Muối iốt là một trong những loại gia vị được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe con người. Thiếu muối iốt gây nên nhiều hậu quả, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật. Vậy tác dụng của muối iốt là gì, bổ sung muối iốt như thế nào là hợp lý? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
Bạn đang đọc: Muối iốt có tác dụng gì, bổ sung như thế nào hợp lý?
Contents
1. Muối iốt là gì?
Muối iốt chính là muối ăn hằng ngày mà các gia đình sử dụng, có công thức hóa học là NaCl. Thành phần của muối iốt có bổ sung thêm một hàm lượng nhỏ Nal với công dụng chính là cung cấp iốt cho cơ thể. Lượng iốt bổ sung vào muối ăn không có hại cho cơ thể, thậm chí còn có tác dụng giúp cho muối ăn có vị ngon hơn.
Bạn có thể phân biệt muối iốt với muối thường bằng cách vắt chanh vào muối, sau đó cho thêm một ít nước cơm vào và quan sát hai loại muối sẽ có phản ứng gì. Nếu là muối iốt thì muối sẽ chuyển sang màu xanh đậm còn muối thường sẽ giữ nguyên được màu sắc.
Tại Việt Nam, để giúp người dân ý thức được tầm quan trọng của muối iốt, đồng thời tăng cường bảo vệ sức khỏe toàn dân, chính phủ đã ra nghị định tháng 09/2016 tại điểm a Khoản 1, Điều 6 bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phục vụ nhu cầu trong nước nếu có sử dụng muối đều phải bổ sung thêm iốt. Bên cạnh đó, ngày 02/11 cũng là ngày toàn dân hưởng ứng mua và sử dụng muối iốt.
Muối iốt có tác dụng bổ sung iốt cho cơ thể, có vai trò quan trọng đối với các cơ quan trọng yếu. Dưới đây là một số tác dụng của muối iốt mang lại cho con người.
- Muối iốt là con đường bổ sung iốt cho cơ thể nhanh và hiệu quả nhất. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được iốt mà cần bổ sung qua con đường ăn uống. Tuy nhiên, lượng iốt trong thực phẩm không đủ để cung cấp cho cơ thể, kèm theo đó là một số nguyên nhân khiến cho cơ thể không thể hấp thu được hết lượng iốt đã bổ sung. Sử dụng muối là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa tình trạng thiếu iốt.
- Muối iốt giúp cung cấp iốt cho cơ thể, trong đó iốt là một loại vi chất quan trọng, hỗ trợ việc tổng hợp các hormon điều chỉnh sự phát triển hệ thần kinh trung ương của tuyến giáp. Muối iốt còn góp phần điều chỉnh sự phát triển của cơ quan sinh dục cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
- Muối iốt cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa, tóc, móng, da, thận, giúp duy trì năng lượng cho cơ thể.
- Muối iốt giúp cung cấp iốt để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. iốt kết hợp với các hormon tăng trưởng có tác dụng giúp xương phát triển, cơ thể cao lớn. Trẻ nhỏ được cung cấp đủ muối iốt sẽ thông minh, học giỏi, tiếp thu nhanh, khả năng ghi nhớ tốt.
- Muối giúp điều hòa thân nhiệt, giúp nhiệt độ cơ thể luôn ổn định.
- Tổng hợp và phân giải chất béo, chuyển hóa đường, từ đó giúp hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân, phòng ngừa tiểu đường.
2. Thiếu muối iốt gây ra những hậu quả gì?
Muối iốt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể, bảo vệ sức khỏe của con người. Chế độ ăn hằng ngày thiếu muối iốt liên tục trong thời gian dài có thể gây nên những hậu quả dưới đây:
- Nguy cơ mắc bệnh bướu cổ: Bướu cổ gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập.
- Trẻ em không được bổ sung đầy đủ iốt có thể bị chậm phát triển, chậm lớn, nói ngọng…
- Phụ nữ mang thai trong thai kỳ nếu không bổ sung muối iốt có thể gặp phải một số biến chứng như: sinh non, sảy thai, thai lưu. Trẻ em có mẹ bị thiếu hụt iốt trầm trọng trong giai đoạn mang thai có thể bị đần độn, não chậm phát triển, mắc các khuyết tật bẩm sinh như: lác mắt, điếc, liệt tay, chân…
- Tăng cân bất ngờ: Tăng cân bất ngờ là một trong những dấu hiệu thường gặp khi cơ thể thiếu iốt. Khi không bổ sung đủ lượng iốt cho cơ thể, tuyến giáp không thể sản xuất được các loại hormon có chức năng kiểm soát khả năng trao đổi chất, việc đốt cháy calo kém hiệu quả, do đó lượng calo nạp vào sẽ bị tích trữ trong cơ thể, gây ra tình trạng béo phì, thừa cân đột ngột.
- Rụng tóc: Các nang lông trên cơ thể được kiểm soát bởi hormon tuyến giáp. Khi thiếu iốt, nồng độ hormon tuyến giáp giảm, nang lông bị suy yếu, ngừng tái tạo nên có thể gây ra rụng tóc.
- Da khô: Hormon tuyến giáp có tác dụng điều tiết mồ hôi và tái tạo các tế bào da. Trường hợp cơ thể thiếu iốt có thể khiến nồng độ hormon tuyến giáp thấp, do đó mồ hôi cũng tiết ra ít hơn, từ đó khiến cho da bị khô, bong tróc vảy.
- Ảnh hưởng đến nhịp tim: Nhịp tim của bạn có thể bị thay đổi nếu thiếu iốt. Tim sẽ đập chậm hơn, điều này cho thấy khả năng co bóp và đẩy máu từ tim đến các bộ phận khác kém hiệu quả hơn. Tim đập chậm khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng, tức ngực, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, làm việc của mỗi người.
- Thiếu muối iốt khiến cho khả năng ghi nhớ và tập trung của con người bị suy giảm.
3. Cách sử dụng muối iốt đúng và hiệu quả
Muối iốt có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ em, người lớn, phụ nữ mang thai, bào thai trong bụng mẹ… Muối iốt mang lại hiệu quả hữu ích cho cơ thể nếu được sử dụng đúng cách. Ngược lại, tác hại của muối iốt vẫn có thể tồn tại nếu bạn không biết cách dùng muối sao cho phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng muối mà bạn cần lưu tâm.
3.1. Liều lượng sử dụng muối iốt
Muối iốt cần sử dụng hằng ngày để cung cấp iốt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể sử dụng càng nhiều muối iốt càng tốt. Tùy theo từng đối tượng, thể trạng mỗi người mà bạn cần căn chỉnh lượng muối mỗi ngày sao cho phù hợp, cụ thể như sau:
Tuổi | Nhu cầu iốt (mcg/ngày) | Lượng muối iốt tương đương (mg/ngày) |
0-12 tháng | 90 | 120-200 |
1-5 tuổi | 90 | |
6-9 tuổi | 120 | 225-300 |
10-18 tuổi | 150 | 500 |
Người trưởng thành | 150 | 500 |
Phụ nữ mang thai | 200 | 500 |
Phụ nữ đang cho con bú | 200 | 500 |
Mỗi ngày, lượng iốt bổ sung vào cơ thể theo nhiều nguồn khác nhau như: muối ăn, thức ăn có chứa iốt như trứng, rau dền, bắp cải, hải sản,… Do đó, lượng muối iốt giới hạn mà mỗi người trưởng thành chỉ nên nạp vào là từ 3-5mg muối/ngày. Trong trường hợp đã sử dụng các loại gia vị khác có chứa muối thì nên giảm lượng muối iốt để tránh dư thừa muối, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và thận.
3.1. Cách sử dụng muối iốt
Sử dụng muối iốt trong các bữa ăn hàng ngày để bổ sung iốt cho cơ thể, bạn có thể dùng muối iốt theo các cách sau:
- Dùng muối iốt để nêm nếm gia vị cho thức ăn
- Dùng muối iốt để ướp thức ăn, làm muối chấm thức ăn, hoa quả.
- Dùng muối iốt để muối dưa, cà…
- Dùng muối iốt pha loãng với nước để súc miệng hằng ngày.
Tìm hiểu thêm: 10+ món quà sinh nhật cho nữ được yêu thích hiện nay
3.2. Cách lựa chọn và bảo quản muối iốt đúng cách
- Chọn mua muối iốt ở những cửa hàng, đại lý uy tín để tránh mua phải muối kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên chọn muối đảm bảo chất lượng, cung cấp đủ hàm lượng iốt. Lựa chọn những bao muối có thông tin rõ ràng về loại muối, chỉ số iốt, hạn sử dụng, kiểm định chất lượng sản phẩm.
- Bảo quản muối trong lọ có nắp đậy kín hoặc trong bao nilon buộc kín. Do iốt dễ bay hơi nên tránh để muối ở những nơi có nhiệt độ cao, gần sát bếp hoặc có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Không nên rang muối iốt vì có thể làm iốt bị bay hơi.
- Khi nấu ăn, nên nêm muối sau khi thức ăn đã chín và chuẩn bị tắt bếp.
>>>>>Xem thêm: Ngày lập xuân là ngày gì? Ý nghĩa ngày lập xuân đối với người việt
Muối iốt là gia vị có vai trò quan trọng trong việc bổ sung iốt cho cơ thể, đảm bảo cho hệ thần kinh trung ương và các cơ quan hoạt động khỏe mạnh, giúp thể chất và trí tuệ phát triển toàn diện. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung muối đều đặn mỗi ngày, liên tục trong thời gian dài với liều lượng hợp lý để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu của mình nhé.