Penalty là gì? Các thông tin liên quan đến penalty

Rate this post

Bóng đá được xem là bộ môn thể thao vua không chỉ ở  Châu Á mà còn trên toàn thế giới. Bộ môn này được rất nhiều người hâm mộ yêu thích và theo dõi. Mỗi trận đấu bóng đá thu hút hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu người theo dõi ở cả khán đài và qua các kênh online khác.

Bạn đang đọc: Penalty là gì? Các thông tin liên quan đến penalty

Nếu là một fan ruột của bóng đá, chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ với thuật ngữ penalty. Tuy nhiên, không chỉ là định nghĩa, penalty còn có rất nhiều thông tin liên quan khác như: quy định về penalty, tại sao lại được penalty…mà đôi khi người hâm mộ vẫn chưa hiểu rõ hết.

Penalty là gì? Các thông tin liên quan đến penalty

Penalty là gì?

Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu thuật ngữ penalty và các thông tin liên quan, để am hiểu và phán đoán đúng hơn mỗi khi xem các trận bóng đá đầu hấp dẫn nhé!

1. Penalty là gì?

Trong tiếng Anh, penalty có nghĩa là hình phạt, là cú phạt đền hay còn có thể là tiền phạt. Khi sử dụng trong bóng đá, penalty mang nghĩa là cú phạt đền, hay có tên gọi khác là phạt đền 11m, tức là vị trí của cú đá phạt này cách khung thành và thủ môn đội bạn 11m. Quả phạt đền 11m chỉ được thực hiện bởi một cầu thủ của đội tấn công (được hiểu là người sút phạt đền) với mục tiêu nhắm vào khung thành và thủ môn của đội phòng ngự.

Phạt đền 11m được xem là cơ hội quý hơn vàng của các đội thi đấu. Một cầu thủ đối đầu trực diện với thủ môn cùng khoảng cách tương đối ngắn là cơ hội dễ ghi bàn. Hầu hết các cú đá phạt đền 11m đều biến thành bàn thắng dù thủ môn đẳng cấp và có khả năng phán đoán tài tình đến mức nào.

Với các cú đá phạt đền hỏng, cầu thủ rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý và tác động đến phong độ trong suốt trận đấu. Vì vậy, huấn luyện viên thường lựa chọn các cầu thủ có tâm lý vững cùng bản lĩnh sân cỏ tốt để thực hiện các cú phạt đền 11m.

Penalty là gì? Các thông tin liên quan đến penalty

Định nghĩa penalty

2. Phạt đền 11m có phải là loạt sút luân lưu không?

 Trên các phương tiện truyền thông hiện nay, các bình luận viên thường dùng thuật ngữ phạt đền 11m cho loạt sút luân lưu vì hai hình thức này đều được thực hiện với khoảng cách 11m từ vị trí khung thành đến vị trí thực hiện đá phạt.

Tuy nhiên, loạt sút luân lưu và phạt đền 11m là hai hình thức khác nhau với tính chất khác nhau mà chúng ta không nên nhầm lẫn.

Loạt sút luân lưu hay còn được gọi là sút luân lưu 11m, có tên tiếng Anh chính thức là Kicks from the penalty mark. Loạt sút luân lưu chỉ xảy ra khi hai đội có kết quả hoà nhau sau thời gian thi đấu chính thức, hoặc sau hiệp phụ (nếu có).

Loạt sút luân lưu thường có 5 lượt đá và sẽ kết thúc ngay khi một đội đã dẫn trước với khoảng cách cách biệt, mà đội bạn không thể vượt qua được dù tiếp tục đá các lượt sau. Nếu sau 5 lượt đá, tỉ số hai đội vẫn hoà nhau thì trận đấu sẽ bước vào giai đoạn bàn thắng vàng.

Vì vậy, có thể hiểu rằng, loạt sút luân lưu và penalty 11 m là hai hình thức khác nhau trong bóng đá. Loạt sút luân lưu mang tính quyết định kết quả trận đấu, được thực hiện trên chấm 11 m. Còn penalty là hình thức đá phạt trong bóng đá cũng được thực hiện trên chấm 11 m.

Penalty là gì? Các thông tin liên quan đến penalty

Phạt đền 11m có phải là loạt sút luân lưu không?

3. Tại sao phải đá penalty?

Penalty 11 m là cú đá phạt quý giá mà bất kỳ đội bóng nào cũng mong muốn có được trong các trận đấu. 

Vậy khi nào các đội được nhận penalty 11m? 

Theo luật bóng đá hiện nay, trọng tài sẽ thổi phạt đền khi cầu thủ đội phòng ngự phạm lỗi với các cầu thủ đội tấn công trong khu vực vòng cấm. Khu vực vòng cấm đề cập ở đây là chính là 

Penalty 11 m là cú đá phạt quý giá mà bất kỳ đội bóng nào cũng mong muốn có được trong các trận đấu. 

Vậy khi nào các đội được nhận penalty 11m? 

Theo luật bóng đá hiện nay, trọng tài sẽ thổi phạt đền khi cầu thủ đội phòng ngự phạm lỗi với các cầu thủ đội tấn công trong khu vực vòng cấm. Vị trí vòng cấm được đề cập ở đây là chính là vị trí lỗi xảy ra, chứ không phải vị trí trái bóng dừng lại. 

Khi nhận thấy dấu hiệu phạm lỗi, trọng tài sẽ thổi còi, chỉ tay vào dấu chấm phạt đền và đặt bóng vào đó.

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa cắt bánh cưới và rót Sampanh trong ngày lễ vu quy

Penalty là gì? Các thông tin liên quan đến penalty
Tại sao phải đá penalty?

Bên cạnh đó, đá phạt đền còn có thể xảy ra ở một số trường hợp đặc biệt khác, có thể kể đến như trường hợp lỗi được thực hiện ngoài vòng cấm nhưng trọng tài nhận định sai lầm. Hay l cầu thủ đánh lừa trọng tài rằng có lỗi xảy ra trong vòng cấm, nhưng trên thực tế không có lỗi hoặc chỉ là và chạm giữa các cầu thủ. Mặc dù vậy, theo Luật bóng đá, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về trọng tài. 

Nhiều cầu thủ đã lợi dụng điều này để thực hiện nhiều thao tác giả, đánh lừa người cầm còi. Trong lịch sử bóng đá, rất nhiều trường hợp đá phạt đền gây tranh cãi trong giới chuyên môn lẫn người hâm mộ.

4. Cách thực hiện cú đá phạt penalty

Hiện nay, có 2 cách để các cầu thủ thực hiện cú đá phạt đền

4.1 Đá phạt đền theo cách thông thường

Quả bóng sẽ được đặt cách khung thành 11 m và cách đều cả hai cột dọc của khung thành. Các cầu thủ còn lại của hai đội phải đứng cách khung thành tối thiểu 9,15m (trừ thủ môn). Cầu thủ thực hiện quả đá phạt có thể là bất kỳ cầu thủ nào trong đội và phải đứng tại vị trí sau trái bóng. 

Thủ môn phải đứng tại vị trí giữa hai cọc của khung thành, trên vạch vôi và quay mặt vào trái bóng. Chỉ đến khi trái bóng được đá, thủ môn mới được di chuyển và di chuyển theo chiều ngang. Nếu thủ môn đi chuyển trước khi trái bóng được đá và bàn thắng chưa được ghi, cú đá phạt đền có thể được thực hiện lại.

Penalty là gì? Các thông tin liên quan đến penalty

Đá phạt đền theo cách thông thường

Sau tiếng còi của trọng tài, cầu thủ có thể thực hiện đá phạt và bàn thắng sẽ được tính ngay sau khi bóng lăn qua vạch vôi trước khung thành. Thời điểm trái bóng đã được đá và di chuyển, các cầu thủ khác có thể gia nhập vào vòng cấm và tiếp tục đá như bình thường. 

Sau cú đá phạt penalty, có 3 trường hợp thường xảy ra với trận đấu. Trường hợp thứ nhất là cú đá phạt thành công và tạo thành bàn thắng. Trường hợp thứ hai là thủ môn phá được cú đá phạt đền, và trận đấu vẫn tiếp tục bình thường. Trường hợp thứ ba là bóng dội xà ngang hoặc cột dọc, các cầu thủ khác có thể tận dụng cơ hội và ghi bàn.

4.2 Đá penalty phối hợp

Bên cạnh cách đá penalty thông thường, nhiều đội còn áp dụng cách đá penalty phối hợp để đánh lừa hướng đá với thủ môn đội bạn. Cách này được thực hiện như sau: cầu thủ thứ nhất sẽ đẩy nhẹ bóng và cầu thủ thứ hai (đứng tại vị trí cách khung thành 9,15m) có thể chạy vào thực hiện cú đá phạt đền. 

Penalty là gì? Các thông tin liên quan đến penalty

>>>>>Xem thêm: Cập nhật các loại thẻ ngân hàng phổ biến nhất hiện nay

Đá penalty phối hợp

Cách đá phạt đền phối hợp này có tác dụng tạo yếu tố bất ngờ và đánh lạc hướng của thủ môn, giúp dễ dàng ghi bàn thắng vào khung thành đối phương.

5.Cách xác định kết quả của đá phạt nếu hai đội phạm lỗi

Trong quá trình thực hiện quả đá phạt đền, nếu cầu thủ thực hiện hoặc hai đội phạm lỗi, quả đá phạt đền sẽ được tính như sau:

  • Nếu lỗi của đội phòng ngự xảy ra trước khi  cú đá được thực hiện: Có bàn thắng, công nhận. Nếu không có bàn thắng, thực hiện lại.
  • Nếu lỗi của đội thực hiện đá phạt: Có bàn thắng, thực hiện lại. Nếu không, đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp tại điểm phạm lỗi.
  • Nếu cả hai đội cùng phạm lỗi: Đá lại.
  • Trường hợp cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền chạm bóng lần 2, khi bóng chưa chạm bất cứ ai (ngay cả khi bóng chưa chạm thủ môn và dội ra từ cột dọc hoặc xà ngang), cầu thủ sẽ bị phạt gián tiếp tại điểm có lỗi.

Trên đây là tất cả thông tin về penalty cũng như các vấn đề liên quan về cú đá phạt này trong bộ môn bóng đá. Hy vọng Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp các độc giả hiểu rõ hơn cũng như thêm yêu thích bộ môn thể thao vua này. Tiếp tục theo dõi chúng tôi ở các bài viết sau nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *