Hiện nay xu hướng nuôi thú cưng ngày càng phổ biến tại thành thị và cả nông thôn. Trong đó, có rất nhiều người nuôi chó mèo thường có thói quen để thú cưng ngủ chung với chủ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lại khuyến cáo chủ nuôi không nên tiếp tục thói quen này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 12 vấn đề có thể gặp phải khi cho thú cưng ngủ chung với chủ.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Có nên cho thú cưng ngủ chung với chủ?
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, gần một nửa trong tổng số những chú chó cưng đã được ngủ trên giường với chủ nhân của mình. Trong đó, có 62% chó con, 41% chó cỡ trung và 32% chó lớn, 62% mèo ngủ với người lớn và 13% mèo ngủ cùng với trẻ em. Tuy ngủ chung với thú cưng không phải là một thói quen quá nguy hiểm, nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, bệnh tật.
Contents
- 1 1. 12 vấn đề gặp phải khi cho thú cưng ngủ chung với chủ
- 1.1 1.1. Bệnh giun đũa
- 1.2 1.2. Bệnh giun móc
- 1.3 1.3. Bệnh sán dây
- 1.4 1.4. Nhiễm vi khuẩn Toxoplasma
- 1.5 1.5. Nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae từ vết cào của mèo nhiễm bọ chét
- 1.6 1.6. Bệnh dại của chó
- 1.7 1.7. Nhiễm virus Lymphocytic Choriomeningitis từ chuột hamster
- 1.8 1.8. Bệnh hen
- 1.9 1.9. Bệnh hắc lào
- 1.10 1.10. Bệnh dị ứng
- 1.11 1.11. Cho chó mèo ngủ chung ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
- 1.12 1.12. Can thiệp vào đời sống hôn nhân
- 2 2. Cách cho thú cưng ngủ chung với chủ thật an toàn?
1. 12 vấn đề gặp phải khi cho thú cưng ngủ chung với chủ
Một nghiên cứu năm 2011 kết luận nguy cơ lây truyền những bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người thông qua việc tiếp xúc gần gũi giữa vật nuôi và chủ nhân. Việc chia sẻ giường ngủ, hôn hoặc liếm thú cưng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu ngay!
1.1. Bệnh giun đũa
Đa số chó mèo khi sinh ra trong cơ thể đã sẵn giun đũa rồi. Hơn nữa, trứng trong giun đũa có khả năng tồn tại hơn một tháng trong môi trường ẩm ướt như đất, cát. Nếu bạn vô tình dọn cát vệ sinh của thú cưng có nhiễm giun đũa mà không rửa tay trước khi ăn thì trứng giun đi vào đường tiêu hóa có thể gây ra triệu chứng ở mắt, tim, phổi, đặc biệt là hệ thần kinh.
1.2. Bệnh giun móc
Đây cũng là một loại ký sinh trùng thường sinh sống trên rất nhiều con vật nuôi như chó, mèo… Chúng rất dễ lây sang cơ thể người khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với trứng giun hay ngủ chung với thú cưng của mình.
1.3. Bệnh sán dây
Sán dây có thể lây từ những con bọ chét khi thú cưng liếm lông hay cắn, nuốt con bọ chét nhiễm sán. Nếu để da của bạn tiếp xúc với vùng mông của vật nuôi, đi chân không hoặc ngồi lên khu đất nhiễm bẩn, bạn có nguy cơ nhiễm sán dây rất cao. Những triệu chứng đầu tiên là rối loạn tiêu hóa, sụt cân nhanh, sau dần sẽ có những biến chứng nguy hiểm hơn.
1.4. Nhiễm vi khuẩn Toxoplasma
Toxoplasma là một loại trùng bào tử sống ở ruột mèo, gây ra những triệu chứng giống với bệnh cúm. Trứng của chúng thường có trên mặt chó, mèo và có thể lây lan trực tiếp sang người. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Toxoplasma sẽ gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé.
1.5. Nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae từ vết cào của mèo nhiễm bọ chét
Nếu mèo đang có bọ chét và vô tình cào xước da bạn thì bạn sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae từ vết thương tưởng chừng đơn giản này. Ban đầu, Bartonella henselae chỉ gây sốt, phình các hạch bạch huyết và mệt mỏi, nếu để nặng hơn, bạn sẽ phải đến bệnh viện để được điều trị.
1.6. Bệnh dại của chó
Khi thú cưng bị dại, virus bệnh dại thường có ở trong nước bọt của chó. Khi bị chó cắn, dù không rõ chúng có bị dại hay không, bạn cũng nên đi tiêm phòng, bởi vì tỷ lệ sống sót khi đã nhiễm căn bệnh này thường rất thấp.
1.7. Nhiễm virus Lymphocytic Choriomeningitis từ chuột hamster
Đây là một loại virus gây ra hiện tượng viêm não. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân hoặc chuồng của động vật gặm nhấm bị bệnh, bạn có thể cũng bị nhiễm và có những triệu chứng giống cúm. Trường hợp nặng hơn, có thể gây viêm não và khiến bạn phải nhập viện. Phụ nữ mang thai nếu vô tình nhiễm phải virus này có khả năng lây sang cho thai nhi, gây ra những dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
Tìm hiểu thêm: Bột sắn dây bao nhiêu calo? Ăn sắn dây có béo không?
1.8. Bệnh hen
Theo các bác sĩ nhi khoa, đã có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ lên cơn hen cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng do tiếp xúc và dị ứng với lông chó, mèo.
1.9. Bệnh hắc lào
Nấm tinea ciroinata trên da mèo có thể lây bệnh hắc lào. Vi khuẩn salmonella trên người chúng gây bệnh thương hàn, ỉa chảy.
1.10. Bệnh dị ứng
Lông vật nuôi cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị dị ứng da. Tại bệnh viện da liễu trung ương, rất nhiều bệnh nhân đến khám có biểu hiện nổi mề đay, sần phù, đỏ tấy và ngứa dữ dội do dị ứng với lông chó mèo.
Tuy nhiên, nếu bạn không gặp những vấn về dị ứng, việc ngủ chung với thú cưng, miễn là chúng không làm phiền đến giấc ngủ của bạn.
1.11. Cho chó mèo ngủ chung ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Ngáy, đạp, dành chăn, dậy sớm là những hành động mà chủ nhân thường gặp phải khi ngủ chung với thú cưng của mình. Điều này có thể gây phiền hà đến giấc ngủ của bạn như tỉnh giấc nửa đêm, ngủ không sâu giấc…
Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 53% những người nuôi chó hoặc mèo đã bị chúng làm xáo trộn giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau. Bác sĩ khuyến cáo rằng những người gặp khó khăn về giấc ngủ nên cân nhắc giữ vật nuôi tránh xa khỏi phòng ngủ của mình.
1.12. Can thiệp vào đời sống hôn nhân
Việc thân mật với thú cưng ngay ở trên giường có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của các cặp vợ chồng. Theo chuyên gia về tình yêu và hôn nhân cho biết nhiều cặp vợ chồng gặp vấn đề khi nuôi thú cưng và ngủ nhiều với chúng. Một số cặp vợ chồng phải đưa thú cưng ra khỏi phòng ngủ để bạn tránh bị phân tâm, nhưng một số lại không quan tâm đến sự hiện diện của chúng ở trong phòng ngủ.
Do đó, vấn đề quan trọng nhất là cả hai người sẽ cảm thấy như thế nào, bạn nên đảm bảo rằng cả hai đều cảm thấy thoải mái. Nếu không, nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục của hai bạn. Ngoài ra những chuyên gia cũng khuyến cáo không nên để thú cưng nằm giữa hai người vào ban đêm. Bởi việc âu yếm, đụng chạm giữa hai người là yếu tố quan trọng cho một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
2. Cách cho thú cưng ngủ chung với chủ thật an toàn?
Việc cho thú cưng ngủ cùng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chủ nhân, cách tốt nhất nên chuẩn bị cho thú cưng ở một vị trí cách bạn không quá xa để bạn vẫn có thể theo dõi chúng, nhưng cũng không quá gần để tránh tiếp xúc với lông hay nước bọt gây dị ứng.
>>>>>Xem thêm: Co giật đột ngột trong giấc ngủ là hiện tượng gì?
Hầu hết những người yêu quý động vật sẽ không nỡ để chúng ra khỏi giường. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh khi ngủ chung và tiếp xúc gần gũi với thú cưng, bạn nên đưa thú cưng đi thăm khám bác sĩ thú y để được tiêm chủng, điều trị bệnh ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số cách chăm sóc thú cưng an toàn bạn nên biết:
- Tắm cho thú cưng thường xuyên bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông.
- Tiêm phòng đầy đủ vắc xin từ khi chúng đã 2 tháng tuổi.
- Tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần, kiểm tra sức khỏe thú nuôi thường xuyên.
- Nơi ngủ của thú cưng cần được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, khi dọn cần đeo bao tay
- Rửa sạch tay với xà phòng sau khi chơi đùa với thú cưng, sau khi chăm sóc chúng và trước khi ăn.
- Hạn chế ôm hôn, âu yếm và ăn chung với thú nuôi.
- Cẩn thận khi cho trẻ nhỏ chơi đùa với chúng.
- Không cho thú nuôi ăn thịt sống.
- Phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh…không nên tiếp xúc với thú nuôi quá nhiều.
Kiểm soát hành động thân mật và gần gũi với thú cưng chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn cùng các thành viên trong gia đình. Hy vọng rằng bài viết này của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa rủi ro có thể gặp phải khi chăm sóc thú cưng mà vẫn an toàn cho chính mình.
Tài liệu tham khảo:
- https://hellobacsi.com/giac-ngu/giac-ngu-ngon/ngu-chung-voi-thu-cung-co-an-toan-khong/