên bù đắp bằng cách cho trẻ vận động, đi xe đạp… vào buổi chiều sau khi ở trường.
2.7. Chú ý đến bữa ăn sáng của trẻ
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày. Đặc biệt, một bữa ăn sáng đầy đủ dưỡng chất cũng đã được chứng minh là rất quan trọng đối với chức năng của não, cũng như duy trì mức năng lượng ổn định trong suốt cả ngày.
2.8. Tìm hiểu về cách trị chấy rận ở trẻ nhỏ
Nhiều bố mẹ vẫn thường nghĩ rằng con mình sẽ không thể nào bị chấy rận bởi mỗi ngày mình đều chú ý đến vệ sinh cho trẻ. Thế nhưng, đây là vấn đề trẻ rất dễ gặp phải ở độ tuổi đi học. Nguyên nhân bởi trẻ rất dễ lây bởi bạn bè khi chơi chung hoặc ngủ chơi. Do đó. mẹ nên trang bị cho mình một số thông tin về tình trạng này, nhằm giúp con loại bỏ chấy rận nếu chẳng may bé bị lây.
2.9. Hãy bình tĩnh khi bé con bị ốm
Mỗi một lần trẻ bị ốm là một cơ hội để cơ thể tập dượt nhằm nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cho trẻ, trung trẻ sẽ có ốm 8 đến 12 lần/năm. Do đó, mỗi khi con ốm, bố mẹ cần chăm sóc đúng cách, giảm sử dụng loại thuốc không cần thiết để cơ thể bé có cơ hội chiến đấu, tăng cường sức khỏe toàn diện.
2.10. Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là một trong những yếu tố then chốt quyết định bé yêu có khỏe mạnh hay không? Theo nghiên cứu, giấc ngủ không chỉ quan trọng đối với sức khỏe thể chất, hệ miễn dịch mà nó còn đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ, giúp bé học tập tốt hơn
Theo đó, trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần ngủ khoảng 13 đến 4 giờ/ngày, trẻ từ 3 đến 6 tuổi cần ngủ khoảng 11 đến 12 giờ ngày. Do đó ngoài thời gian ngủ trưa ở trên trường, cha mẹ nên đảm bảo ở nhà con được khoảng 11 giờ với trẻ từ 1 đến 3 tuổi và 9 giờ với trẻ 3 đến 6 tuổi.
Để đảm bảo giấc ngủ cho con được trọn vẹn, bố mẹ nên chú ý đến bộ chăn ga gối nệm mà con đang nằm. Chiếc nệm bé yêu đang nằm sẽ có vai trò nâng đỡ hệ thống khung xương sống, giúp cơ thể trẻ thả lỏng, tạo sự thoải mái dễ chịu giúp bé dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ. Trong khi đó, nếu trẻ nằm trên một tấm nệm không có khả năng nâng đỡ hoặc sự nâng đỡ không phù hợp rất dễ gây tổn thương đến cột sống.
Điển hình như nệm lò xo Nệm lò xo Therapedic Elite Tight Top sử dụng hệ thống lò xo túi độc lập dự phòng giúp giữ cấu trúc tấm nệm thêm vững chãi, bảo vệ cột sống của người nằm. Đặc biệt, sản phẩm ứng dụng công nghệ độc quyền HourGlass Support kèm lớp mút Backsense giúp nâng đỡ các vùng khác nhau trên cơ thể, duy trì dáng thẳng tự nhiên cho cột sống của trẻ.
Ngoài ra, nệm có độ thông thoáng cao với khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp người nằm luôn cảm thấy thoải mái, thả lỏng và thư giãn hoàn toàn. Cuối cùng, lớp mút nhớ dự phòng có độ co giãn cao với khả năng chậm đàn hồi, mang đến độ êm ái hoàn hảo ngay cả những góc ít chạm tới, chăm sóc tối ưu giấc ngủ, giúp trẻ có giấc ngủ ngon và thức dậy chào ngày mới thật sảng khoái.
Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/nem-lo-xo-therapedic-elite-tight-top.html
Về chăn ga, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn bộ chăn ga êm ái, thoáng khí đảm bảo không hầm nóng, bí bách trong giấc ngủ. Đồng thời, chất liệu phải an toàn với làn da nhạy cảm, không gây ngứa ngáy cho bé. Với bộ ga chun AMD Dream, sản phẩm sở hữu toàn bộ những ưu điểm vượt trội của chất liệu 100% Cotton cao cấp cùng ưu điểm nổi bật như thông thoáng, dịu mát và thấm hút mồ hôi rất tốt. Nhờ đó ngăn chặn môi trường cho vi khuẩn phát triển và thân thiện với mọi làn da.
>>>>>Xem thêm: Ăn bơ giảm cân có thật không? Hướng dẫn cách ăn bơ giảm cân
Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/ga-chun-amd-dream-cotton-hoa-tiet.html
Mời bạn theo dõi thông tin hữu ích về lựa chọn mền cho bé đi học an toàn, sạch đẹp và tiện lợi tại: https://vuanem.com/blog/bi-quyet-chon-men-cho-be-di-hoc.html
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách giúp trẻ không bị ốm khi đi học, bố mẹ hãy lưu lại nhé. Chúc bé yêu luôn mạnh khỏe!
Tài liệu tham khảo: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/tre-di-hoc/su-phat-trien-tre-di-hoc/tang-cuong-suc-khoe/