Bước đầu tiên khi may một bộ quần áo bất kỳ là cần tính toán số lượng vải may sao cho chính xác nhất để không gây lãng phí hoặc thiếu vải. Tuy nhiên, đây không phải là một việc dễ dàng, nhất là với những người mới học may và đặc biệt là khi may quần áo cho các bé. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ chỉ cách tính vải may quần áo cho trẻ em vừa đơn giản, vừa chính xác để các bạn có thể áp dụng hiệu quả.
Bạn đang đọc: Cách tính vải may quần áo trẻ em đơn giản và chính xác
Contents
1. Tại sao cần tính vải may quần áo trẻ em?
Tính toán số lượng vải may là một khâu quan trọng và là bước đầu tiên mà những người thợ may cần phải học. Bởi vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố như: Chi phí mua vải, hiệu quả làm việc, thời gian thực hiện, sự chuyên nghiệp cũng như uy tín của người may và cửa hàng may mặc.
Cụ thể:
Khi tính được số lượng vải cần có để may quần áo trẻ em, bạn sẽ mua và chuẩn bị đúng kích thước của tấm vải. Điều này sẽ giúp bạn không mua quá nhiều hay quá ít vải, đảm bảo chi phí hợp lý nhất, tránh lãng phí tiền bạc mà còn tận dụng được tối đa tấm vải đã mua.
Ví dụ, một bộ quần áo cho bé chỉ cần 1,5 vải theo chiều dài, nhưng nếu không biết cách tính vải may quần áo trẻ em thì bạn có thể mua tới 2m vải. Lúc này số lượng vải thừa có thể không sử dụng lại được và gây lãng phí lớn. Hơn nữa, lượng vải vụn cũng nhiều hơn cũng gây hại cho môi trường.
Mặt khác, nếu mua thiếu vải, công việc của bạn sẽ bị gián đoạn, thời gian hoàn thành bộ đồ chậm hơn, làm ảnh hưởng hiệu quả công việc. Thậm chí, nó có thể khiến cho khách hàng khó chịu khi bạn lỡ hẹn giao đồ với khác, làm mất uy tín của chính mình.
Ngoài ra, việc tính toán đúng số vải cần thiết để may một bộ đồ cũng giúp những nhà thiết kế, thợ may nâng cao sự chuyên nghiệp và tính linh hoạt trong công việc. Điển hình là khi nhìn vào một bản thiết kế trang phục hay kích thước cơ thể của một đứa trẻ, những người thợ lành nghề sẽ tính được luôn lượng vải chính xác để may một bộ đồ.
Từ đó dễ dàng tư vấn cho khách về chi phí cần chi trả. Đồng thời, thời gian thực hiện may một sản phẩm cũng nhanh chóng hơn, vì đã giảm bớt được thời gian dành cho việc tính toán số mét vải. Chính điều này giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp và nâng cao hình ảnh của mình, dành được sự tin tưởng của khách hàng.
2. Cách lấy số đo khi may quần áo cho trẻ em
Trước khi tính vải may quần áo cho trẻ em, chúng ta cần phải biết được số đo cơ thể chính xác của trẻ. Vì thông qua kích thước của bé mới có thể ước lượng được số mét vải cần dùng là bao nhiêu, tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Dưới đây là cách lấy số đo khi may quần áo cho các bé.
2.1. Dụng cụ cần chuẩn bị
Việc lấy số đo cơ thể luôn là việc đầu tiên trước khi may hay phác thảo một mẫu may. Chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ để đo kích thước của bé, bao gồm:
- Thước dây cuộn: Thước dây là một loại thước mềm dẻo thường được làm từ nhựa, vải hoặc da. Không giống như thước cứng thông thường, thước dây cho phép đo chu vi của các bộ phận trên cơ thể dễ dàng hơn và chính xác hơn. Vì thực tế thì cơ thể con người không phải là những đường thẳng nên một chiếc thước dây mềm dẻo sẽ rất hữu ích, giúp người thợ có số đo chính xác nhất.
- Bút/bút chì: Bạn sẽ cần bút chì để đánh dấu và ghi lại các số liệu mà mình đã đo được trên người các bé.
- Tờ giấy: Để ghi lại tất cả các số đo, bạn cũng sẽ cần một tờ giấy hoặc mẫu đo cơ thể. Liệt kê tất cả số liệu cần thiết trên một tờ giấy để không bị nhầm lẫn hoặc quên.
2.2. Cách lấy số đo cho trẻ em
Để lấy số đo của trẻ, chúng ta sẽ dùng thước dây để đo và viết chúng ra tờ giấy. Lưu ý rằng không để thước bị nghiêng hoặc kéo quá căng hay quá chùng. Nếu đo nghiêng có thể dẫn đến độ dài không chính xác và việc kéo giãn hay chùng thước dây có thể ảnh hưởng đến cách tính vải may quần áo trẻ em. Việc sai lệch số đo có thể khiến bạn tạo ra một bộ quần áo quá chật hoặc quá rộng so với cơ thể của bé.
Để lấy số đo của các bé, chúng ta thực hiện lần lượt như sau:
- Đo chiều cao: Đo chiều cao là đo tổng chiều dài từ đỉnh đầu đến dưới gót chân. Việc đo chiều cao tổng thể rất quan trọng vì nhiều mẫu quần áo không ghi kích thước theo độ tuổi của trẻ mà chỉ sử dụng chiều cao. Hơn nữa, không phải tất cả trẻ đều phát triển với tốc độ như nhau nên sẽ có sự khác biệt về chiều cao. Với chiều cao khác nhau thì cách tính vải may quần áo trẻ em cũng không giống nhau.
- Đo vòng ngực: Vòng ngực được đo bằng cách quấn dây quanh phần đầy đặn nhất của ngực trẻ. Số đo vòng ngực được coi là một trong những số đo quan trọng nhất, vì nó được dùng để xác định kích cỡ cho nhiều loại trang phục như áo, váy, áo liền quần…
- Đo vòng eo: Đối với người lớn, số đo vòng eo tự nhiên được lấy khi quấn thước dây quanh phần nhỏ nhất của vòng eo. Tuy nhiên, trẻ thường có bụng tròn hơn và không có phần eo rõ rệt. Vì vậy, để đo vòng eo của trẻ, hãy quấn thước dây quanh bụng, cách rốn khoảng 0,25cm về phía trên rốn.
Tìm hiểu thêm: Gia đình là gì? Làm rõ chức năng của gia đình trong xã hội
- Đo lưng: Số đo lưng được thực hiện bằng cách đi từ xương cổ đến thắt lưng. Để thực hiện phép đo này một cách chính xác, hãy quấn thêm thước dây thứ hai hoặc một sợi chỉ quanh vòng eo tự nhiên của trẻ. Bằng cách này, bạn sẽ có thể nhìn thấy vị trí vòng eo và đo chiều dài lưng một cách chính xác. Số đo này rất quan trọng khi may váy và áo dài cũng như một số loại áo liền quần và quần yếm cho trẻ.
- Chiều dài chân: Số đo chiều dài chân đi theo chiều dọc từ thắt lưng đến khớp mắt cá chân. Phép đo này rất hữu ích để xác định kích cỡ của quần dài, váy và áo liền quần dài.
- Đường may trong của chân: Đường may này được đo theo chiều dọc ở mặt trong của chân, nghĩa là từ háng đến khớp mắt cá chân. Trong nhiều trường hợp, nó được đo từ đũng quần đến mặt đất. Tuy nhiên, phương pháp đầu tiên được dùng phổ biến hơn vì nó cho số đo chính xác hơn. Thực tế là do hiếm khi chúng ta mặc quần chạm mặt đất, đặc biệt là với trẻ em. Số đo cơ thể này chủ yếu để xác định kích cỡ của quần.
- Đo đùi: Số đo đùi được thực hiện bằng cách quấn thước dây quanh đùi.
- Bắp chân: Khi đo bắp chân, chúng ta quấn dây đo quanh phần đầy nhất hoặc to nhất của bắp chân. Phép đo này cần thiết khi may quần áo bó sát dưới đầu gối.
- Hông: Để đo vòng hông, hãy quấn thước dây quanh phần đầy đặn nhất của hông. Số đo vòng hông rất quan trọng để xác định kích cỡ của quần, quần yếm và váy.
- Cánh tay: Chiều dài cánh tay được đo từ khớp vai qua khuỷu tay cho đến xương cổ tay. Hầu hết các loại áo, váy có tay dài sẽ yêu cầu thực hiện phép đo này.
- Cổ: Để đo cổ chỉ cần quấn thước dây quanh phần lớn nhất của cổ. Phép đo này cần thiết khi may trang phục có cổ áo, nhất là với các loại áo, váy cổ chui.
- Đầu: Để đo đầu, hãy quấn thước dây theo đường xung quanh giữa trán và về phía sau đầu. Phép đo này chủ yếu dùng để xác định kích thước phần cổ áo, tránh cho người mặc không thể chui đầu qua cổ áo chui.
3. Cách tính vải may quần áo trẻ em đơn giản và chính xác
3.1. Cách tính vải may quần
- Với khổ 1.2m, 1.3m thì mua 1.5m vải.
- Với khổ 1.5m, 1.6m thì mua 1.1m vải (quần nhỏ hơn 85cm thì chỉ cần 1m là đủ).
3.2. Tính vải may áo
- Với khổ 90cm, 1.1m thì các bạn hãy mua vải gấp 2 lần dài áo của bạn và độ dài tay áo thêm 10cm.
- Với khổ 1.2m, 1.3m: dài áo và dài tay có thêm 10cm (khoảng 1.3m).
- Với khổ 1.5m, 1.6m: bạn mua 1m vải với áo ngắn tay và 1.2m với áo dài tay.
- Với khổ 1.8m, 2m nếu như loại vải cotton khổ to thì bạn chỉ cần 80cm là được.
3.3. Tính vải may chân váy
- Với khổ 90cm: dài vải cần gấp 2 lần dài váy thêm 30cm.
- Với khổ 1.1m, 1.2m, 1.3m: dài vải gấp 2 lần so với dài váy.
- Với khổ 1.5m, 1.6m: dài vải là 80cm.
- Với khổ 1.8m, 2m nếu như loại vải cotton khổ to: mua 80cm vải là đủ.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý Top 10+ địa chỉ thuê váy cưới tại Bảo Lộc được nhiều cặp đôi thích nhất hiện nay
3.4. May váy liền
- Với khổ 1.5m, 1.6m thì bạn mua 1.5m.
- Khổ nhỏ thì bạn mua 2m.
Lưu ý:
- Các công thức trên chỉ áp dụng khi may kiểu trang phục cơ bản. Nếu quần áo, váy của bạn có thêm chi tiết bèo, nhún,… thì bạn hãy mua thêm khoảng 1m vải.
- Trong trường hợp may xéo vải thì bạn hãy mua gấp đôi hoặc gấp rưỡi vải so với cách tính phía trên tùy thuộc vào xéo nhiều hay xéo ít.
Trên đây là cách tính vải may quần áo trẻ em và cách lấy số đo cơ thể của trẻ mà những người mới học may có thể tham khảo. Những bà mẹ yêu thích may mặc cũng có thể tìm hiểu để may cho con những bộ quần áo hoặc váy theo sở thích, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng bộ đồ tốt hơn so với việc mua sẵn.