Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?

Rate this post

Mất ngủ hay Insomnia là một trong những vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay lại phổ biến ngay cả với đối tượng trưởng thành và thanh thiếu niên. Nếu tình trạng này cứ mãi kéo dài thì sẽ gây hại vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Thậm chí nhiều trang thông tin lớn còn cảnh báo rằng mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản có liên quan đến nhau.

Bạn đang đọc: Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?

Vậy thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng vuanem tìm hiểu câu trả lời chi tiết ở bài viết dưới đây.   

1. Mất ngủ là gì? Mất ngủ có phải một loại bệnh?

Mất ngủ hay Insomnia là một loại rối loạn giấc ngủ phổ biến. Nó thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy bực dọc, khó chịu vì trằn trọc mãi mà không thể nào sâu giấc được. Đôi khi thì bị giật mình rồi bật dậy giữa đêm hoặc thậm chí thức trắng đến sáng. Khi tình trạng này tiếp diễn lâu dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe, đời sống tinh thần và hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân.

Theo như lời khuyên từ các chuyên gia, một người bình thường cần phải nghỉ ngơi đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Giấc ngủ cần liền mạch, xuyên suốt và không bị gián đoạn. Chỉ như vậy bạn mới cảm thấy khoan khoái, luôn tràn đầy năng lượng tích cực sau khi thức dậy.

Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?

Mất ngủ hay Insomnia là một loại rối loạn giấc ngủ phổ biến

Bệnh mất ngủ được phân chia thành 3 mức độ chính, bao gồm:

  • Mất ngủ thoáng qua: Cảm thấy khó ngủ và thiếu giấc trong vòng 3 ngày liên tục. 
  • Mất ngủ cấp tính: Giấc ngủ chập chờn, người bệnh thường trở mình liên tục vì khó chịu. Họ sẽ cảm thấy thiếu tỉnh táo sau khi thức dậy. Thời gian mất ngủ không quá 30 ngày. 
  • Mất ngủ mãn tính: mất rất nhiều thời gian mới có thể chợp mắt được một chút nhưng lại không sâu giấc, dậy quá sớm và khó ngủ lại. Tình trạng bệnh kéo dài liên tục từ 1 tháng trở lên. 

Càng lớn tuổi, chất lượng và thời gian ngủ trung bình của con người càng giảm sút, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vậy nên, hãy luôn theo dõi từng chút một sự thay đổi của cơ thể để cải thiện mọi thứ trước khi quá muộn. 

2. Các triệu chứng thường thấy ở người bị mất ngủ 

Để kiểm tra xem bản thân có đang bị mất ngủ hay không thì bạn cần lưu ý những triệu chứng cùng dấu hiệu nhận biết bệnh cơ bản sau đây:

  • Trằn trọc, khó ngủ và không sâu giấc. Thậm chí còn thức dậy quá sớm so với bình thường
  • Giấc ngủ bị gián đoạn, hay giật mình giữa đêm rồi chẳng thể ngủ lại.
  • Cơ thể cảm thấy uể oải, đau mỏi và dã dời chân tay mỗi khi thức dậy.
  • Đầu óc luôn rơi vào trạng thái mơ hồ, chóng mặt, thiếu tỉnh táo.
  • Giảm sút trí nhớ, khó tập trung trong công việc, học tập.
  • Lo lắng và ám ảnh về giấc ngủ hằng đêm. 
  • Luôn thấy bực dọc trong người, căng thẳng hoặc trầm cảm kéo dài.

3. Những nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến

Mất ngủ thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do có vấn đề về sức khỏe, bị trầm cảm, thay đổi nội tiết tố, thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc dùng chất kích thích quá nhiều,… 

3.1 Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi

Nếu bạn thường xuyên chịu áp lực tâm lý lớn hoặc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì những biến cố trong cuộc sống thì rất dễ nảy sinh chứng mất ngủ tạm thời. Khi tình trạng này liên tục kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng, thậm chí là mãn tính.  

Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?

Mất ngủ có thể là do căng thẳng thần kinh

3.2 Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Bộn bề với vòng xoay công việc nên nhiều người dần hình thành nếp sống thiếu lành mạnh. Chẳng hạn như ăn uống không đúng giờ, lệch bữa, ngủ chưa đủ giấc hay thường xuyên thức thâu đêm. Lâu dần, thói quen này đã “gặm nhấm” nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Từ đó, tình trạng mất ngủ và những ảnh hưởng đến sinh sản cũng ngày càng đáng báo động.  

3.3 Vấn đề sức khỏe của bản thân

Nếu một người đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thì họ sẽ thường xuyên cảm thấy lo âu, buồn rầu dẫn đến “ăn không ngon, ngủ không yên”. Đôi khi bệnh tình chuyển biến xấu khiến các cơn đau quằn quại ập tới bất ngờ làm cản trở hoặc gián đoạn giấc ngủ giữa đêm. Lâu dần, người bệnh dễ bị sa sút tinh thần, xáo trộn đồng hồ sinh học và có thể mắc chứng mất ngủ mãn tính.   

Tìm hiểu thêm: Cận thị là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị cận thị

Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?
Mất ngủ có thể là do vấn đề sức khỏe của bản thân

3.4 Thay đổi hormone

Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì hoặc khi đến kỳ kinh nguyệt (đối với nữ giới) dẫn đến những biến chuyển mới của cơ thể cả về ngoại hình, tính cách lẫn giọng nói. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, khiến họ khó lòng ngủ ngon và sâu giấc. 

Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hay ở độ tuổi (tiền) mãn kinh hoặc nam giới bị suy giảm testosterone cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất thường trong tâm trạng. Kéo theo đó là những cơn bốc hỏa, thân thể nhức mỏi, uể oải hành hạ hằng đêm khiến họ chẳng thể nào chợp mắt được. 

3.5 Dùng quá nhiều chất kích thích 

Người ta thường nói rằng “cái gì nhiều quá thì cũng không tốt”. Đặc biệt là việc sử dụng các thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, trà xanh, soda, đồ uống có ga và sô-cô-la với hàm lượng cafein cao,….Một lượng nhỏ đôi khi sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, đầu óc linh hoạt nhưng lại khiến bàng quang hoạt động tích cực hơn. Điều này gián tiếp làm đứt đoạn giấc ngủ, chập chờn, không ngon giấc vì bạn phải dậy để đi vệ sinh nhiều lần.  

Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?

Mất ngủ có thể là do sử dụng nhiều chất kích thích thần kinh

3.6 Ngoại cảnh tác động

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì chất lượng giấc ngủ còn bị tác động bởi ngoại cảnh. Chẳng hạn như do chăn ga gối nệm kém chất lượng, thời tiết mùa hè quá nóng bức, nhiệt độ giảm mạnh vào mùa đông, tiếng ồn lớn, khói bụi phát sinh từ nhà hàng xóm, đường phố hay công trình bên cạnh,… Tất cả các yếu tố này vô tình ảnh hưởng xấu đến thời gian nghỉ ngơi cùng đồng hồ sinh học của cơ thể.

Ngoài ra, nếu bạn đi ngủ trong một môi trường dư thừa ánh sáng thì não bộ sẽ bị đánh lừa. Từ đó làm giảm mạnh lượng melatonin (chất kích thích cảm giác buồn ngủ), khiến bản thân trằn trọc và khó chịu cả đêm.    

4. Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Mất ngủ thường xuyên không chỉ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất tỉnh táo mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mỗi cá nhân. Đặc biệt là những cặp vợ chồng hiếm muộn, mắc các chứng bệnh về sinh lý,… 

3.1 Đối với Nữ giới

Mất ngủ khiến không ít phụ nữ gặp rắc rối trong chuyện chăn gối và hạn chế khả năng sinh sản. Vì nếu tình trạng này kéo dài liên tục sẽ làm gián đoạn sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể họ. Cụ thể là giảm mạnh việc điều tiết leptin, gây ức chế quá trình rụng trứng. 

Khi ấy, buồng trứng cũng thay đổi cơ chế hoạt động theo, khiến cho tỉ lệ mang thai thấp đi rất nhiều. Bên cạnh đó, các kích thích tố liên quan khác như Progesterone, Follicle Stimulating Hormone và Estrogen đều bị ảnh hưởng.

Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?

>>>>>Xem thêm: Ngáp ngủ liên tục có phải là dấu hiệu của bệnh tật?

Mất ngủ và ảnh hưởng đến nữ giới như thế nào

Ngoài ra, sự xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt do thường xuyên thức đêm cũng sẽ khiến người phụ nữ khó có con về sau. Vậy nên, hãy luôn duy trì chế độ luyện tập thể thao cùng giờ giấc ăn uống ngủ nghỉ khoa học để xây dựng được một cơ thể mẹ thật khỏe mạnh nhé! 

3.2 Đối với Nam giới

Mất ngủ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không riêng gì phụ nữ mà còn xảy ra ở cơ thể người đàn ông. Tương tự như nữ giới, nếu phái mạnh coi nhẹ sức khỏe, thường xuyên thức đêm, giờ giấc sinh hoạt thiếu lành mạnh thì sẽ tác động xấu tới đời sống tình dục. Số lượng lẫn chất lượng tinh trùng sụt giảm mạnh (lên tới 29%), khiến cho cơ hội làm cha của họ cũng đi xuống theo. 

4. Lời kết

Nói tóm lại, các cặp vợ chồng sẽ gặp khó khăn lớn trong việc thụ thai nếu không đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Vấn đề mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản đã được trình bày chi tiết ở bài viết trên. 

Hy vọng những thông tin ấy có thể giúp ích thật nhiều cho bạn. Nếu độc giả đang muốn tìm mua sản phẩm nệm, chăn, ga, gối chất lượng mang đến một giấc ngủ êm ái, bình yên, thoải mái thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua website: https://vuanem.com/.

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/sleep-and-fertility/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *