Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

Rate this post

Không thể phủ nhận rằng trong thời buổi hiện đại, giới trẻ càng có xu hướng tìm kiếm tình yêu thông qua những ứng dụng hẹn hò. Phương thức này khiến chúng ta có nhiều sự lựa chọn về “nửa kia” hơn, tuy nhiên lại tiềm ẩn một rủi ro mới – Ghosting! Vậy Ghosting là gì? Làm thế nào để biết bản thân đang bị Ghosting? Bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giải đáp rõ cho bạn nhé!

Bạn đang đọc: Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

Ghosting là một tình trạng bắt đầu phổ biến ở giới trẻ

1. Ghosting là gì? 

“Ghosting” hiện đang là một thuật ngữ tương đối mới mẻ và phổ biến khi hẹn hò, nhất là hẹn hò qua mạng. Nó ám chỉ việc một người (được gọi là Ghoster) đột nhiên cắt đứt mọi liên lạc với ai đó (gọi là The Ghosted) mà không để lại bất cứ thông báo hay lời giải thích nào. Dù cho có cố gắng liên lạc đến đầu thì Ghoster vẫn sẽ im lặng.

Việc một người nào đó biến mất đột ngột không để lại bất cứ lời nói khiến chúng ta liên tưởng đến những “bóng ma”. Đó là lý do cái tên “Ghosting” (bóng ma) ra đời. Thuật ngữ này không chỉ sử dụng trong tình yêu mà cũng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè,…

Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

Thuật ngữ này ám chỉ đối phương đột ngột biến mất như một “bóng ma”

2. Nguồn gốc của Ghosting?

Vậy nguồn gốc của thuật ngữ Ghosting là gì? Được biết vào năm 1996, một tài khoản trong nhóm chat Usenet cổ điển đã than thở với bạn bè về việc anh ta bị “ghost”. Đây được xem là nền tảng ý nghĩa cho thuật ngữ ghosting khi năm 2004, từ khóa này đã xuất hiện trên Urban Dictionary với định nghĩa là “mô tả một người nào đó đang rời đi”.

Mãi cho đến năm 2015, khi Charlize Theron – một diễn viên nổi tiếng – chia tay người yêu bằng cách cắt đứt tất cả liên lạc thì thuật ngữ ghosting mới xuất hiện rộng rãi trên các mặt báo.

Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

Từ khóa “Ghosting” được định nghĩa vào năm 2004

3. Sự phổ biến của Ghosting

Một nghiên cứu vào năm 2018 với hơn 1000 người dùng đến từ 2 trang Crowdsourcing đã cho thấy rằng có khoảng 25% nam nữ bị đối phương “ghost” trong một mối quan hệ. 22% khác lại thừa nhận rằng chính mình đã “ghost” người khác.

Ghosting bao gồm nhiều cấp bậc, thấp nhất khi cả hai chỉ là những người bạn xã giao và cao nhất khi cả hai đã nảy sinh tình cảm và quan hệ thể xác. Độ phổ biến của nó xuất phát từ một trong những yếu tố là công nghệ. Việc hẹn hò qua app khiến họ có thể cắt đứt liên lạc một cách dễ dàng hơn. Họ không lo lắng việc bị đàm tiếu bởi một mối liên hệ nào đó ở đời thực. 

Đặc biệt, những người tin vào khái niệm “định mệnh” trong tình yêu sẽ nhanh chóng bỏ cuộc khi nghĩ đối phương không phải định mệnh của mình. Hay những người không muốn đối mặt với những cảm xúc có phần tiêu cực của đối phương, do đó họ chọn cách ghosting.

Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

Hơn 22% trong số 1000 người thừa nhận mình đã từng ghosting

4. Nguyên nhân của Ghosting

Việc Ghoster lựa chọn biến mất có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây.

4.1. Dễ thực hiện

Thay vì cứ phải cố gắng duy trì một cuộc hội thoại gượng ép, nhiều người lựa chọn cách “mất tích” vì nó dễ dàng hơn. Thông thường, những Ghoster sẽ không thích đối mặt với việc người khác bị tổn thương. Do đó, họ chọn cách “bốc hơi” không báo trước với hy vọng người kia sẽ hiểu ẩn ý mà họ ngầm gửi.

4.2. Có nhiều sự lựa chọn khác

Nhờ vào những ứng dụng hẹn hò mà mỗi người sẽ có nhiều sự lựa chọn về nửa kia của mình hơn. Cũng bởi vì có nhiều sự lựa chọn nên họ cũng sẽ có xu hướng trở nên tham lam hơn. Họ có thể đong đưa một lúc nhiều người và sẵn sàng biến mất không dấu vết nếu tìm được đối tượng ưng ý.

Tìm hiểu thêm: Sống thử trước hôn nhân: ưu – nhược điểm và những lưu ý cần ‘bỏ túi’

Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting
Ghoster có nhiều sự lựa chọn khác cùng một lúc

5. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Ghosting

Sau khi hiểu được khái niệm Ghosting là gì, hẳn nhiều độc giả sẽ thắc mắc làm thế nào để nhận biết chúng. Dưới đây là một vài dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể cảnh giác:

  • Không phản hồi: Đối phương không hồi âm lại tin nhắn, email hay cuộc gọi của bạn. Họ không còn đáp lại những thông điệp mà bạn gửi gắm hay thờ ơ trước những tương tác trên mạng xã hội.
  • Tương tác ít dần: Họ không còn chủ động liên hệ, tương tác hay duy trì cuộc hội thoại bình thường như trước.
  • Ngừng chia sẻ: Họ không muốn chia sẻ về những hoạt động hằng ngày, thông tin cá nhân hay đơn giản là cảm xúc của họ. Đối với bạn, họ trở nên hoàn toàn xa lạ.
  • Vắng mặt không lý do: Họ đột ngột biến mất không để lại bất cứ thông báo gì, bạn sẽ vô cùng khó khăn để tìm thấy họ hoặc không bao giờ.

Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

Đối phương hầu như không còn muốn tương tác với bạn

Ngoài ra, bạn sẽ thấy họ không còn thường xuyên cập nhật trạng thái của bản thân trên mạng xã hội hay tắt đi tình trạng hoạt động. Họ đang muốn đẩy bạn ra xa, đúng hơn là khiến bản thân không còn hiện diện trước mặt bạn.

6. Ảnh hưởng của việc bị Ghosting

Ghoster nghĩ đơn giản chỉ cần biến mất là xong, không hề nghĩ đến việc nó có ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của đối phương. Đặc biệt trong tình yêu, việc Ghosting để lại những tổn thương sâu sắc trong tinh thần của người bị ghost:

  • Khiến người bị ghost luôn dằn vặt bởi cảm giác bị ai đó từ chối. Họ đau buồn, xấu hổ và hoài nghi bản thân khi ai đó đột ngột biến mất khỏi cuộc đời họ mà không để lại bất cứ lời giải thích nào.
  • Họ trở nên kém tự tin và chán nản về bản thân. Thậm chí một số người còn suy nghĩ rằng “Không chỉ người đó không muốn hẹn hò với tôi mà bản thân tôi còn không đáng để nhận được một lời giải thích”.
  • Nạn nhân sẽ liên tục xem lại những đoạn tin nhắn, cuộc hội thoại và nghiên cứu những dấu hiệu nào cảnh báo trước cho tình trạng này.
  • Người bị ghosting sẽ băn khoăn rằng hành vi này phản ánh điều gì về họ. Bạn cần nhớ rằng điều này phản ánh con người của kẻ ghosting chứ không phải nói về nạn nhân.

Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

Nạn nhân sẽ cảm thấy hoài nghi về bản thân mình

7. Khi bị Ghosting thì nên làm gì?

Những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bị ghost sẽ tác động không nhỏ đến cuộc sống của họ. Vậy những điều nên làm khi bị Ghosting là gì?

7.1. Tìm hiểu lý do

Ảnh hưởng tâm lý kéo dài là điều cực kỳ không tốt. Vậy nên khi bị ghost, thay vì rơi vào trầm mặc thì bạn hãy cố gắng liên lạc với đối phương và hỏi lý do tại sao họ chọn ngừng liên lạc. Hãy chuẩn bị tâm lý ngay lúc này vì ghoster có thể im lặng hay trả lời một cách đối phó.

7.2. Luôn bình tĩnh, thoải mái

Nạn nhân bị ghost dễ rơi vào trạng thái mất tự tin và bất an. Việc bạn cần làm lúc này là luôn tự tin vào bản thân, tuyệt đối không đổ lỗi hay trách cứ chính mình. Nên nhớ rằng Ghoster mới là kẻ bị đánh giá chứ không phải là bạn.

Ghosting là gì? Những dấu hiệu của Ghosting

>>>>>Xem thêm: Top 15 nhà hàng tổ chức tiệc thôi nôi cho bé ở Bình Dương

Đừng để bản thân đánh mất đi sự tự tin

7.3. Xem xét lại mối quan hệ

Cần bình tĩnh xem xét lại tình trạng mối quan hệ để biết nó có thật sự lành mạnh hay không. Bởi lẽ đôi khi, đối phương chỉ là chưa đủ trưởng thành hoặc còn khá vô tâm. Do đó, bạn cần đánh giá một cách khách quan nhất để quyết định có nên duy trì mối quan hệ.

7.4. Tiếp tục đầu tư cuộc sống của mình

Đừng quá chú trọng việc bị ghost mà thay vào đó, bạn cứ tiếp tục phát triển bản thân và đầu tư cho cuộc sống của mình. Việc nâng cấp bản thân mỗi ngày sẽ giúp bạn sớm tìm được đối tượng phù hợp.

  • Fix là gì? Tổng hợp ý nghĩa của thuật ngữ fix trong từng lĩnh vực

Bài viết là giải đáp cho thuật ngữ “Ghosting là gì” cũng như những dấu hiệu để nhận biết một người đang ghosting bạn. Qua đây, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng bạn sẽ bản lĩnh vượt qua tình trạng này và tìm kiếm được cho mình một nửa ưng ý!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *