Nhiều người cho rằng, ngáp là hoạt động bình thường của mỗi người và chỉ xuất hiện khi bạn cảm thấy chán nản, buồn ngủ. Tuy nhiên, tình trạng ngáp ngủ liên tục trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vậy ngáp ngủ và bệnh tật có mối liên hệ như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Ngáp ngủ liên tục có phải là dấu hiệu của bệnh tật?
Contents
1. Vì sao chúng ta lại ngáp?
Ngáp là một trạng thái bình thường của cơ thể con người và thường xuyên xuất hiện trước hoặc sau khi ngủ. Ngoài ra, một số người thực hiện những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại mà không có tính mới mẻ, thách thức thường gặp trường hợp này. Bên cạnh đó, người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi cũng xuất hiện tình trạng ngáp ngủ. Dưới đây là những lý do khiến chúng ta ngáp ngủ:
1.1 Thay đổi trạng thái
Ngáp có thể được xem là dấu hiệu để thông báo cơ thể của bạn đang thay đổi trạng thái nhận thức như:
- Khi đi ngủ: Khi cơ thể sắp đi vào trạng thái nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ, não bộ sẽ phát ra tín hiệu thông báo bằng cách khiến bạn ngáp ngủ.
- Khi cảm thấy nhàm chán: Khi làm một công việc buồn chán trong một khoảng thời gian dài, não bộ sẽ dần mất đi hưng mất và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngáp chính là dấu hiệu của việc não bộ chuyển từ mức độ cực kỳ tỉnh táo sang mức độ thấp hơn.
- Sau khi tập thể dục thể thao: Ngáp là dấu hiệu của việc não bộ chuyển từ năng lượng cao xuống năng lượng thấp.
Ngoài ra, bạn có thể ngáp nhiều khi thay đổi vị trí địa lý như di chuyển từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp. Sự thay đổi này 1 phần tạo ra sức ép đè lên màng nhĩ, khiến chúng ta bắt buộc phải ngáp để giải phóng hết áp lực.
1.2 Đáp ứng nhu cầu hô hấp
Khi nồng độ oxy trong não bị sụt giảm và mức CO2 tăng lên, cơ thể sẽ tiến hành đưa ra thông báo để bạn nạp thêm oxy vào cơ thể thông qua việc ngáp. Lúc ngày, ngáp đóng vai trò như việc hít thở, giúp mang lượng lớn oxy vào phổi và máu tăng cường hoạt động của các tế nào. Không chỉ cung cấp thêm không khí vào cơ thể, ngáp còn giúp kích thích tim đập nhanh hơn, tăng tuần hoàn máu.
1.3 Giúp làm mát não
Ngáp có thể làm mát não bằng cách tăng lượng máu di chuyển xoay vòng đến vùng mặt và cổ. Khi bạn hít lượng lớn không khí, tim sẽ đập nhanh hơn, làm kích thích quá trình tuần hoàn của máu, dịch tủy sống trong cơ thể, giúp máu lưu thông nhanh hơn, hạ nhiệt não bộ.
1.4 Bắt chước người khác
Não bộ của chúng ta có các tế bào thần kinh gương, hay còn gọi là tế bào thần kinh phản chiếu. Chúng có khả năng tiếp nhận hình ảnh và khiến cơ thể vô tình bắt chước theo hành động của người khác. Vì thế, khi gặp một người đang ngáp, tế bào thần kinh gương trong não sẽ hoạt động mạnh mẽ và khiến bạn có hành động tương tự.
1.4 Phản ánh tình trạng sức khỏe
Ngáp ngủ và bệnh tật có sự liên hệ mật thiết với nhau. Theo các chuyên gia, ngáp là một hiện tượng bình thường của cơ thể, tuy nhiên tình trạng ngáp ngủ liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh tật.
Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể phản ánh rằng bạn đang mắc phải một số vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, khi bạn ngáp và gặp các hiện tượng như khó thở, lo lắng, tăng nhịp tim, đau đầu… Đây là dấu hiệu cơ thể đang mắc bệnh.
2. Ngáp ngủ và bệnh tật có mối liên quan như thế nào?
Theo các nhà khoa học Mỹ, trung bình mỗi người thường ngáp khoảng 5 – 15 lần/ngày. Đây là biểu hiện hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngáp liên tục vẫn diễn ra với tần suất nhiều hơn 20 lần/ngày thì có thể sức khỏe của bạn đang có vấn đề đấy.
2.1 Cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ
Đây là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ngáp ngủ thường xuyên. Khi bạn làm việc quá sức hoặc thiếu ngủ, cơ thể sẽ phát ra tính hiệu ngáp để cảnh báo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống điều độ để tinh thần thoải mái và hồi phục sức khỏe. Biểu hiện của tình trạng ngáp nhiều do căng thẳng, suy nhược như: ngáp kèm theo chảy nước mắt, thiếu sức sống, mắt lờ đờ…
2.2 Rối loạn đường huyết
Ngáp liên tục sau bữa ăn có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc phải chứng rối loạn đường huyết. Theo nghiên cứu khoa học, khi cơ thể tiếp nhận một lượng đường (glucose), tuyến tụy sẽ tiếp ra insulin để tiến hành đưa glucose vào tế bào. Tuy nhiên, nạp một lượng lớn đường vào cơ thể sẽ làm rối loạn quá đường huyết, dẫn đến tế bào từ chối tiếp nhận trong khi insulin vẫn được tiết ra. Tình trạng nạp quá tải sẽ làm ức chế thần kinh, gây mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp liên tục.
2.3 Đa xơ cứng
Ngáp ngủ và bệnh tật có mối liên hệ rõ rệt thông qua việc triệu chứng ngáp ngủ kéo dài, đồng thời tình trạng này là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tiêu biểu là đa xơ cứng (Multiple Sclerosis – MS) – chứng rối loạn não bộ và tủy sống có khả năng làm giảm chức năng hoạt động hệ thần kinh, khiến cơ thể mất kiểm soát nhiệt độ. Vì thế, khi mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ phải ngáp liên tục nhiều lần trong ngày để giúp não được làm mát và duy trì nhiệt độ ổn định.
2.4 Thiếu sắt
Sắt là nguyên liệu quan trọng cho quá trình tổng hợp hemoglobin – chất tạo màu đỏ cho hồng cầu và giúp vận chuyển oxy trong máu đi tới các mô, tế bào. Nếu cơ thể bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình này, khiến các mô, tế bào thiếu hụt oxy, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp thường xuyên.
2.5 Vấn đề về tim mạch
Theo các chuyên gia, việc bạn thường xuyên ngáp ngủ trong lúc vận động hoặc tập luyện thể thao là dấu hiệu của hệ tim mạch có vấn đề. Ngáp làm tăng lượng oxy trong máu và làm mát não, giúp bạn cảm thấy khỏe hơn khi luyện tập. Thế nhưng, bạn đang có khả năng mắc bệnh tim mạch hoặc gặp vấn đề về hệ tuần hoàn máu nếu liên tục ngáp dù đã ngủ đủ giấc.
Tìm hiểu thêm: Bật mí 10 lợi ích khi uống nước ép cần tây mỗi ngày
2.6 Suy tuyến giáp
Tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như: hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh… Khi chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải và ngáp liên tục dù đã ngủ từ 14 – 16 tiếng mỗi ngày.
Ngoài ra, ngáp ngủ thường xuyên còn là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc… Bên cạnh đó, nhiễm phóng xạ cũng có thể khiến bạn ngáp ngủ liên tục. Các loại chất phóng xạ trong đất, môi trường xung quanh hoặc từ các máy chụp X-Quang, máy móc y tế dùng phóng xạ… đều có khả năng khiến bạn cảm thấy say sóng, biểu hiện rõ nhất là ngáp.
3. Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng ngáp ngủ
Ngáp ngủ và bệnh tật có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ngáp là do buồn ngủ, bạn chỉ cần áp dụng một số biện pháp đơn giản như sau:
- Hít thở sâu: Thiếu oxy là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngáp. Hãy hít thở thật sâu bằng mũi và miệng vài lần liên tiếp để cung cấp thêm một lượng oxy mới, giúp tăng cường hoạt động của các cơ quan.
- Thở bằng mũi: Theo kết quả nghiên cứu trên tạp chí Evolutionary Psychology, thở bằng mũi là một trong những cách hiệu quả nhất giúp bạn ngừng ngáp và hạn chế bị tác động bởi hiệu ứng ngáp dây chuyền.
- Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bạn được tỉnh táo, tràn đầy năng lượng và hạn chế ngáp do mệt mỏi.
- Nhai kẹo cao su: Sự chuyển động liên tục của xương hàm sẽ kích thích các dây thần kinh và não bộ, giúp điều hòa lượng máu truyền lên não. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và hưng phấn hơn.
- Tránh nhìn người đang ngáp: Bạn nên hạn chế nhìn vào những người đang ngáp vì hành động này có thể khiến bạn bị “lây” từ người khác và ngáp nhiều hơn.
- Đắp đá lạnh: Bạn có thể dùng một tấm vải bọc ngoài đá lạnh và đặt lên trán trong 1 – 2 phút để làm giảm tình trạng ngáp ngủ.
- Giải trí: Việc xem một đoạn video hài hước hay tán gẫu ít phút với bạn bè có thể giúp bạn vui vẻ và tỉnh táo hơn. Nhờ đó tình trạng ngáp ngủ cũng được cải thiện
Nếu bạn ngáp ngủ do cảm thấy nhàm chán với công việc đang làm, hãy thử nghỉ ngơi 15 phút và tập vài động tác thể dục để kích thích não bộ. Trò chuyện với mọi người xung quanh hoặc tham gia một hoạt động mới mẻ có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và hào hứng hơn với công việc của mình.
Tham khảo Mẹo đánh bay cơn buồn ngủ chốn văn phòng tại đây: https://vuanem.com/blog/meo-danh-bay-con-buon-ngu-chon-van-phong.html
Nếu bạn bị chứng rối loạn giấc ngủ và ngáp liên tục, hãy thử các biện pháp sau đây:
- Thử đổi loại gối ngủ hoặc giường nệm đang sử dụng. Một chiếc nệm phù hợp và chăn ga gối êm ái, mềm mại sẽ giúp bạn dễ ngủ và thư giãn hơn, hạn chế các vấn đề về đau mỏi, gặp ác mộng.
- Tập thể dục thể thao điều độ và ăn theo chế độ khoa học hơn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chất lượng giấc ngủ.
- Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ và đều đặn theo lịch trình.
- Nếu tình trạng ngáp ngủ vẫn không được cải thiện, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn dùng thuốc hỗ trợ hoặc thiết bị kỹ thuật để có được giấc ngủ ngon hơn.
>>>>>Xem thêm: An toàn với 7 cách không bị muỗi đốt khi ngủ
Liên hệ ngay Bloggiamgia.edu.vn để được tư vấn mua hàng chính hãng giá cực tốt, chính sách bảo hành dài lâu. Tra cứu địa chỉ Bloggiamgia.edu.vn gần nhất tại đây.
Nếu ngáp ngủ liên tục là triệu chứng của bệnh lý như rối loạn đường huyết, suy tuyến giáp, đa xơ cứng, tim mạch… bạn nên trực tiếp đến cơ sở y tế để tiến hành chẩn đoán và điều trị dứt điểm.
Ngáp ngủ và bệnh tật có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Nhờ đó, bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của bản thân thông qua việc theo dõi tần suất ngáp ngủ trong ngày. Hãy chăm sóc chất lượng giấc ngủ bằng cách chọn lựa những sản phẩm chăn, ga, gối, nệm chất lượng, an toàn để tinh thần của bạn luôn được sảng khoái, làm việc hiệu quả hơn.
Nguồn tham khảo:
- https://hellobacsi.com/giac-ngu/roi-loan-giac-ngu/ngap-nhieu/