Tummy time là gì, Tummy time có lợi ích gì đối với trẻ sơ sinh? Đây có lẽ là những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn khi chào đón em bé đầu lòng. Thấu hiểu điều này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về Tummy time cùng hướng dẫn 4 bài tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ đừng bỏ lỡ nhé!
Bạn đang đọc: Tummy time là gì? Hướng dẫn 4 bài tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh
Contents
1. Tummy time là gì?
Tummy time được dịch từ tiếng Anh là thời gian nằm sấp, là khoảng thời gian ở trong ngày bé tỉnh táo, nằm sấp và sẽ được giám sát bởi cha mẹ và người lớn. Đây chính là phương pháp nuôi dạy con khoa học được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhằm khuyến khích sự phát triển cơ cổ, vận động, thị giác cùng các giác quan khác cho bé. Đồng thời ngăn ngừa biến dạng hộp sọ, hạn chế tình trạng bẹp đầu và kích thích cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Tummy time cũng là khoảng thời gian để hai mẹ con âu yếm, tương tác bằng ánh mắt và tăng sự gắn kết với nhau. Tuy nhiên, lưu ý không được thực hiện những bài tập này khi bé đang ngủ, chỉ nên làm khi bé đã tỉnh táo và vui vẻ, có như vậy mới giúp bé phát triển khả năng vận động thô cùng kỹ năng di chuyển.
2. Tummy time có lợi ích gì đến sự phát triển của trẻ?
Những bài tập này sẽ giúp lưng, cổ và vai của bé phát triển khoẻ mạnh, dần dần bé sẽ biết rướn người và duỗi thẳng tay, bé cũng nhanh chóng biết lẫy và bò. Theo Peta Smith – Phó Chủ tịch Hiệp hội các bác sĩ Vật lý trị liệu cho Trẻ em (APCP) cũng nhận định rằng những bé ít khi được nằm sấp có thể chậm trễ hơn trong việc phát triển thể chất, điển hình như đi và bò.
Đồng thời, phương pháp này cũng giúp phát triển cơ bắp cùng kiểm soát đầu của bé tốt hơn. Từ đó, bé sẽ dễ dàng khám phá mọi nơi, dễ dàng phát triển khả năng phối hợp quan sát.
Hơn nữa, việc nằm ngửa nhiều sẽ làm đầu bé bị phẳng một bên, trong khi đó, tummy time góp phần hạn chế tối đa vấn đề này nhờ vào việc giảm áp lực lên vùng đầu. Hơn nữa, ở nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc kích thích hành vi trong thời gian nằm sấp của em bé bị hội chứng Down cùng giảm trương lực cơ liên quan, nằm sấp sẽ phát triển kỹ năng vận động của những em bé bị rối loạn bẩm sinh (hội chứng Down) nhanh hơn.
Dưới đây là những lợi ích cụ thể của phương pháp tummy time:
- Kích thích sự phát triển cơ cốt lõi như cổ, lưng, cơ vai
- Xây dựng nền tảng giúp bé dễ lẫy, ngồi, bò
- Phát triển vận động, thị giác cùng giác quan tốt hơn
- Khi bé di duyển và trọng lực thay đổi, bé sẽ có cảm giác nhận biết cơ thể của mình
- Nằm ở tư thế khác nhau giúp bé phát triển chuyển động và sự thăng bằng
- Phát triển sự phối hợp tay và mắt, bằng cách nhìn xuống bàn tay của mình, bé sẽ thấy cách chúng di chuyển và những gì tay có thể làm
- Tummy time giúp dạ dày bé phát triển tốt hơn.
3. Trẻ có thể tập tummy time từ khi nào?
Bố mẹ có thể cho bé tập tummy time ngay từ khi chào đời, bởi bắt đầu sớm bé sẽ dàng quen hơn với tư thế nằm sấp. Theo đó, bố mẹ không cần phải đợi đến khi bé rụng cuống rốn rồi lành lại mới tập. Mẹ hãy cho bé nằm sấp ở trên bụng hay ngực của mình, nên đặt thêm một chiếc gối mềm ở dưới đầy để bé thoải mái hơn. Lúc này, mẹ và bé hãy dành thời gian trò chuyện, tương tác bằng ánh mắt với nhau. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé nằm sấp ở trên một chiếc chăn mềm (khi cho bé tập dưới sàn nhà).
4. Cho bé tập tummy time trong bao lâu?
Từ lúc sơ sinh, bố mẹ hãy bắt đầu khoảng thời gian tummy time từ khoảng 2 đến 5 phút mỗi lần, đồng thời tăng dần thời gian nằm sấp lên cho đến khi trẻ quen dần, giúp trẻ không bị sợ hãi và khó chịu. Đối với những em bé dưới 1 tháng tuổi thì bố mẹ không nên tummy time cho bé quá 15 phút mỗi ngày.
Với những bé từ 3 tháng tuổi trở lên thì bố mẹ hãy duy trì từ 40 đến 60 phút tummy time nhưng không vào cùng một lúc. Thay vào đó là chia nhỏ thời gian ra, chẳng hạn như 6 lần 10 phút khi bé đã quen với chúng. Nếu các bé yêu thích nằm sấp thì bố mẹ có thể tăng thời gian lên 15 đến 20 phút nhưng nhớ là thay đổi tư thế thường xuyên để bé không bi mỏi.
Ngoài ra, bố mẹ nên chú ý tuyệt đối chỉ tập động tác này vào ban ngày hoặc giấc ngủ ngắn ban ngày, tránh tập vào ban đêm bởi có có rủi ro hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu thêm: Tên Sơn đệm gì hay? Ý nghĩa của tên Sơn dành cho các bé trai
5. Gợi ý những tư thế tummy time tốt cho bé
Đặt bé nằm ở trên ngực:
Mẹ đặt bé nằm sấp ở trên ngực hoặc bụng của bạn, mặt đối mặt với nhau, đây chính là khoảng cách cực tốt để mẹ và tăng tương tác và gắn kết nhau hơn. Lưu ý rằng luôn giữ bé cố định, chắc chắn và đảm bảo an toàn nha.
Bế bé nằm sấp:
Với tư thế này, bạn hãy dùng một tay để đỡ dưới bụng và giữ hai chân của bé, đặt bé nằm sấp xuống. Sử dụng tay còn lại để đỡ đầu, cổ của bé, đồng thời đưa bé vào sát cơ thể của bạn để giúp bé quen với tư thế này.
Để bé nằm trên đùi:
Bạn hãy đặt em bé nằm sấp, ngang trên đùi của bạn, lấy tay đặt trên mông em bé sẽ dỗ dành bé bình tĩnh hơn, tư thế này cũng sử dụng để ợ hơi và dỗ em bé khóc.
Nụ cười ngang tầm mắt:
Nằm cùng bé, sao cho mặt bạn ở trong tầm mắt của em bé để khuyến khích giao tiếp bằng mắt, bé rất thích nhìn khuôn mặt của bạn đó, giao tiếp cách này với con thật thú vị và đáng yêu phải không nào?
6. Những lưu ý khi tập tummy time
Nếu tiết trời ấm áp, mẹ hãy thử cho bé tummy time mà không cần mặc đồ, chỉ mang bỉm hay chiếc áo mỏng. Sau đó đặt bé lên chiếc chăn giúp bé cảm nhận được cảm giác chất liệu ở trên da.
Khi cho bé tập tummy time, mẹ nên chú ý quan sát và trò chuyện với bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đặt nhiều đồ chơi màu sắc ở xung quanh để trẻ quan sát, kích thích thị giác và thính giác của bé. Mẹ cũng nên sử dụng gối hoặc thảm có lót đệm bên trong dưới bụng bé để giúp bé ngẩng đầu và dễ dàng quan sát hơn.
>>>>>Xem thêm: Các loại cây phong thủy tuổi Mão giúp giải vận xui, mang lại may mắn
Khi bé vừa ăn no hay đang bị ốm, mệt thì mẹ không nên áp dụng phương pháp này cho bé. Hãy đợi cho đến khi con xuôi sữa thì mới bắt đầu tập tummy time để tránh bé bị nôn trớ. Nếu bé bị hoảng sợ, không chịu tummy time thì mẹ hãy dừng ngay và thử vào một lúc khác, mẹ nhé.
Trên đây là thông tin về tummy time là gì, những lợi ích khi mẹ cho bé tập nằm sấp cùng các tư thế tập tummy time an toàn cho bé. Mẹ hãy thử ngay cho em bé nhà mình để thấy những sự thay đổi tích cực từ con trẻ. Chúc các mẹ thành công!
>>>Đọc thêm: Phương pháp Shichida là gì? Những bài học khơi dậy tiềm năng cho bé