Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Rate this post

9 tháng là thời điểm phù hợp để ăn dặm, giúp bổ sung dưỡng chất cho trẻ ngoài nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ đau đầu vì không biết thiết lập thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng sao cho phù hợp. Bài viết của Bloggiamgia.edu.vn dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những băn khoăn này.

Bạn đang đọc: Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

1. Một số nguyên tắc cần lưu ý khi cho bé 9 tháng ăn dặm

Khi cho bé 9 tháng ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng dưới đây để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng là điều cha mẹ cần quan tâm

  • Không nên nêm nếm gia vị khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng, đặc biệt là muối. Giai đoạn này, nhu cầu muối của trẻ rất ít, chúng có thể được đáp ứng qua sữa mẹ hoặc sữa công thức nên không cần bổ sung qua thực phẩm. Lạm dụng muối trong quá trình ăn dặm cũng có thể khiến thận của trẻ bị ảnh hưởng.
  • Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ theo chu kỳ 2-3 ngày. Mẹ có thể cho bé ăn bữa đầu tiên nhiều đạm, bữa sau lại nhiều rau củ và ngược lại.
  • Cho trẻ ăn một cách tự nguyện, không ép ăn sẽ gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Cha mẹ có thể cho bé tự bốc, tự cầm thức ăn trong bát để ăn.
  • Cho bé ăn bằng ghế ăn, chỉ ngồi một chỗ, tuyệt đối không ăn rong, không xem điện thoại khi ăn. Điều này sẽ khiến trẻ ăn một cách thụ động, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây nên những thói quen xấu cho trẻ.
  • Tạo không khí vui vẻ, khích lệ trẻ khi trẻ ăn ngoan để trẻ thích thú hơn trong mỗi bữa ăn.
  • Không nên so sánh sức ăn của bé so với những bé khác bởi mỗi bé sẽ có nhu cầu riêng.
  • Mỗi bữa ăn dặm cho bé chỉ nên kiểm soát trong khoảng 30 phút là cha mẹ có thể dọn bữa. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được rằng nếu không ăn trong khoảng thời gian này thì mình sẽ bị đói, do đó trẻ sẽ ăn nghiêm túc hơn trong mỗi bữa.
  • Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé đảm bảo vệ sinh, an toàn, đẹp mắt để kích thích hứng thú của bé với bữa ăn.

2. Một số lưu ý trong thực đơn ăn dặm của trẻ 9 tháng

Khi thiết lập thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện, trong đó, cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Xây dựng thực đơn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Trong đó, tinh bột có trong gạo, mì, ngô, khoai… Chất đạm sẽ có nhiều trong thịt, trứng, sữa, cá, cua, hải sản…. Chất béo sẽ có trong các loại dầu ăn như dầu oliu, dầu gấc… Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả.

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần cân đối đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

  • Trẻ có thể ăn thô một phần hoặc ăn mịn, điều này cha mẹ cần thử nghiệm 1-2 bữa đầu để nắm được sở thích của trẻ.
  • Lượng thức ăn ăn mỗi ngày của trẻ: 500-700ml sữa, 40g tinh bột, 30g đạm, 20g rau củ, 50-100g trái cây, 6-10ml chất béo…
  • Khi nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ nên tận dụng cả phần cái và nước hầm để đảm bảo đủ dưỡng chất cho trẻ.
  • Một số thực phẩm không nên thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng: mật ong (chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi), hạn chế dùng sữa bò vì sữa bò có nhiều đạm không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ; nên hạn chế ăn dâu vì dâu có nhiều axit gây hại cho dạ dày của bé; không nên dùng nước ép hoa quả vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sữa mẹ, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, một số trẻ có thể bị đau dạ dày, tiêu chảy vì một số loại nước ép có chứa nhiều axit.

3. Gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Trong quá trình ăn dặm của trẻ, việc thay đổi thực đơn là điều cần thiết để trẻ không bị chán ăn, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân đều và ổn định. Bạn có thể tham khảo một số thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng dưới đây để áp dụng cho bé nhà mình nếu cần thiết nhé:

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Việc thay đổi thực đơn là điều cần thiết để trẻ không bị chán ăn

3.1. Cháo cá hồi + bí đỏ

Nguyên liệu

  • Cá hồi: 30g
  • Bí đỏ: 30g
  • Gạo tẻ: 40g
  • Dầu ăn: 5g
  • Hành lá + hành khô

Cách thực hiện

  • Cá: Làm sạch cá rồi đem hấp cách thủy, khi hấp nên cho vào một ít gừng để cá không bị tanh. Khi cá đã chín, lấy ra đợi nguội bớt rồi gỡ bỏ xương, băm hoặc dằm nhuyễn cá. Phi thơm cá cùng với hành khô để tăng hương vị cho cháo.
  • Bí đỏ: Bí đỏ đem gọt vỏ rồi rửa sạch, hấp chín rồi dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Nấu cháo: Cho một nắm gạo cùng với nước vào nồi, nấu đến khi hạt gạo nở ra thì cho cá hồi đã phi thơm cùng với bí đỏ vào.
  • Tắt bếp và múc ra bát, cho một ít hành lá vào để cháo thơm ngon hơn. Mẹ có thể cho thêm một ít dầu ăn hoặc dầu oliu, dầu gấc… để tăng độ béo cho cháo nhé.

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Cháo cá hồi, cà rốt, bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé

3.2. Cháo gan gà + khoai lang

Nguyên liệu

  • Gan gà: 30g
  • Khoai lang: 20g
  • Gạo tẻ: 20g
  • Dầu ăn: 5g

Cách thực hiện

  • Gan gà: Rửa sạch và băm nhuyễn, phi thơm cùng với hành khô.
  • Khoai lang: Rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem hấp. Khi khoai chín thì dùng thìa nghiền khoai thành bột mịn.
  • Nấu cháo: Dùng một nắm gạo nhỏ nấu cùng với nước, đế khi hạt gạo đã nở là cháo đã chín. Cho gan gà đã xào thơm cùng với khoai lang vào cháo rồi khuấy đều. Đợi đến khi sôi một lần nữa thì tắt bếp và múc ra bát cho bé ăn.

3.3. Cháo cua cà rốt

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Cháo cua cà rốt giúp tăng khẩu vị cho bé

Nguyên liệu

  • Thịt cua: 100g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Ngô: ½ bắp
  • Rau mùi: 1 nhánh
  • Hành khô: 1 củ
  • Gạo tẻ: 1 nắm nhỏ

Cách thực hiện

  • Cua: Đem luộc cua với một ít gừng và xả để loại bỏ mùi tanh. Khi cua chín thì gỡ thịt cua ra để sử dụng nấu cháo. Phi thơm hành cùng với thịt cua rồi cho ra bát.
  • Ngô: Gỡ lấy hạt ngô rồi đem xay nhuyễn với một ít nước.
  • Nấu cháo: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi cùng với nước xay ngô.
  • Cà rốt: Gọt vỏ rồi rửa sạch, cắt một nửa củ thành miếng vừa phải để cho vào nồi cháo. Một nửa củ còn lại đem băm nhỏ để cho vào cháo.
  • Sau khi cháo đã sôi, hạt gạo chín mềm thì vớt các miếng cà rốt ra, cho cà rốt băm nhuyễn vào rồi nấu thêm một lúc nữa.
  • Khi cháo sôi, cà rốt mềm, bạn vớt các miếng cà rốt vừa hầm ra và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
  • Tắt bếp và múc cháo ra bát, cho cua đã phi thơm cùng với một ít rau mùi vào rồi trộn đều, đợi khi cháo bớt nóng là có thể cho bé ăn luôn.

3.4. Cháo thịt heo + rau ngót

Tìm hiểu thêm: TOP 22 trò chơi Teambuilding cho trẻ em phát triển trí tuệ

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết
Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi với món cháo thịt heo + rau ngót

Nguyên liệu

  • Gạo: 20g
  • Thịt nạc: 30g
  • Rau ngót: 30g
  • Dầu ăn: 5g
  • Hành khô: 1 củ

Cách thực hiện

  • Thịt nạc rửa sạch, băm nhỏ và phi thơm cùng với hành khô
  • Nấu cháo: Vò gạo thật sạch rồi nấu cùng với nước đến khi hạt gạo mềm, sánh.
  • Rau ngót: Rửa sạch rồi xay nhuyễn
  • Khi cháo đã chín, cho rau ngót, thịt nạc vào đảo đều, đợi khi cháo sôi lại lần nữa thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát và cho thêm một chút dầu ăn vào, đợi cháo nguội là có thể cho bé thưởng thức.

3. 5. Cháo tôm + cải bó xôi

Nguyên liệu

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Cháo tôm cải bó xôi là món ăn phù hợp trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

  • Gạo tẻ: 1 nắm nhỏ
  • Tôm: 30g
  • Cải bó xôi: 30g
  • Dầu ăn: 5g
  • Hành khô: 1 củ

Cách thực hiện

  • Tôm: Đem rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ, loại bỏ chỉ đen ở sống lưng. Băm tôm nhuyễn rồi xào thơm cùng với hành khô.
  • Cải bó xôi: Rửa sạch, trụng qua với nước sôi và cắt nhuyễn.
  • Dùng gạo để nấu cháo, đến khi cháo đã chín nhừ thì cho tôm và rau cải đã chuẩn bị sẵn, khuấy đều và tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, cho thêm một ít dầu ăn để tăng độ béo cho cháo ăn dặm của trẻ.

3.6. Cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

Nguyên liệu

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Thực đơn ăn dặm với món cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

  • Bí đỏ: 30g
  • Thịt gà
  • Đậu Hà Lan: 30g
  • Gạo tẻ: 1 nắm nhỏ tương đương 20-30g
  • Dầu ăn: 5g
  • Hành khô: 1 củ nhỏ

Cách thực hiện

  • Đậu hà lan: Rửa sạch, bóc và loại bỏ lớp vỏ bên ngoài.
  • Bí đỏ gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ.
  • Thịt gà: Rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ
  • Vò gạo sạch rồi cho vào nồi, cho thêm nước và đậu hà lan, bí đỏ đã chuẩn bị rồi nấu nhừ.
  • Khi thịt gà đã chín nhừ, mẹ lấy thịt gà ra rồi thái nhỏ, tiếp tục cho vào nồi cháo để đun sôi lại khoảng 3 phút.
  • Tắt bếp và múc cháo ra bát, đợi nguội rồi cho bé ăn.

3.7. Cháo trứng khoai lang

Nguyên liệu

  • Khoai lang: ½ củ
  • Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
  • Gạo tẻ: 1 nắm nhỏ
  • Dầu oliu hoặc dầu ăn: 5g

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

Cháo trứng khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho trẻ

Cách thực hiện

  • Khoai lang đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Hấp chín khoai lang hoặc có thể nấu chung với cháo đến khi nhừ.
  • Khi cháo đã chín, cho lòng đỏ trứng gà vào và khuấy đều, đợi đến khi cháo sôi lại khoảng 4-5 phút là có thể tắt bếp và múc cháo ra bát.

3.8. Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt

Nguyên liệu

  • Tim heo hoặc gà: 30g
  • Khoai tây: 1 củ
  • Rau cải ngọt: 1 nắm nhỏ
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hành khô: 1 củ

Cách thực hiện

  • Rửa sạch tim, băm nhỏ rồi xào chín cùng với hành cho thơm.
  • Khoai tây và cà rốt gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín. Nghiền nhuyễn để chuẩn bị cho vào cháo.
  • Rau cải ngọt rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Nấu cháo chín nhừ rồi cho rau cải, cà rốt, khoai tây và gan vào khuấy đều. Đợi cháo sôi khoảng 2 phút là có thể tắt bếp.

Top 8 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cha mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mua bánh cưới – Các mẫu bánh cưới nhìn phát mê liền

Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng là điều cần thiết mà cha mẹ cần chú trọng. Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng các thực đơn mà Bloggiamgia.edu.vn đã gợi ý trong bài viết trên để đa dạng bữa ăn cho trẻ. Chúc bạn và bé có một quá trình ăn dặm thuận lợi và vui vẻ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *