Buồn ngủ được xem là một trong những khó khăn lớn nhất của nhiều người lúc học tập và làm việc. Sẽ thật khó khăn để tập trung khi đôi mắt của bạn cứ nặng trĩu và đầu óc thì gật gù. Vậy làm thế nào để chế ngự cơn ngủ gật để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả công việc? Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn ngủ gật đấy! Hãy theo dõi và sử dụng khi cần thiết nhé.
Bạn đang đọc: Tiết lộ 13 cách giúp bạn chế ngự cơn ngủ gật trong giờ làm việc
Contents
- 1 1. Những tác hại “không ngờ tới” của thói quen ngủ gật
- 2 2. Những biện pháp giúp chế ngự cơn ngủ gật
- 2.1 2.1. Đứng dậy và tản bộ xung quanh văn phòng
- 2.2 2.2. Tận dụng giấc ngủ trưa
- 2.3 2.3. Thư giãn cho đôi mắt
- 2.4 2.4. Ăn một món ăn lành mạnh để tăng cường năng lượng
- 2.5 2.5. Nói chuyện với đồng nghiệp
- 2.6 2.6. Bật đèn sáng
- 2.7 2.7. Hít thở sâu
- 2.8 2.8. Chuyển hoạt động khác để kích thích tâm trí
- 2.9 2.9. Uống nước
- 2.10 2.10. Hít thở không khí trong lành
- 2.11 2.11. Tập thể dục
- 2.12 2.12. Sử dụng bạc hà
- 2.13 2.13. Ngủ đủ giấc
1. Những tác hại “không ngờ tới” của thói quen ngủ gật
Ngủ gật là thói quen không hiếm gặp ở sinh viên, nhân viên văn phòng, chúng không chỉ làm mất mỹ quan văn phòng mà còn khiến “khổ chủ” gặp nhiều rắc rối về sức khỏe. Đặc biệt thói quen không tốt này còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn khiến cơ thể đình công đấy.
Ngủ gật có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi cơ thể như đau đầu, chóng mặt, chán ăn và uể oải. Hơn nữa là nguy cơ dẫn tới các triệu chứng sau:
- Thiếu tập trung và giảm chỉ số IQ: Ngủ gật khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, giấc ngủ bị ngắt quãng khiến teen khó ngủ sâu và ngủ đủ giấc vào buổi tối. Do đó, não bộ không thể tập trung được nên làm giảm khả năng phân tích, thậm chí ảnh hưởng tới trí nhớ.
- Nguy cơ tiểu đường và béo phì: Mất ngủ ảnh hưởng tới việc hấp thu glucose, làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Tỷ lệ béo phì ở người thiếu ngủ hay ngủ gà ngủ gật cũng cao hơn những người ngủ đủ giấc.
- Vấn đề tâm lý và cảm xúc: Thiếu ngủ khiến tinh thần mệt mỏi, uể oải dẫn đến gắt gỏng, nặng hơn sẽ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, gây ra căng thẳng và trầm cảm.
Ngủ gà ngủ gật, đứt quãng đã không tốt cho sức khỏe, nhưng ngủ gật với những tư thế sau còn gây ra nhiều tác hại hơn:
- Ngủ chống cằm: Chống cằm lâu sẽ khiến da vùng cằm chảy xệ và hình thành nhiều nếp nhăn. Bên cạnh đó, bạn lại đang vô tình giúp cho lũ vi khuẩn từ tay di chuyển lên da mặt nên nếu có nổi mụn vùng này thì cũng không lấy gì làm lạ.
- Ngủ gục xuống mặt bàn: Ngủ trong tư thế này sẽ khiến máu không lưu thông dẫn đến tê chân. Đồng thời, gục mặt xuống bàn làm chèn ép ngực, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây áp lực lên tim và phổi.
- Ngủ đè lên cánh tay: Ngủ đè lên cánh tay làm các dây thần kinh bị chèn ép, khiến tay bị tê, mắt đè lên bàn tay làm nhãn cầu bị dồn ép, gây đau nhức mắt khi tỉnh dậy. Hơn nữa, ở tư thế này còn khiến khí lạnh dễ xâm nhập cơ thể và gây ra bệnh về đường hô hấp.
Từ những tác hại của việc ngủ gật không ngờ tới này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ mách nhỏ đến bạn những cách chế ngự cơn ngủ gật khi học tập hay làm việc.
2. Những biện pháp giúp chế ngự cơn ngủ gật
2.1. Đứng dậy và tản bộ xung quanh văn phòng
Theo Webmd, Tiến sĩ Robert Thayer, Đại học California (Mỹ) cho biết ăn một thanh kẹo hoặc đi bộ nhanh hơn 10 phút sẽ giúp cơ thể nhanh lấy lại sự tỉnh táo. Đặc biệt, kẹo chỉ cung cấp năng lượng trong 1 giờ thì 10 phút đi bộ lại cung cấp năng lượng tới 2 giờ. Bởi vì hoạt động này giúp cung cấp oxy tới tĩnh mạch, não bộ và cơ bắp của bạn. Do đó, nếu bạn làm việc tại bàn, hãy cố gắng thường xuyên đứng dậy và đi lại, hoặc đi bộ tới quán ăn trưa cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe đấy.
2.2. Tận dụng giấc ngủ trưa
Hãy cố gắng ngủ trưa từ 5 đến 25 phút để cơ thể tái tạo năng lượng cho giờ làm việc vào buổi chiều. Bạn nên nhắm mắt lại trong khoảng 10 phút hoặc lâu hơn nếu có thể.
2.3. Thư giãn cho đôi mắt
Nhìn liên tục và cố định trên màn hình máy tính có thể khiến đôi mắt bị mỏi và buồn ngủ. Thỉnh thoảng, bạn cần tránh xa màn hình khoảng một vài phút để đôi mắt được thư giãn và tránh mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh hay gối tay mẹ ngủ có sao, có ảnh hưởng sức khoẻ không?
2.4. Ăn một món ăn lành mạnh để tăng cường năng lượng
Đồ ăn nhẹ chứa nhiều đường có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng khi bạn cảm thấy lượng đường trong máu thấp, nhưng chúng là “đầu têu” khiến tinh thần mệt mỏi và uể oải. Thay vào đó, một số món ăn có thể tăng năng lượng cho bạn trong thời gian dài là sữa chua, các loại hạt, trái cây tươi, bơ đậu phộng…
2.5. Nói chuyện với đồng nghiệp
Nếu bạn đang cảm thấy buồn ngủ, hãy giải lao và nói chuyện phiếm với đồng nghiệp để não bộ có thể hoạt động hơn. Đây là hành vi kích thích rất mạnh, nhất là khi bàn luận về đề tài chính trị, phim truyện, thời trang…
2.6. Bật đèn sáng
Môi trường có thể là ánh sáng yếu thường khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh đèn sáng có thể làm giảm cơn buồn ngủ và tăng sự tỉnh táo. Vì vậy, nếu buồn ngủ hãy thử tăng độ sáng của bóng đèn ở văn phòng lên nhé.
2.7. Hít thở sâu
Hít thở sâu làm tăng mức độ oxy trong máu, chậm nhịp tim và giảm huyết áp, mang đến cho tinh thần sảng khoái, năng lượng tràn đầy. Điều quan trọng khi hít thở sâu là bạn cần hút vào bụng chứ không phải ngực.
Đầu tiên, ngồi thẳng lưng, đặt tay lên bụng, hút sâu thông qua mũi và để bụng tự đẩy tay ra, không nên di chuyển ngực. Sau đó thở ra thông qua đôi môi đang mím lại như huýt sáo.
2.8. Chuyển hoạt động khác để kích thích tâm trí
Một nghiên cứu tại Phần Lan cho thấy những người làm việc 12h vào ca đêm thường cảm thấy công việc của mình đơn điệu và khiến họ không tỉnh táo. Vì vậy, bạn hãy cố gắng kích thích tâm trí, não hoạt động nhiều hơn khi làm việc nhé.
2.9. Uống nước
Mất nước có thể gây ra sự mệt mỏi cho cơ thể, do đó bạn nên uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau quả.
2.10. Hít thở không khí trong lành
Chu kỳ ngủ và nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi nguồn ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Do đó các chuyên gia khuyên bạn nên ra ngoài, hít thở không khí trong lành và tận hưởng ánh sáng mặt trời ít nhất 1 giờ vào buổi sáng. Điều đó sẽ thúc đẩy giác quan, mang lại sự tươi tắn và khỏe mạnh.
2.11. Tập thể dục
Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) với 6.800 người, tập thể dục có hiệu quả hơn trong việc cung cấp năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày so với một số loại thuốc điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Vì thế hãy tạo dựng thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Đặc biệt, một bữa ăn giàu protein và carbohydrate trong vòng 2h sau khi tập luyện sẽ “nạp” phần năng lượng mà bạn bị mất đi khi tập thể dục.
2.12. Sử dụng bạc hà
Nếu không khí trong lành không đủ để cứu vớt ngày làm việc thì bạn sẽ cần một thứ mạnh hơn cả là kẹo cao su, bạc hà, kẹo cứng, những thứ giúp hơi thở thơm mát sẽ giúp bạn đỡ buồn ngủ hơn nhiều.
2.13. Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước sẽ góp phần giúp cho bạn tỉnh táo hơn, và chống những cơn buồn ngủ ập tới vào ngày hôm sau.
Do đó, bạn nên chăm sóc giấc ngủ của mình bằng nhiều cách như đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định, hạn chế tiếp xúc với điện thoại, máy tính có nguồn ánh sáng xanh trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút, tránh căng thẳng mệt mỏi…
>>>>>Xem thêm: Ăn uống khoa học như thế nào? Nguyên tắc ăn uống khoa học
Đặc biệt, nếu chăn ga gối nệm của bạn đã cũ kỹ, khiến bạn không cảm thấy thoải mái và dễ chịu thì hãy mạnh dạn đầu tư phụ kiện chăm sóc giấc ngủ êm ái, sạch sẽ, nó sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn đấy. Hiện nay Bloggiamgia.edu.vn đang cung cấp và phân phối sản phẩm chăn ga gối nệm đến từ thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như Dunlopillo, Amando, Gummi, Liên Á, Vạn Thành… Mời bạn truy cập website Vuanem.com hoặc gọi hotline 1800 2092 để được tư vấn nhiệt tình nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn chế ngự cơn ngủ gật mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Chúc bạn luôn thoải mái và tràn đầy năng lượng trong giờ học, giờ làm việc.
Tài liệu tham khảo: https://zingnews.vn/bien-phap-chong-lai-con-buon-ngu-noi-lam-viec-post520813.html