Trong bất cứ trường hợp nào, việc bị ai đó từ chối cũng khiến chúng ta cảm thấy buồn bã, thậm chí tổn thương. Ở một số người, điều này còn gây nên nỗi ám ảnh và dần hình thành nỗi sợ bị từ chối. Vậy làm thế nào để chúng ta vượt qua nỗi sợ bị từ chối để suy nghĩ tích cực hơn? Bloggiamgia.edu.vn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc ngay sau đây!
Bạn đang đọc: 10+ cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối cực kỳ hiệu quả
Contents
- 1 1. Nỗi sợ bị từ chối là gì?
- 2 2. Tại sao con người sợ cảm giác bị từ chối?
- 3 3. Dấu hiệu nhận biết bạn đang có nỗi sợ bị từ chối
- 4 4. Cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối bạn cần biết
- 4.1 4.1. Không phải bạn là người duy nhất bị từ chối
- 4.2 4.2. Thẳng thắn thừa nhận cảm xúc
- 4.3 4.3. Xem đó là một cơ hội học hỏi
- 4.4 4.4. Xác định giá trị bản thân
- 4.5 4.5. Giữ vững lập trường cá nhân
- 4.6 4.6. Tìm hiểu gốc rễ của việc bạn sợ bị từ chối
- 4.7 4.7. Đối diện với nỗi sợ bị từ chối
- 4.8 4.8. Ngừng suy nghĩ tiêu cực
- 4.9 4.9. Tìm kiếm chỗ dựa tinh thần
- 4.10 4.10. Tìm đến chuyên gia tâm lý
1. Nỗi sợ bị từ chối là gì?
Nỗi sợ bị từ chối là cảm giác lo lắng, sợ hãi và muốn trốn tránh những điều mà bản thân cảm thấy xấu hổ hay bị phán xét tiêu cực, bị người khác cô lập và bỏ rơi. Do đó, những người mang nỗi sợ này thường có xu hướng tìm cách hòa nhập và cố gắng để mọi người xung quanh công nhận.
2. Tại sao con người sợ cảm giác bị từ chối?
Có nhiều nguyên do dẫn đến một người luôn mang cảm giác sợ bị từ chối, cụ thể:
- Sợ sống một mình, bị cô lập khỏi một cộng đồng.
- Sợ người giúp đỡ bạn công nhận rằng bạn có những khuyết điểm rất lớn. Chẳng hạn như bạn luôn nghĩ rằng mình bất tài, ngu ngốc,…và người khác thừa nhận điều đó bằng cách xa lánh, phán xét bạn.
- Sợ những khủng hoảng trong quá khứ sẽ quay trở lại, chẳng hạn là cảm giác bị cha mẹ bỏ rơi.
- Sợ mọi việc cuối cùng sẽ đi đến kết quả thật tệ hại như lo lắng, trầm cảm, chán ghét bản thân,…
3. Dấu hiệu nhận biết bạn đang có nỗi sợ bị từ chối
Trước khi tìm cách để vượt qua nỗi sợ bị từ chối, bạn cần xác định bản thân có đang gặp phải tình trạng này hay không. Sau đây là một vài biểu hiện rõ ràng nhất:
- Bạn khó khăn trong việc bày tỏ ý kiến vì sợ người khác bác bỏ, phán xét.
- Bạn không muốn quá khác biệt hay nổi bật, do đó càng hòa lẫn vào mọi người thì bạn càng an tâm.
- Thiếu chính kiến, khó có thể từ chối trước những lời đề nghị.
- Luôn muốn làm hài lòng tất cả mọi người và có suy nghĩ rằng giá trị của mình chỉ được khẳng định khi được cộng đồng, xã hội yêu mến.
- Để tâm đến những điều mà mọi người đánh giá về mình.
- Bạn cảm thấy mình vô dụng, không bằng ai.
- Bạn cảm thấy mình nhạt nhòa, không có màu sắc cá nhân.
- Bạn muốn trở thành một phiên bản của ai đó hơn là việc sống thật với chính bản thân mình.
- Bạn sẽ thực hiện những điều khiến bản thân được công nhận dù cho có đồng ý với điều đó hay không.
- Khó bày tỏ với người khác vì sợ người ta đánh giá sai về mình.
- Luôn giữ nhiều nỗi niềm trong lòng và cảm thấy bản thân như đang bị cô lập.
- Có lòng tự trọng thấp.
- Bạn gặp nhiều trắc trở vì suy nghĩ tiêu cực và bất mãn bản thân.
4. Cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối bạn cần biết
Một số cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện được:
4.1. Không phải bạn là người duy nhất bị từ chối
Bị từ chối là một việc hết sức bình thường mà không ít người đã từng trải qua. Và tất nhiên, không ai mong muốn mọi thứ đi ngược lại kỳ vọng của bản thân. Thế nhưng bạn cần phải hiểu không phải lúc nào mọi việc cũng đi đúng quỹ đạo của nó. Thay vì thế, bạn hãy suy nghĩ tích cực rằng ai cũng sẽ có đôi lần đối mặt với hoàn cảnh này trong cuộc đời. Cách tốt nhất là đối diện với nó và đừng để nỗi sợ bị từ chối chi phối những quyết định của bạn.
4.2. Thẳng thắn thừa nhận cảm xúc
Dù người từ chối có đưa ra bất cứ lý do gì thì chắc chắn bạn vẫn sẽ cảm thấy đau lòng, nhất là đối với những người nhạy cảm. Người ngoài cuộc nhìn vào sẽ cho rằng bạn đang nghiêm trọng hóa mọi thứ lên. Do đó, họ sẽ có xu hướng chung là cho bạn lời khuyên: “Mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi!”.
Tuy nhiên, chỉ bản thân bạn mới có thể cảm nhận mức độ tổn thương rõ ràng nhất. Khi bị từ chối, bạn thường sẽ bối rối, lúng túng và xấu hổ. Đừng vội phủ nhận những cảm xúc này nhé và hãy chia sẻ chúng với những người mà bạn tin tưởng, bạn sẽ học được cách kiểm soát chúng tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Top 15 nhà hàng tổ chức tiệc thôi nôi cho bé ở Hải Phòng
4.3. Xem đó là một cơ hội học hỏi
Tuy bạn sẽ không kịp thời tỉnh táo để nhận ra nhưng việc bị từ chối chính đôi lúc chính là cơ hội để bạn có thể phát triển bản thân mình hơn. Chẳng hạn như bạn tham gia một cuộc phỏng vấn ở công ty khá ổn nhưng lại không được nhận, điều này có thể khiến bạn khá sốc và suy sụp. Thế nhưng, đây lại là thời điểm để bạn nhìn nhận lại mình còn thiếu sót những gì và trau dồi sao cho thành thạo. Kết quả là sau những cố gắng, bạn thậm chí còn ứng tuyển thành công vào một vị trí có mức thu nhập tốt hơn.
Đối với tình cảm cũng vậy, việc bị ai đó từ chối trong tình yêu cũng mở ra cơ hội để bạn suy nghĩ lại bản thân mình mong muốn những gì. Từ đó, xác định tiêu chí của bản thân để tìm kiếm được một người phù hợp nhất.
4.4. Xác định giá trị bản thân
Một cách khác để vượt qua nỗi sợ bị từ chối đó chính là xây dựng giá trị bản thân. Khi bị ai đó từ chối, đừng quá lo lắng rằng bản thân đã làm sai những gì khiến họ không muốn giúp đỡ. Thay vì vậy, hãy tin rằng bản thân mình hoàn toàn xứng đáng nhận về những điều tốt đẹp, chẳng qua là vì chưa gặp đúng người mà thôi!
4.5. Giữ vững lập trường cá nhân
Nhiều người có xu hướng “bi kịch hóa”, tức quẩn quanh trong vòng suy nghĩ tiêu cực tự vẽ ra bởi tâm trí. Đây chắc chắn là một thói quen không tốt và khiến nỗi sợ bị từ chối ngày một gia tăng. Để thay đổi điều này, bạn hãy cố gắng giữ vững lập trường và niềm tin vào bản thân để dễ dàng chế ngự những sợ hãi trong lòng mình.
4.6. Tìm hiểu gốc rễ của việc bạn sợ bị từ chối
Bạn sẽ giải tỏa được nỗi lo bị từ chối nếu tìm hiểu được ngọn ngành gốc rễ của nó. Tất cả những thứ khiến bạn sợ hãi điều xuất phát từ cách bạn nhìn nhận bản thân mình. Do đó hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi chẳng hạn như bạn có lo lắng mình bị ai đó hạ thấp không? Bạn cảm thấy mình vẫn chưa xứng đáng?,…
4.7. Đối diện với nỗi sợ bị từ chối
Nếu cứ mãi quanh quẩn mà không dám bước chân ra khỏi vùng an toàn, bạn tuy sẽ tránh được sự buồn bã, tổn thương khi bị từ chối nhưng sẽ không nhận về bất cứ kết quả nào. Bạn dĩ nhiên không thể biết người ta sẽ từ chối hay đồng ý, vì thế hãy cứ mạnh dạn đối diện vì biết đâu lại được như kỳ vọng thì sao!
4.8. Ngừng suy nghĩ tiêu cực
Sau khi bị từ chối, bạn có hay tự chất vấn hay trách móc chính mình? Điều này thực chất chỉ khiến bạn cảm thấy bản thân có nhiều lỗi lầm mà thôi. Suy nghĩ này cứ bám riết lấy bạn và dần dần trở thành “lời tiên tri” biến mọi thứ từ sai thành đúng.
Thay vào đó, tại sao bạn không học cách suy nghĩ tích cực hơn trong mọi vấn đề. Dù cho nó không hẳn làm cho câu chuyện trở nên tốt đẹp hơn nhưng ít nhất, bạn sẽ không còn buồn bã, khó chịu trong lòng. Từ đó, bạn sẽ có thêm động lực để tiếp tục thực hiện mục tiêu mà mình đặt ra.
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật thông tin về bao cao su Durex
4.9. Tìm kiếm chỗ dựa tinh thần
Để vượt qua nỗi sợ bị từ chối, bạn có thể dành nhiều thời gian để củng cố niềm tin bằng cách chia sẻ với những người thân thiết. Họ sẽ là chỗ dựa tinh thần to lớn để bạn quên đi những sợ hãi và cố gắng cho những mục tiêu khác. Khi biết sau lưng mình luôn có những người sẵn sàng hỗ trợ, động viên, bạn cũng sẽ bớt nghiêm trọng hóa mọi thứ nữa đấy!
4.10. Tìm đến chuyên gia tâm lý
Bị ai đó từ chối tuy hết sức bình thường nhưng đối với một số người, nó lại để lại những cú sốc tâm lý khó lành. Họ có thể suy nghĩ tiêu cực hơn, thậm chí là làm hại bản thân mình nếu không còn đủ tỉnh táo để nhận thức. Lúc này, trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý là một giải pháp hiệu quả khiến cảm xúc, suy nghĩ của bạn được ổn định hơn.
- 7+ cách từ chối lời tỏ tình mà không gây tổn thương cho người khác
- Cách từ chối cho mượn tiền khéo léo và không làm mất lòng người khác
Trên đây là tổng hợp những cách để vượt qua nỗi sợ bị từ chối mà nhiều người đã từng gặp phải. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng rằng bạn sẽ mạnh mẽ hơn để bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình nhé!