Có không ít các nghiên cứu đã chỉ ra các lợi ích của việc tập yoga đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Thường xuyên luyện tập các tư thế yoga dù đơn giản nhất cũng có thể giúp bạn khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
Bạn đang đọc: Bật mí các tư thế yoga đơn giản, tốt cho sức khỏe
Nếu chưa biết bắt đầu tập yoga từ đâu, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn điểm qua các tư thế yoga dễ tập nhất dành cho người mới bắt đầu bạn nhé!
Contents
1. Tập yoga mang đến những lợi ích gì?
1.1. Cải thiện sự linh hoạt
Các tư thế yoga sẽ giúp bạn cải thiện sự linh hoạt của cơ thể. Sau khi quen với việc tập yoga, bạn có thể thay đổi các tư thế cơ thể như đưa tay ra phía sau lưng, cúi người cho tay chạm vào ngón chân,… mà không thấy đau hay khó khăn như trước.
1.2. Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Yoga là một bộ môn thể dục thể thao có khả năng bảo vệ hệ xương khớp của bạn, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, giúp bạn cải thiện sức mạnh cơ bắp một cách hiệu quả. Với những ai đang muốn tăng cơ, việc tập các tư thế yoga sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn.
1.3. Cải thiện vóc dáng
Bạn có biết, yoga còn có công dụng giảm cân , giúp bạn có một vóc dáng mảnh mai hơn? Các tư thế yoga sẽ tác động đến vị trí mỡ thừa trên cơ thể, đốt cháy phần mỡ này để cơ thể bạn trông săn chắc và thon gọn hơn.
Hơn nữa, các động tác yoga còn giúp bạn kết nối tốt hơn với cơ thể của mình, giảm cảm giác thèm ăn. Vì thế, thường xuyên tập yoga sẽ giúp bạn giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối đáng mơ ước.
1.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn
Bạn có biết, những tư thế yoga tưởng chừng đơn giản lại có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả? Các động tác yoga sẽ giúp việc tuần hoàn máu đến các chi trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cũng như khi bạn tập aerobic hay các môn thể thao khác, việc tập yoga sẽ cung cấp oxy đến các tế bào nhiều hơn, điều hòa lượng máu đến những nơi khó chảy đến như chân và vùng chậu chảy về tim. Hơn nữa, thông qua việc cắt giảm lượng protein tạo ra các cục máu đông, yoga còn tách các tiểu huyết cầu ra khỏi nhau, giúp máu loãng ra.
Do đó, thường xuyên luyện tập các tư thế yoga sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cảnh báo: Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 83%
1.5. Thư giãn
Tập yoga sẽ giúp bạn chuyển sự cân bằng từ hệ thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system) sang hệ thần kinh phó giao cảm (parasympathetic nervous system), từ đó giúp làm chậm hơi thở của bạn và khiến bạn cảm thấy được thư giãn hơn.
1.6. Cải thiện hô hấp
Có thể nói, một trong những lợi ích của các tư thế yoga chính là khả năng cải thiện hô hấp vô cùng hiệu quả. Khi tập yoga, bạn sẽ kết hợp giữa các tư thế trên cơ thể và kỹ thuật hít thở, từ đó kiểm soát hơi thở và năng lượng của mình tốt hơn.
Do đó, tập luyện yoga sẽ tăng cường chức năng phổi, giúp lọc không khí, làm cho không khí ấm lên cũng như làm ẩm, loại bỏ bớt bụi bẩn và tạp chất trong không khí trước khi chúng đi vào phổi.
1.7. Giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn
Bên cạnh việc tăng cao chất lượng của các sản phẩm chăn ga gối nệm hay cố gắng không uống chất kích thích như trà, cà phê trước khi ngủ thì việc tập luyện các tư thế yoga cũng là một gợi ý để bạn cải thiện giấc ngủ của mình.
Tập yoga từ 3-4 lần/tuần có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn, không còn bị thức giấc giữa đêm hay trằn trọc, khó ngủ.
8 Tips cứu nguy khi uống cà phê bị mất ngủ
1.8. Ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hoá
Một số vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược axit dạ dày, hội chứng ruột kích thích,… thường do bạn quá mức căng thẳng mà nên. Khi tập các tư thế yoga và được thư giãn, các vấn đề liên quan đến đường ruột và tiêu hóa của bạn cũng sẽ được cải thiện.
2. Các tư thế yoga tốt sức khỏe, bạn có thể luyện tập ngay tại nhà
2.1. Tư thế Con Bướm (Butterfly)
Trong các tư thế yoga thì Butterfly hay tư thế Con Bướm được biết đến như một tư thế vô cùng quen thuộc. Cách thực hiện tư thế này cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần ngồi thẳng, hai chân gập lại, đầu gối mở sang hai bên, lòng bàn chân úp vào nhau, giữ cho cổ với lưng thẳng, hai tay nắm lấy hai bàn chân và giữ trong 1-3 phút.
Tư thế yoga Con Bướm giúp bạn mở rộng phần hông và đùi, tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai của cơ thể. Hơn nữa, tư thế này còn giúp nới lỏng và kéo dài phần cơ đùi trong – nhóm cơ quan trọng giúp duy trì sự ổn định và thăng bằng.
2.2. Tư thế Ngồi Xổm (Malasana)
Đây là một tư thế yoga tương đối đơn giản mà bạn có thể luyện tập ngay tại nhà của mình. Với tư thế Ngồi Xổm, các cơ đùi, bẹn, hông và nửa thân trên sẽ được giãn ra, hạn chế tình trạng căng cơ, đau mỏi.
Ngoài ra, tư thế Malasana còn giúp cơ bụng được nâng lên, cải thiện chức năng của ruột già. Không dừng lại ở đó, tư thế Ngồi Xổm sẽ giúp bạn tăng tuần hoàn máu lên vùng xương chậu, cải thiện khả năng tình dục hiệu quả.
Để luyện tập tư thế yoga này, bạn cần ngồi xổm, mở rộng đùi, hai tay chắp về phía trước, duy trì tư thế trong 3-5 phút.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh có nên nằm gối không? Nên cho trẻ nằm gối khi nào?
2.3. Tư thế Chó Ngửa Mặt (Upward Dog)
Nếu bạn đang tìm kiếm một tư thế yoga giúp bạn tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh cơ thể, bạn có thể dành thời gian để luyện tập tư thế chó ngửa mặt này. Khi bạn dùng tay để nâng nửa người trên lên, lực sẽ tác động vào đôi tay, cổ tay và cột sống của bạn, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp ở các điểm này.
Đặc biệt, tư thế yoga Chó Ngửa Mặt giữ cho ngực của bạn được mở rộng, hạn chế cảm giác uể oải, mệt mỏi cũng như giữ cho tim, phổi được khỏe mạnh.
2.4. Tư thế Cái Cày (Plow Pose)
Nếu đã quen với các tư thế yoga đơn giản, bạn có thể thử nâng cao một chút với tư thế Plow Pose hay còn gọi là tư thế Cái Cày. Ở tư thế này, các điểm cổ, vai, lưng của bạn sẽ được mở rộng, xua tan cảm giác căng cứng khi ngồi làm việc quá lâu.
Hơn nữa, tư thế yoga Plow Pose còn có hiệu quả trong việc thúc đẩy hiệu quả làm việc của các cơ quan tiêu hóa, giúp cơ thể đào thải các chất độc hại.
Cách tập tư thế Cái Cày như sau: Đầu tiên, bạn bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa, hai chân mở rộng và hai tay đặt ngang hông, lòng bàn tay úp xuống. Sau đó, khi hít vào, sử dụng cơ bụng để nâng chân và hông lên phía trần nhà để phần thân của bạn vuông góc với sàn nhà. Duỗi thẳng chân và từ từ hạ ngón chân xuống sàn sao cho chân duỗi thẳng hoàn toàn, các ngón chân chạm vào sàn nhà.
Duy trì tư thế yoga này trong từ 3-5 phút rồi dùng tay đỡ lưng, từ từ đưa chân lên và quay về tư thế nằm thẳng ban đầu.
2.5. Tư thế Nữ Thần (Utkata Konasana )
Utkata Konasana hay còn được biết đến với tên gọi tư thế Nữ Thần cũng là một tư thế yoga mà bạn nên tham khảo cho các bài tập yoga tại nhà. Utkata Konasana rất có lợi cho phần hông, bụng, ngực và cơ chân của bạn.
Để luyện tập tư thế yoga Utkata Konasana, bạn cần bắt đầu bằng việc đứng thẳng, hai tay buông thõng tự do ở hai bên, đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 1m tùy thuộc vào sự thoải mái của bạn.
Xoay bàn chân của bạn ra ngoài rồi uốn cong đầu gối của bạn sao cho đùi phải song song với mặt đất. Chấp cả hai lòng bàn tay vào nhau để tay chạm ngực, hơi kéo vai về phía sau, đẩy ngực về phía trước và ngẩng cao đầu.
Tiếp tục hít thở bình thường và trong quá trình thở ra, hóp bụng và cảm nhận áp lực lên hông, kéo đùi về phía sau. Giữ nguyên tư thế này trong 1-5 phút tùy vào khả năng của bạn.
>>>>>Xem thêm: Chấm dứt tình trạng ngủ không sâu giấc với 5 mẹo sau
Các tư thế yoga rất có lợi cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn. Vì thế, hãy cố gắng dành thời gian để tập yoga 30 phút mỗi ngày và duy trì liên tục 3-4 lần/tuần bạn nhé!