Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Rate this post

Vào mùa hè, khi thời tiết oi bức và khó chịu, thì võng chính là giải pháp mà nhiều người chọn lựa để tìm thấy cảm giác thoải mái và thư thả. Tuy nhiên, khi nằm võng trong một thời gian dài, bạn sẽ rất dễ bị chóng mặt. 

Bạn đang đọc: Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Vậy tại sao nằm võng bị chóng mặt? Đây có phải là triệu chứng gây nguy hiểm cho người dùng hay không? Cùng tìm hiểu bài viết sau của Bloggiamgia.edu.vn nhé!

1. Lợi ích của việc nằm võng

1.1. Làm giảm hiện tượng ngủ ngáy ở người

Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nằm ngủ trên võng sẽ giúp giảm hiện tượng ngủ ngáy một cách hiệu quả. Bởi tư thế nằm ngủ chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ngủ ngáy ở người. Do vậy, đối với những người ngủ ngáy thì thường được khuyên ngủ kê gối khoảng 10cm, nghiêng về một bên.

Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Nằm võng sẽ giúp giảm tình trạng nằm ngủ ngáy ở người vô cùng hiệu quả

Với thiết kế nằm cao đầu, nằm ngủ võng sẽ là một trong những giải pháp giúp giảm hiện tượng ngủ ngáy mà bạn không nên bỏ qua.

Đọc thêm: Nằm võng đúng cách như thế nào?

1.2. Nằm võng giúp cho những giấc ngủ ngắn được trọn vẹn

Trên thực tế, những người đã và đang sử dụng võng và giường song song đều sẽ công nhận rằng, việc ngủ trên võng sẽ giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời, chất lượng của giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.

Điều này là hoàn toàn khoa học, và đã được chứng thực qua các nghiên cứu thực tiễn. Bằng việc đo điện tâm đồ của những tình nguyện viên, các nhà khoa học đã đưa ra được kết luận rằng, ngủ trên võng có thể thay đổi được bản chất của giấc ngủ. Giúp con người ngủ nhanh hơn. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến việc cải thiện cho trí nhớ.

1.3. Nằm võng giúp thư giãn, loại bỏ stress

Sau những giờ làm việc căng thẳng, nếu được thư giãn bên chiếc võng thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không nào. Không chỉ vậy, nằm trên võng để đọc sách hay nghe nhạc sẽ mang đến cho bạn những cảm giác vô cùng mới lạ. Điều này, sẽ giúp loại bỏ căng thẳng hiệu quả. Từ đó, tinh thần của bạn cũng được nâng cao hơn.

Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Nằm võng sẽ giúp con người cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn rất nhiều

2. Những tác hại xấu của việc nằm võng thường xuyên

Mặc dù nằm võng có rất nhiều điểm tốt. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, bạn không nên nằm võng quá thường xuyên. Bởi bên cạnh những mặt tích cực, việc nằm võng cũng mang đến một số tác hại xấu cho người sử dụng như:

2.1. Gây rối loạn tuần hoàn não, tạo ra các triệu chứng như choáng váng và chóng mặt

Tư thế nằm cao đầu cũng có một số lợi ích. Tuy nhiên, nếu nằm lâu thì rất dễ gây ra tình trạng máu lên não bị giảm, nhất là ở một số người có bệnh thoái hóa đốt sống, huyết áp thấp hay bệnh xơ vữa động mạch.

2.2. Dễ bị thoái hóa đốt sống

Bạn nên biết rằng, nằm võng chỉ thực sự tốt với những giấc ngủ ngắn. Nếu nằm quá lâu, điều này rất dễ khiến bạn mắc những bệnh về cột sống. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp do những tổn thương về đĩa đệm và sụn mấu khớp, tạo ra các gai cột sống gây chèn ép lên các tủy thần kinh.

Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Nằm võng lâu sẽ gây ra các bệnh về thoái hóa cột sống vô cùng nguy hiểm

Không chỉ vậy, ngủ cao đầu lâu ngày cũng rất dễ làm lưng bị cong. Từ đó, cột sống sẽ bị lệch, khiến các mảnh xương bị vỡ đâm vào các tủy thần kinh, gây ra những cơn đau kéo dài và dữ dội cho người dùng.

2.3. Dễ bị suy hô hấp

Không giống như những chiếc giường ngủ, mỗi chiếc võng đều sẽ có kích thước rất nhỏ. Do đó, không gian ngủ của bạn sẽ bị bó hẹp lại trong một khuôn khổ nhất định. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngực co thắt, khó thở, khiến bạn bị suy hô hấp, ảnh hưởng đến giấc ngủ một cách trầm trọng.

2.4. Khiến trẻ sơ sinh không thể phát triển toàn diện được

Trẻ trong giai đoạn sơ sinh là lúc chúng được phát triển một cách toàn diện nhất cả về trí não, hệ thần kinh, hệ xương khớp. Do đó, việc đung đưa trên võng một thời gian dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ, cụ thể là tạo ra hội chứng rung lắc. 

Đôi khi điều này còn tạo ra một số tác động tiêu cực khác cực kỳ nghiêm trọng cho trẻ như làm giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, trí nhớ bị kém,…

Tìm hiểu thêm: Miếng dán giữ nhiệt là gì? Tất tần tật về miếng dán giữ nhiệt?

Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?
Trẻ nhỏ được khuyến cáo là không nên sử dụng võng quá thường xuyên

Đặc biệt, ngủ lâu trên võng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống của trẻ. Nhiều trường hợp vì bố mẹ cho trẻ sử dụng võng quá nhiều mà dẫn đến việc trẻ lớn lên với cột sống bị cong, bị lệch, khiến chiều cao của trẻ không được tốt như bạn bè cùng trang lứa.

Xem ngay: Cho trẻ sơ sinh nằm võng – Lợi bất cập hại

3. Vì sao nằm võng bị chóng mặt?

Như đã được giải thích ở trên, sở dĩ nằm võng bị chóng mặt là bởi tư thế nằm võng là nằm cao đầu. Do đó, lúc này việc tuần hoàn máu lên não sẽ giảm đi rất nhiều. Không có đủ lượng máu cung cấp cho não chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng choáng váng, chóng mặt khi nằm võng.

Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Nằm võng bị chóng mặt do thiếu máu lên não sau khi nằm cao đầu trong thời gian dài

Thông thường, sau khi nằm võng, con người sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt, kèm theo những cảm giác như mất thăng bằng, mặt tím tái hay đầu óc quay cuồng, không thể đứng vững được.

4. Cách sử dụng võng an toàn, hiệu quả

4.1. Tư thế nằm và ngồi trên võng

Khi nằm, bạn nên dồn trọng tâm chính của mình vào ngay chính giữa mặt võng. Điều này sẽ đảm bảo trọng lực do bạn tạo ra đã được dồn xuống khung võng hoàn toàn. Nhờ đó mà cảm giác chông chênh và khó chịu cũng biến mất khi nằm.

Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Hướng dẫn tư thế nằm võng đúng cách

Cũng giống như khi nằm, tư thế ngồi võng chuẩn đó là ngồi ngay chính giữa mặt võng, lúc này chân sẽ để ở phần dưới của mặt võng. Để đung đưa võng, bạn chỉ cần dùng lực của bàn chân, đồng thời hướng hướng thân người về trước và đẩy bả vai về đằng sau để cản hướng gió. 

4.2. Một số lưu ý khi sử dụng võng

Để tránh những chấn thương, tuyệt đối không đứng trên mặt võng hoặc thực hiện những động tác nguy hiểm trên cả mặt võng và khung võng.

Không nên đung đưa võng quá cao với cường độ mạnh, điều này sẽ gây mất an toàn cho người sử dụng.

Mỗi loại võng trên thị trường đều có một mức tải trọng riêng. Vì thế, bạn không nên ngồi quá số kg quy định. Điều này sẽ làm khung võng bị hư hại, hoặc gây nên những tình huống nguy hiểm cho người dùng.

Tuyệt đối không nên nhấc một khung võng lên khỏi mặt đất, hoặc di chuyển võng nếu đang có người trên võng. Việc chịu trọng lượng của cơ thể người chỉ bằng 1 khung võng là vô cùng nguy hiểm, rất dễ làm người  trên võng ngã bất cứ lúc nào.

Nằm võng bị chóng mặt: nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

>>>>>Xem thêm: [Góc review] Trải nghiệm của mẹ bỉm sữa khi nằm nệm bông ép và nệm mát Amando Casa

Một số lưu ý khi nằm võng mà bạn nên biết để có thể sử dụng võng một cách an toàn

Không nên sử dụng võng nếu việc lắp ráp chưa hoàn tất. Hoặc trong trường hợp bạn không làm đúng theo những khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nếu cho trẻ em sử dụng võng thì phải có sự giám sát của người lớn bởi trẻ em vô cùng hiếu động. Nên rất dễ bị thương.

Chỉ mua võng ở những địa chỉ uy tín và chất lượng. Bởi sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ giấc ngủ mà còn là sức khỏe của các thành viên trong gia đình của bạn.

Đừng bỏ lỡ: Thực hư chuyện nằm võng bị đau lưng và hướng giải quyết

Trên đây là những lợi ích và tác hại khi nằm võng mà Bloggiamgia.edu.vn đã giúp bạn tổng hợp lại. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, bạn đã hiểu được vì sao nằm võng bị chóng mặt, cũng đã biết cách sử dụng võng sao cho an toàn và đúng cách nhất.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/sleep/sleeping-in-a-hammock

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *