Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn

Rate this post

“Hương đạo” không còn là cụm từ quá xa lạ với các nước châu Á nói chung và các quốc gia theo đạo Phật nói riêng. Tại Việt Nam, hương đạo mới chỉ dùng cho hoạt động tín ngưỡng thờ cúng nhưng ở một số nước điển hình là Nhật Bản đã đưa mùi hương của nhang trầm lên tầm nghệ thuật. Hương đạo là bộ môn nghệ thuật thưởng thức hương trầm. 

Bạn đang đọc: Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn

Không chỉ đơn giản là cảm nhận mùi hương qua khứu giác mà sâu xa hơn bộ môn này cần đến sự kiên nhẫn, tập trung cao độ, khả năng phân tích và trí nhớ nhạy bén của người thưởng thức. So với Thư đạo, kiếm đạo, trà đạo, nghệ thuật hương đạo chưa thực sự phổ biến chính bởi sự trừu tượng nên nó khá kén người thưởng thức. 

Nghệ thuật Hương đạo giúp con người ta cảm nhận một cách sâu xa hơn về hương trầm. Xuất phát điểm bằng việc thưởng thức mùi hương qua khứu giác, sau đó, hương đạo đòi hỏi người thưởng thức sự sâu lắng, trầm tư và cảm nhận bằng cả thể xác lẫn tâm hồn.

Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn

Nghệ thuật hương đạo – tư khứu giác tới tâm hồn

1. Lịch sử nghệ thuật hương đạo và thú “nghe hương”

1.1. Tìm hiểu lịch sử nghệ thuật hương đạo

Không phải tự nhiên mà “hương” lại gắn liền với các quốc gia theo đạo Phật. Lần theo lịch sử hình thành của hương đạo, người ta tìm thấy sự nhất quán với quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở xứ sở Hoa anh đào. 

Vào năm 595, thuộc thời kỳ Asuka (592 – 710), chuyện xảy ra tại một làng ven bờ biển đảo Awajishima thuộc tỉnh Hyogo, có một phiến gỗ lớn trôi dạt vào bờ đã được người dân mang về làm củi. Thế nhưng khi cho phiến gỗ vào lò, hương thơm tỏa ra của nó đặc biệt đến kinh ngạc. Sau đó, người dân quyết định dâng lên Thiên Hoàng Suiko. Đến năm 752 thuộc thời kỳ Nara (710 – 794), các công thức bào chế hương liệu gồm trầm hương, xạ hương, nhu hương, quế bì đã được thiền sư Giám Chân của nhà Đường truyền bá vào Nhật Bản cùng với đạo Phật. 

Đến thời kỳ Heian (749 – 1185), việc thưởng hương đã trở thành một “thú vui tao nhã” của tầng lớp quý tộc Nhật Bản. Mỗi một mùa, người ta lại tìm những hương liệu khác nhau để kết hợp tạo nên các hương thơm đặc trưng. Mỗi sự thay đổi dù nhỏ nhất trong thành phần hương liệu cũng ảnh hưởng đến chất hương. Ở thời kỳ này, việc tặng hương kèm theo một bài thơ được phát triển rộng rãi.

Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn

Nghệ thuật hương đạo – thú vui tao nhã của người Nhật

Đến thời Kamakura (1185 – 1333), quyền lực của giới quý tộc đã được thâu tóm bởi giới Samurai thế nhưng thú vui thưởng hương vẫn được duy trì tiếp tục, thậm chí là “nâng cao” hơn nhờ sự kết hợp giữa tinh thần võ sĩ đạo và triết lý Thiền của Đạo Phật.

Đến thời kỳ Muromachi (1333 – 1603), thú vui thưởng hương cũng thay đổi theo tình hình xã hội lúc bấy giờ. Đây là thời kỳ Nhật Bản “chìm đắm” trong loạn lạc, biến cố. Người ta không còn đề cao quyền lực mà tập trung nhiều hơn về những kiếp người sau mất mát, sự hoang tàn mà chiến tranh để lại. Nghệ thuật Hương đạo lúc bấy giờ mang đậm triết lý về vẻ đẹp vô thường, cảm thức mùa của người Nhật. Cuối thời kỳ này, sự nhất quán của nghệ thuật hương đạo đã không còn. Nhưng chính điều này đã tạo nên sự đa dạng và sâu sắc cho Hương đạo đến ngày này. Khi ấy, nghệ thuật thưởng hương được chia làm hai trường phái: trường phái Oie do quý tộc Sanekata San Jonishi sáng lập đề cao tính chất của hương; trường phái Shino do võ sĩ Soshin Shino sáng lập đề cao nghi thức thưởng hương. 

Bất kỳ một điều gì cũng có giai đoạn hưng thịnh, phát triển vượt bậc và hương đạo cũng không phải ngoại lệ. Thời kỳ Edo (1603 – 1868) được cho là giai đoạn vàng của Hương đạo khi những dụng cụ phục vụ cho nhu cầu thưởng thức Hương đạo được chế tác tinh xảo.

Đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản mở nhiều lớp thưởng thức Hương đạo để nhiều người trẻ có thể đến trải nghiệm và duy trì được bộ môn nghệ thuật mang tính lịch sử này. 

Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn

Lớp học dạy nghệ thuật hương đạo

1.2. Không chỉ ngửi hương mà là “nghe hương”

Không phải tự nhiên mà thưởng thức hương được trở thành nghệ thuật hương đạo. Nếu hương vốn chỉ tạo ra mùi thơm thì hương đạo bắt người ta phải “thưởng hương” hay nói cách khác là “nghe hương”. 

Không chỉ dùng mũi để ngửi mà người ta phải huy động cả 5 giác quan để cảm nhận. Để “nghe” mùi hương, người nghe phải chuẩn bị cả tư thế lẫn tâm thế. Đâu phải chỉ cần đưa mũi hít hà vài hơi mà được gọi là “nghệ thuật hương đạo”. Người “nghe hương” phải ngồi trong tư thế ngay ngắn với tâm trạng thư thái nhất, tay trái giữ chén hương trầm, từ từ nâng lên ngang mũi, tay phải che miệng chén sao cho làn khói hương len qua khoảng giữa ngón trỏ và ngón cái đến đến với mũi. Sau đó, hãy hít ba hơi thật sâu, khi ấy làn hương sẽ chạm đến tim và đáy của tâm hồn. 

Để có thể cảm nhận một mùi hương “sâu” đến vậy, bộ môn đòi hỏi người thưởng hương phải đạt được độ tĩnh tại nhất có thể, khi ấy người thưởng sẽ gọi được tên mùi hương.

Tìm hiểu thêm: Mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ – Nguyên nhân và giải pháp

Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn
Không chỉ ngửi mà còn là nghe hương

Hương thơm là điều gì đó hư hư thực thực. Người ta có thể nhìn bằng mắt làn khói mang theo hương thơm đang bay lơ lửng giữa không trung nhưng để biết được trong đó có những mùi gì thì mắt thường không ai có thể thấy được. Đó là lý do vì sao người thưởng hương cần tập trung cao độ. Bởi chỉ một phút xao nhãng, bạn sẽ thấy mùi hương nào cũng giống nhau. Thậm chí không gian xung quanh cũng cần phải “sạch”, không một đồ vật để tránh gây mất tập trung cho người thưởng hương. 

Hương trầm được chia thành 6 loại khác nhau, bao gồm 5 vị đến từ 6 quốc gia: Karoku từ Thái Lan có vị ngọt, Kyara từ Việt Nam có vị đắng, Manaban từ Bồ Đào Nha có vị mặn, Sumatora từ Indonesia có vị chua, Sasora từ Ấn Độ có vị cay, Manaka từ Malacca và Malaysia không vị. 

Theo như phân loại, các bạn có thể thấy những vị trên đều có thể cảm nhận bằng vị giác nếu như được nếm trên đầu lưỡi nhưng ở đây, chúng ta phải cảm nhận bằng khứu giác nhạy bén cùng với tâm hồn thư thái, tự do tự tại. Chúng ta gần như thả trôi cả thể xác lẫn tinh thần để tìm thấy được sự tĩnh tại. Và khi thể xác và tâm hồn được “nhẹ bay” thì với có thể cảm nhận sâu sắc nhất và chính xác nhất.

2. Hương đạo có tác dụng như thế nào đến sức khỏe

Không chỉ là thú chơi tao nhã của giới quý tộc, nghi thức dâng hương theo tín ngưỡng Phật giáo, Hương đạo của Nhật Bản được xem như một phương pháp sử dụng hương thơm để trị liệu tâm hồn. 

Người ta cũng chỉ ra 10 đức của hương, gồm có: tăng khả năng cảm giác, thanh tẩy cơ thể và tâm hồn. Tiếp đến là thanh lọc cơ thể, xua tan cơn buồn ngủ, chữa nỗi cô đơn, an định tinh thần, nhiều không cản lối, ít vẫn thơm lâu. Bên cạnh đó, hương còn nhiều năm không hỏng và dùng hằng ngày không gây hại.

Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn

Phương pháp sử dụng hương thơm để trị liệu tâm hồn.

2.1. Nghệ thuật hương đạo giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Nhang thảo mộc được chế biến từ các loại thảo mộc khô, xay nhuyễn thành bột sau đó ép khuôn thành dạng cây nhang dài hoặc hình chóp nhọn. Nhang được đốt trong lư đồng, chén sứ hoặc lọ xông riêng biệt. Trước đây, nhàng thảo mộc chỉ có một vị duy nhất nhưng ngày nay, người ta đã bắt đầu kết hợp nhiều loại thảo mộc khác nhau để tạo nên những mùi hương độc đáo, mới lạ. Đương nhiên người ta không kết hợp ngẫu hứng mà có thể dựa trên một bài thuốc dân gian nào đó, từ đó có những tác dụng riêng không khác gì đun thảo mộc lên uống. 

Nói vậy không có nghĩa là hương trầm có thể chữa được bệnh hoàn toàn mà là xúc tác giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Giống như việc dùng tinh thần để chữa trị, tinh thần có sảng khoái, thoải mái thì con người ta không còn quá bận tâm đến bệnh tật, cơ thể mới có thể tự sản sinh ra những chất làm giảm đau.

Xét ở góc độ y học, hương trầm tác động trực tiếp lên hệ thần kinh viền của não thông qua khứu giác, từ đó làm thay đổi huyết áp, nhịp tim cũng như một số hoạt động khác của cơ thể. 

2.2. Giúp thư giãn, cải thiện giấc ngủ

Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn

Hương đạo giúp thoải mái tinh thần, tăng cường hệ miễn dịch

Hương thơm từ tự nhiên có thể giúp bạn giảm lo lắng, căng thẳng; tiếp đến có thể giảm các triệu chứng như đổ mồ hôi tay hoặc tim đập nhanh. Mùi hương qua khứu giác sẽ được gửi tín hiệu đến não bộ, giúp cho người thưởng thức có sự giải tỏa về tinh thần một cách rõ rệt. Với một tâm lý thoải mái, thư giãn, chắc chắn bạn sẽ có một giấc ngủ sâu và chất lượng. Nhiều người lựa chọn phương pháp hương liệu để điều trị chứng mất ngủ vì nó không gây ra các tác dụng phụ như thuốc. 

2.3. Hỗ trợ làm dịu các cơn đau do viêm, bệnh đường hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp xuất phát từ việc môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Ngoài việc sử dụng các loại máy lọc không khí, liệu pháp mùi hương cũng là một trong những cách được nhiều người lựa chọn. 

Với những loại thảo mộc có tính sát khuẩn cao, khi sử dụng nguyên liệu để chế tác ra hương trầm, các loại hương trầm này cũng có tác dụng thanh lọc không khí, làm sạch vi khuẩn và nấm mốc. Ở trong một không gian trong lành, bạn sẽ hạn chế được các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, ho, hắt hơi.

2.4. Một số bài thuốc quen thuộc được nghiền thành bột và dùng dưới dạng nhang

Đinh lăng hương, cam tùng, đàn hương, đinh hương, tế tân, hồi hương: có công dụng làm ấm, làm sạch không khí.

Đinh hương thục tiêu: có hương thơm ấm, xua tan mùi xú uế.

Thương truật, ngô thù du, lá ngải cứu, nhục quế, sa nhân, bạch chỉ, bạc hà, mộc lan, viễn chí: có hương thơm giúp định thần.

Nghệ thuật hương đạo – từ khứu giác tới tâm hồn

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Sự kết hợp của nhiều loại dược liệu tạo nên hương thơm độc đáo

Gừng khô, bạch chỉ, đại hồi, đinh hương, quán chúng, hoa kim ngân: Các vị thảo mộc này cho mùi vị thơm cay ấm áp lan tỏa khắp phòng, vừa làm sạch không khí trong nhà, loại bỏ cảm giác giá lạnh, vừa có thể tiêu diệt các mầm bệnh trong không khí, phòng chống bệnh tật, đồng thời giúp ôn phế loại trừ ho.

Hương đạo không chỉ đơn thuần là cảm nhận một mùi hương và còn thể hiện chiều sâu văn hóa của một con người. Đây là liều thuốc hữu hiệu cho tâm hồn con người được thư thái, an yên. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về nghệ thuật hương đạo cũng như những lợi ích của nó tới sức khỏe. Hãy thử áp dụng nghệ thuật hương đạo trong cuộc sống để cảm nhận sự kỳ diệu của nó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *