Có thể nói, ly hôn là một quyết định vô cùng khó khăn, không chỉ ảnh hưởng đến người trong cuộc mà còn phần nào liên đới tới các thành viên khác trong gia đình, nhất là con trẻ. Bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp mối băn khoăn khi nào nên ly hôn cùng 9 dấu hiệu chứng tỏ mối quan hệ vợ chồng đã đi đến hồi kết thúc.
Bạn đang đọc: Khi nào nên ly hôn: 9 dấu hiệu chứng tỏ hôn nhân đã đi đến hồi kết
Contents
- 1 1. Khi nào nên ly hôn? Lúc cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc
- 2 2. Khi đối phương liên tục phản bội
- 3 3. Khi hai bên không thể thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau
- 4 4. Khi hôn nhân ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của con trẻ
- 5 5. Khi một trong hai bên có hành vi bạo lực nhiều lần
- 6 6. Khi đối phương liên tục khiến gia đình rơi vào cảnh tài chính cạn kiệt
- 7 7. Khi cả hai không còn tình cảm
- 8 8. Khi vợ chồng không còn chung hướng đi
- 9 9. Khi đối phương không tôn trọng gia đình bạn
1. Khi nào nên ly hôn? Lúc cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc
Sau khi đăng ký kết hôn, cuộc sống vợ chồng gần như không thể nào tránh khỏi những lúc bất đồng, tranh cãi hay lo lắng về cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, tất cả đều có thể giải quyết được nếu cả hai có đủ tình cảm, sẵn sàng đồng hành và san sẻ với nhau. Điều này không chỉ tiếp thêm động lực mà còn giúp hai người cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc thật sự từ đối phương.
Thế nhưng, nếu một ngày bạn nhận ra rằng hôn nhân của mình đã không còn mang đến cảm giác an toàn, hạnh phúc thì đó có thể là thời điểm mà hai bên nên ngồi lại và cân nhắc đến quyết định ly hôn. Chúng ta chọn gắn bó với nhau vì mong muốn hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, do vậy dừng lại sẽ là một lựa chọn phù hợp trong hoàn cảnh đối lập. Thay vì tiếp tục duy trì mối quan hệ vợ chồng đầy mệt mỏi và ngột ngạt, hãy mạnh dạn chấm dứt để cho nhau hướng đi riêng phù hợp hơn.
2. Khi đối phương liên tục phản bội
Sự chung thủy là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là vợ chồng. Khi bước vào đời sống hôn nhân, chúng ta sẽ khó mà chấp nhận được việc đối phương tơ tưởng về người khác hoặc có những kết nối ngoài luồng. Dù vậy, để bảo vệ gia đình nhỏ, nhiều người vẫn lựa chọn bao dung và tha thứ cho bạn đời. Trong một số trường hợp, quyết định khó khăn này có thể khiến cho người kia thay đổi, nhận ra giá trị thực sự của gia đình và hoàn toàn thay đổi.
Tuy nhiên, nếu phát hiện ra vợ hoặc chồng có hành vi tái phạm lần 2 thì bạn không nên tiếp tục bỏ qua cho họ nữa. Việc liên tục ngoại tình dù được cho cơ hội sửa đổi chứng tỏ họ không hề trân trọng tình cảm của bạn cũng như quan tâm đến việc xây dựng gia đình. Cơ hội chỉ nên thuộc về những người xứng đáng, biệt nhận lỗi và thay đổi chứ không dành cho kẻ vô trách nhiệm nói chung.
3. Khi hai bên không thể thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau
Một gia đình sẽ không thể tồn tại nếu hai bên không dành cho nhau sự tôn trọng và thấu hiểu cần thiết. Đây chính là nền tảng thiết yếu để duy trì hôn nhân hạnh phúc, giúp hai người vượt qua những tranh cãi, bất đồng đồng thời ‘bảo toàn’ tình yêu bền lâu cùng năm tháng.
Khi không còn tôn trọng đối phương, đôi bên sẽ dễ nảy sinh những lời nói mang tính xúc phạm, tiêu cực hoặc hạ bệ lẫn nhau. Nói cách khác, khi vợ chồng không thể đối thoại với nhau bằng sự trân trọng thì ly hôn dường như là quyết định vẹn cả đôi đường.
4. Khi hôn nhân ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của con trẻ
Theo các nghiên cứu khoa học, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách cũng như phát triển toàn diện của trẻ. Đối với bé, cha mẹ vừa là chỗ dựa an toàn, vừa là tấm gương nhận thức đáng tin cậy nhất trong những năm tháng đầu đời.
Bất chấp việc nhận thức được rằng gia đình không hạnh phúc, nhiều bậc phụ huynh vẫn lựa chọn tiếp tục mối quan hệ để cho con ‘có đủ cha đủ mẹ’. Tuy nhiên, chúng ta lại không nhận ra rằng điều này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Việc phải sống trong một căn nhà thiếu tình thương, hay tranh cãi sẽ khiến con có cái nhìn ‘méo mó’, tiêu cực về cuộc sống. Nếu thấy rằng việc duy trì hôn nhân không hề giúp ích gì cho con cái, đừng ngại lựa chọn ly hôn và thảo luận để tìm ra cách nuôi con cùng nhau lý tưởng nhất.
5. Khi một trong hai bên có hành vi bạo lực nhiều lần
Trong hôn nhân, bạo hành gia đình là một hành vi không thể nào chấp nhận được dù xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào. Thông thường, đối tượng phải chịu đựng sự tấn công này thường là người phụ nữ. Nạn nhân có thể phải đối diện với việc bị bạn đời bạo hành nghiêm trọng về thể xác, sức khoẻ tinh thần và tình dục, từ đó để lại những tổn thương sâu sắc khó phai mờ.
Tìm hiểu thêm: 8 hình thái của tình yêu và những thành phần tạo nên chúng
Khi nhận thấy chồng/vợ là một kẻ có khuynh hướng vũ phu hoặc bạo hành, bạn nên chấm dứt cuộc hôn nhân ngay lập tức. Bởi lẽ, nếu đã có lần một thì ắt hẳn sẽ có thêm những lần sau. Chớ dại đặt sự an toàn của bản thân và con cái trước một kẻ như vậy. Lúc này, ly hôn không còn là sự giải thoát đơn thuần mà còn góp phần bảo vệ bạn khỏi những mối lo thường trực, bắt đầu hành trình chữa lành cũng như tìm kiếm những niềm vui mới trong cuộc sống.
6. Khi đối phương liên tục khiến gia đình rơi vào cảnh tài chính cạn kiệt
Với hầu hết các cặp vợ chồng, tài chính luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm và dễ gây tranh cãi hơn cả. Nhìn chung, tiền bạc vừa là nền tảng của gia đình, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp đôi rơi vào cảnh lao đao vì không tìm được tiếng nói chung.
Trên thực tế, không ai có thể chấp nhận được cảnh đối phương mang của cải vật chất ở nhà đi ra ngoài ăn chơi, cờ bạc, thậm chí là ‘đốt’ tiền vào những tệ nạn xã hội nguy hiểm,… Đặc biệt, nếu tình hình tài chính liên tục rơi vào cảnh túng thiếu, lao đao mà đối phương vẫn chứng nào tật nấy thì ly hôn đích thị là giải pháp tốt nhất. Nên nhớ, một người vợ/chồng không biết lo nghĩ cho gia đình sẽ không thể nào trở thành chỗ dựa vững chắc cho bất cứ ai.
7. Khi cả hai không còn tình cảm
Tình yêu luôn là một sợi dây liên kết kì diệu, có thể kết nối hai người xa lạ và khiến họ muốn trở thành gia đình của nhau. Hơn thế, điều này phải đến từ hai phía thì mới có thể tạo nên sự cân bằng cần thiết, giúp hôn nhân tồn tại trước sự khó khăn, thách thức bất ngờ từ cuộc sống.
Khi một trong hai (hoặc cả hai) không còn dành tình cảm cho nhau thì ly hôn sẽ là một lựa chọn hợp lý. Bạn không cần phải gượng ép bản thân cố gắng duy trì mối quan hệ này vì bất cứ lý do nào khác. Đây là lúc mà hai vợ chồng nên trao đổi thẳng thắn với nhau để cùng cân nhắc, lựa chọn giữa việc hàn gắn hoặc cho nhau một lối đi riêng.
>>>Tìm hiểu thêm: 15+ tâm lý đàn ông chia tay khi vẫn còn yêu và các dấu hiệu nhận biết
8. Khi vợ chồng không còn chung hướng đi
Dù là điều không ai mong muốn nhưng trong một vài trường hợp, ly hôn lại chính là lựa chọn tối ưu nhất, đặc biệt là khi cả hai đã không còn nhìn về một hướng.
Thông thường, các cặp vợ chồng phải thống nhất được quan điểm chung trong một số vấn đề quan trọng như quản lý tài chính, nuôi dạy con cái, cách chi tiêu hay con đường xây dựng sự nghiệp,… Vì vậy, nếu một trong hai bên đã không còn tìm thấy sự đồng điệu về hướng đi với người kia thì cuộc hôn nhân đó có lẽ sẽ khó mà tồn tại lâu dài. Thay vào đó, hai người có thể cân nhắc đến việc dừng lại, sau đó tiếp tục đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau với tư cách tri kỷ, bạn bè.
9. Khi đối phương không tôn trọng gia đình bạn
Câu hỏi ‘khi nào nên ly hôn’ luôn khiến chúng ta phải đau đầu, nhất là khi một trong hai vẫn còn tình cảm với người kia hoặc sợ ảnh hưởng đến con cái. Thế nhưng, tuyệt đối đừng vì thế mà nhắm mắt cho qua trước những biểu hiện bất thường, khó mà chấp nhận được. Cụ thể, việc đối phương cố ý xúc phạm hoặc cho thấy sự coi thường, không tôn trọng gia đình bạn cũng là một dấu hiệu chứng tỏ bạn nên bước ra khỏi mối quan hệ độc hại này.
>>>>>Xem thêm: Những món quà tặng chăm sóc sức khỏe cho ông bà ý nghĩa
Khi quyết định nắm tay nhau cùng xây dựng gia đình, không ai có thể tưởng tượng được rằng sẽ có ngày mình phải đối diện với viễn cảnh hôn nhân tan vỡ. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất với tình trạng của cả hai. Hy vọng rằng bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về chủ đề khi nào nên ly hôn sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn, từ đó đưa ra được quyết định thật sáng suốt và tỉnh táo.
>>>Đọc ngay: Cách vượt qua giai đoạn chia tay giúp bạn sớm lấy lại niềm vui