Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Rate this post

Cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, quá trình trao đổi chất của người cao tuổi đều có sự suy giảm, vậy nên sẽ rất dễ bị bệnh khi có sự thay đổi của thời tiết, nhất là khi trời chuyển rét. Hiểu biết những bệnh thường mắc phải ở người cao tuổi sẽ giúp bạn phòng bệnh, đồng thời nâng cao sức khỏe cho mình hoặc những người thân yêu. Đừng bỏ lỡ tìm hiểu thông tin hữu ích về cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

1. Các bệnh người cao tuổi thường mắc phải vào mùa đông

Qua rất nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y khoa cho thấy thời tiết mùa đông sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trên con người, nhất là đối với người già.

Không khí lạnh tác động không tốt cho đường hô hấp, từ đó làm bùng phát các bệnh hô hấp mãn tính ở người già. Ngoài ra, môi trường ẩm thấm cũng tạo thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây cảm cúm phát triển mạnh mẽ càng dễ tấn công vào người cao tuổi. Đặc biệt, người cao tuổi cũng dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm phế quản, viêm phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, viêm đa xoang, viêm họng mãn tính…

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Người cao tuổi dễ mắc các bệnh về phổi trong mùa đông

Thời tiết hanh khô cũng khiến làn da bị mất nước, giảm tiết chất bã, chất nhờn làm mắc hoặc nặng lên các bệnh chàm khô. Do đó, vào mùa đông, da của người già dễ khô, bong tróc vảy, ngứa dẫn đến gãy nhiều và gây trầy xước, thậm chí là xuất huyết.

Hơn nữa, thời tiết lạnh ẩm là điều kiện thuận lợi cho các bệnh khớp tái phát ở người cao tuổi. Vào mùa này, những khớp xương có thể sưng nóng và hạn chế vận động. Đặc biệt, đối tượng này còn có thể gặp các triệu chứng ngón tím tái, tê cóng, tắc mạch đầu chi và nặng nhất là hoại tử.

Do đó, người cao tuổi cần chú ý phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe vào thời điểm này, nhất là khi giao mùa và trước những đợt gió mùa chuyển lạnh.

2. Cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, người cao tuổi nên chú ý thực hiện những biện pháp sau:

2.1. Giữ ấm cho cơ thể

Để phòng bệnh, người cao tuổi nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước ấm để tránh đưa vi khuẩn, virus vào cơ thể thông đường mắt, mũi miệng.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc áo quần đủ ấm, kể cả khi ở trong nhà bằng các loại áo len, dạ, khăn quàng và tất tay chân. Đồng thời đeo khẩu trang, che khăn, đội mũ khi có việc phải ra ngoài và nên hạn chế ra ngoài vào những ngày giá rét.

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Người cao tuổi cần giữ ấm cho cơ thể

Đừng quên giữ vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sạch sẽ để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Môi trường sống nên giữ ấm bằng cách đóng kín các cửa sổ và cửa ra vào. Bạn có thể sử dụng các loại máy sưởi như quạt sưởi, máy sưởi điện, không nên sử dụng sưởi than củi trong phòng kín vì dễ gây ngạt dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Người già ban đêm hay thức dậy do khó ngủ hoặc do chứng tiểu đêm nhiều lần. Do đó, nếu không có nhà vệ sinh trong nhà, hãy dậy trước, mặc đủ ấm rồi mới mở cửa từ từ cho quen với nhiệt độ thấp. Nếu phải dậy sớm tập thể dục hoặc có việc phải đi ra ngoài thì cũng nên làm như vậy. Bởi nhiều trường hợp do thay đổi nhiệt độ quá nhanh, cơ thể người già không đáp ứng kịp đã dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… hết sức nguy hiển.

2.2. Ăn uống đủ chất

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cũng là cách phòng bệnh trong mùa đông. Ăn đủ chất đường, protein, đặc biệt là mỡ sẽ giúp cho cơ thể thêm cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Ngoài ra, mùa lạnh có thể ăn nhiều hơn mùa hè do cơ thể phải tiêu tốn calo nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường.

Bạn nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu như súp, cháo thịt hay các món hầm. Ngoài ra, cầ chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhỏ, không nên dồn dép vào 1 2 bữa ăn trong ngày, có thể làm cơ thể người già khó hấp thu.

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Trong đó, buổi sáng và buổi trưa nên ăn thức ăn giàu calo và bữa tối nên nhẹ nhàng hơn một chút kèm theo hoa quả. Tránh ăn quá no. uống quá nhiều vào bữa tối cũng là nguyên nhân mất ngủ đầy bụng chướng hơi, do đi tiểu nhiều.

Tuyệt đối bạn không dùng rượu để “chống rét” vì rượu, gây giãn mạch khi ra ngoài trời lạnh rất nguy hiểm. Ngoài ra, các cụ ông cao tuổi nên bỏ thuốc lá, thuốc lào, thay vào đó cần ăn uống đủ lượng và chất hay bỏ bữa ăn.

2.3. Tập luyện thể dục thể thao

Người cao tuổi nên thường xuyên vận động và tập luyện đều đặn. Vận động và tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng để làm làm giãn gân cốt, máu huyết lưu thông và tránh những trường hợp cứng khớp, teo cơ do không vận động trong thời gian dài.

Việc tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp ở những đối tượng có các bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường… Tuy nhiên cần lưu ý tập ở nơi phòng kín, ấm áp, tập vừa sức và khởi động kỹ càng trước khi luyện tập.

Tìm hiểu thêm: Tình dục có giúp cải thiện giấc ngủ?

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông
Rèn luyện thể dục thể thao giúp gân cốt chắc khỏe

3. Chăm sóc giấc ngủ trong mùa đông cho người cao tuổi

Mùa đông vốn không dễ chịu gì với người cao tuổi, nhất là vào ban đêm khi nền nhiệt hạ xuống mức thấp nhất. Họ sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi phải nằm chui rúc trong lớp chăn dày nặng trịch và nóng bức hay phải co ro trong lớp chăn mỏng nhẹ nhưng lạnh lẽo.

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi

Do đó, bất kể vào mùa hè hay mùa đông thì độ thông thoáng của chăn ga gối nệm cực kỳ quan trọng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn chất liệu có khả năng giữ ấm cho cơ thể nhưng đồng thời sở hữu độ thông thoáng cao. Ngược lại, các chất liệu tổng hợp hầm bí thường có xu hướng khiến cơ thể toát mồ hôi, lượng hơi ẩm dư thừa không được thoát ra ngoài sẽ gây cảm lạnh hay nặng hơn là viêm phổi.

Bạn cũng cần quan tâm đến mức độ gây kích ứng của vải, bởi làn da của người cao tuổi rất nhạy cảm bởi dễ mẩn ngứa hay nổi chàm. Trong đó, các dòng chất liệu như cotton tự nhiên, tencel, len, lông vũ… luôn là chựa chọn hàng đầu khi lựa chọn chăn ga gối cho người cao tuổi trong mùa đông.

3.1. Hướng dẫn cách lựa chọn nệm cho người cao tuổi

Về nệm, nệm cao su sẽ thích hợp sử dụng cho những người lớn tuổi khi có độ cứng vừa phải, không tạo cảm giác xẹp lún cho người nằm. Độ đàn hồi, độ dẻo dai của nệm cao su giúp người già luôn nằm thẳng lưng và vì thế, vị trí cột sống luôn được giữ thẳng, tránh cảm giác đau lưng sau một đêm.

Chẳng hạn như sản phẩm cao su thiên nhiên Gummi Latex 7zones được làm từ 100% cao su thiên nhiên, sở hữu độ đàn hồi ưu việt cùng cấu trúc latex phân 7 vùng, giúp hỗ trợ nâng đỡ toàn bộ cơ thể thông qua 7 vùng trọng tâm.

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Nệm cao su thiên nhiên Gummi Latex 7zones

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/nem-cao-su-gummi-latex-7zones.html

3.2. Hướng dẫn lựa chọn chăn ga

Về chăn ga, bộ chăn ga AMD Silky được làm từ loại vải Tencel Silky cao cấp sẽ rất thích hợp dành cho người cao tuổi.

Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, sản phẩm mang đến cảm giác ấm áp vào mùa đông và mát mẻ trong mùa hè. Do đó, người dùng sẽ không thấy bí bách, khó chịu trong giấc ngủ.

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

Bộ chăn ga AMD Silky

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/bo-cgvc-amd-silky.html

3.3. Tăng cường ruột chăn bông ấm áp

Đối với các tỉnh thành phía Bắc, bạn sẽ cần thêm bộ ruột chăn để giúp ông bà vượt qua cái giá lạnh của mùa đông. Trong đó ruột chăn Doona Basic tuy là dòng chăn mùa đông, nhưng chăn khá thông thoáng và gọn nhẹ. Người dùng sẽ không gặp phải tình trạng nóng nực bí bách khi sử dụng chăn. Đặc biệt, bên cạnh khả năng giữ ấm, ruột chăn còn có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Sử dụng bông kháng khuẩn công nghệ Nano, chăn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Sức khỏe của bạn từ đó cũng được bảo vệ tối đa.

Hướng dẫn cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

>>>>>Xem thêm: Vai trò của ngủ đủ giấc và cách mua nệm online trong đại dịch Covid 19

Ruột chăn Doona Basic

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/ruot-chan-doona-basic-t220-2kg.html

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông cũng như cách chăm sóc giấc ngủ mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho những người thân yêu, nhất là ông, bà hay bố mẹ đã có tuổi trong gia đình.

Tài liệu tham khảo: https://vtv.vn/suc-khoe/cac-benh-thuong-gap-cua-nguoi-cao-tuoi-vao-mua-lanh-20210110212137407.htm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *