Tiểu cảnh sân vườn theo phong thuỷ và những điều cần biết

Rate this post

Ngày nay, tiểu cảnh sân vườn đang trở thành xu hướng thiết kế ngoại thất được nhiều gia đình chú tâm. Ngoài giá trị thẩm mỹ, tiểu cảnh sân vườn còn mang đến cho gia chủ những điều may mắn, tài lộc nếu biết cách lựa chọn và bố trí.

Bạn đang đọc: Tiểu cảnh sân vườn theo phong thuỷ và những điều cần biết

Nếu bạn còn đang thắc mắc không biết làm thế nào để thiết kế một tiểu cảnh sân vườn hợp phong thuỷ thì cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

1. Tiểu cảnh sân vườn là gì?

Tiểu cảnh sân vườn là một công trình thiên nhiên thiết kế thu nhỏ, kết hợp giữa nhiều yếu tố như đất, nước, đá, thực vật,… Trong đó nước và cây xanh là 2 yếu tố chủ đạo của mọi tiểu cảnh.

Tiểu cảnh sân vườn theo phong thuỷ và những điều cần biết

Tiểu cảnh sân vườn đang trở thành xu hướng được nhiều gia đình chú tâm

Sự hội tụ hoàn hảo của các yếu tố kể trên đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật không chỉ đẹp mà còn giúp mang lại tính thẩm mỹ cho không gian sống, nhờ đó con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, phấn chấn và thoải mái hơn. Hiện nay, với những mẫu tiểu cảnh sân vườn trong nhà, tiểu cảnh sân vườn mini hoặc các mẫu tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản, các gia chủ thường thuê các nghệ nhân để thiết kế bản vẽ tiểu cảnh sân vườn phù hợp nhất với không gian sống của mình đồng thời đem lại các yếu tố phong thủy có lợi.

2. Các loại tiểu cảnh sân vườn phổ biến hiện nay

Tiểu cảnh sân vườn có khả năng tận dụng tối đa diện tích của khu vườn để mang tới một tổng thể không gian gần gũi với thiên nhiên, hài hòa và độc đáo. Hiện nay mẫu tiểu cảnh sân vườn thường có hai loại: tiểu cảnh dạng trên cạn và tiểu cảnh nước:

2.1. Tiểu cảnh trên cạn

Mẫu tiểu cảnh này còn được gọi với cái tên khác là tiểu cảnh khô. Tiểu cảnh dạng trên cạn thường được thiết kế dựa trên phong cách đơn giản, vật liệu sử dụng chủ yếu là sỏi, đá, cây cảnh và tượng trang trí. Những mẫu tiểu cảnh khô có thể sử dụng ở rất nhiều vị trí khác nhau, nhằm mang tới cho không gian sống sự nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên.

Tiểu cảnh sân vườn theo phong thuỷ và những điều cần biết

Với tiểu cảnh khô, vật liệu sử dụng chủ yếu là sỏi, đá, cây cảnh và tượng trang trí

Tiểu cảnh khô được áp dụng nghệ thuật sắp đặt, tương tác giữa các vật liệu trang trí như đất, đá, sỏi,… Ngoài ra, cây xanh cũng là vật liệu vô cùng quan trọng và thường được sử dụng nhiều.

2.2. Tiểu cảnh nước

Tiểu cảnh nước bao gồm dạng động và tĩnh, không gian có chứa yếu tố nước. Đối với những mẫu tiểu cảnh nước dạng tĩnh, thường sẽ được thiết kế hồ có mặt nước bình lặng. Với những mẫu thiết kế này, bạn có thể nuôi trồng thêm thủy sinh để không gian trở nên sinh động hơn. Còn đối với những mẫu tiểu cảnh dạng động, chúng chủ yếu là các vòi nước, thác nước không ngừng chảy.

Những mẫu thiết kế tiểu cảnh nước sân vườn tạo ra sự thay đổi trong cốt đất. Theo các chuyên gia phong thủy, những mẫu thiết kế này được coi là huyết mạch của khu vườn nói riêng và cả ngôi nhà nói chung.

3. Tiểu cảnh sân vườn đẹp theo phong thủy ngũ hành

Sân vườn từ xưa đến nay đều được thiết kế theo nguyên tắc ngũ hành kim, thủy, mộc, hỏa và thổ. Điều này mang lại sự hài hòa và cân đối về thiên –  địa – nhân, giúp gia chủ và mọi người trong gia đình có một không gian sống hoàn hảo nhất. 

3.1. Tiểu cảnh sân vườn đẹp theo hành Kim

Tiểu cảnh sân vườn có thể thiết kế hồ cá Koi, hòn non bộ, đá mồ côi trang trí hoặc xếp thành thác nước, lối đi dạo. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại đá nào, tuy nhiên không nên sử dụng những viên đá sắc nhọn làm ảnh hưởng đến vượng khí của gia chủ.

Tiểu cảnh sân vườn theo phong thuỷ và những điều cần biết

Tiểu cảnh sân vườn cho người mệnh Kim có thể thiết kế hồ cá koi

Gia chủ thuộc hành Kim có nhiều dương khí và ít âm khí, phổi thường có không khí khô nên hay bị nóng trong. Vì thế, việc thiết kế một sân vườn sử dụng các loại cây tán rộng, có vòm và các khối hình cong sẽ giúp ích được cho gia chủ. Bạn có thể trồng ở lối đi dẫn vào nhà, những loại cây mang dáng dấp của hành Kim phải kể đến tre thân vàng, hoa ngọc lan, kim bách hợp, tùng,…. 

Bên cạnh đó, người mệnh Kim cũng có thể sử dụng những vật trang trí trong sân vườn như đèn đá, tiểu cảnh nước hoặc tượng linh vật.

Ngoài ra, một chòi nghỉ hay giàn dây leo được xây dựng bằng những khối bê tông mạnh mẽ và bền vững cũng là gợi ý rất hay. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào phong cách sân vườn và sở thích của gia chủ mà có thể lựa chọn những mẫu chòi nghỉ hợp lý nhất.  

3.2. Tiểu cảnh sân vườn đẹp theo hành Mộc

Việc lựa chọn hoa cỏ và cây xanh cho những tiểu cảnh sân vườn đều là yếu tố rất quan trọng đối với không gian sống của gia đình bạn. Đặc biệt, nếu biết các phối hợp màu sắc và hình dáng, bạn sẽ tạo nên những vật thể sống vô cùng sinh động, khung cảnh xanh tươi và hòa hợp với nhau, giúp tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên và tạo cảm giác thoải mái cho mọi người trong gia đình.  

Theo phong thủy ngũ hành, những người hành Mộc khi thiết kế sân vườn thì không nên thiên về một thứ quá nổi trội mà thay vào đó là sự đồng đều và cân bằng mọi thứ để không gian xung quanh không bị lệch lạc, đơn phương. Với gia chủ hành Mộc, màu xanh của lá giữ vị trí thống lĩnh độc tôn trong khu vườn. 

Tìm hiểu thêm: Đèo Pha Đin ở đâu? Kinh nghiệm du lịch đèo Pha Đin 

Tiểu cảnh sân vườn theo phong thuỷ và những điều cần biết
Với gia chủ hành Mộc, màu xanh của lá giữ vị trí thống lĩnh độc tôn trong khu vườn

Những loại cây cối, hoa cỏ luôn là cây có hình trụ và giàn đỡ phải được chống bằng gỗ. Thậm chí, ngày nay nhiều người còn tạo ra những cột bê tông nhưng bày trí khi nhìn vào có liên tưởng giống một thân gỗ tự nhiên giữa khu vườn. 

3.3. Tiểu cảnh sân vườn đẹp theo hành Thủy

Đối với người am hiểu về phong thủy ngũ hành, họ luôn biết nước là một yếu tố mang lại năng lượng, sự luân chuyển tuần hoàn và thu hút vạn vật từ vũ trụ. Nước luôn luân chuyển mang theo khí và nước thu hút và nạp năng lượng. 

Ông cha ta thường nói câu “nước tượng trưng cho tài lộc, ở đâu có nước thì ở đó sẽ có tiền”. Chính vì những quan niệm xưa này mà người Singapore đã cho khoa học phong thủy ngũ hành áp dụng vào việc thiết kế và xây dựng những cảnh quan sân vườn khắp mọi nơi. 

3.4. Tiểu cảnh sân vườn đẹp theo hành Hỏa

Những loại cây có hình dáng đâm thẳng lên phía trên và có lá kim như thông, tùng, trắc, cây có hoa màu đỏ, lá đốm đỏ hay có dạng tháp đều thuộc hành Hỏa. Hành Hỏa thường mạnh hơn so với các hành khác, vì thế bạn nên lưu ý để tạo sự hài hòa.

Tiểu cảnh sân vườn theo phong thuỷ và những điều cần biết

Cần lưu ý để tạo sự hài hòa trong tiểu cảnh sân vườn cho người mệnh Hoả

Nếu thái quá sẽ làm cho sự nóng nảy bùng phát, sự bực bội kéo theo nhiều thứ nữa không tốt cho phong thủy. Điều này không chỉ làm không gian sân vườn trở nên âm khí nặng mà còn không được thư giãn, thoải mái như gia chủ mong muốn. Chính vì thế, những gia chủ hành Hỏa nên lưu ý những điều này khi thiết kế sân vườn cho nhà mình nhé!

3.5. Tiểu cảnh sân vườn đẹp theo hành Thổ

Hành Thổ khi thiết kế sân vườn chất liệu chính là đất để trụ giữ mọi thứ trên quả đất. Mọi thứ trên trái đất và ngay trong chính sân vườn nhà đã tạo nên nền tảng dẫn dắt cho khí lưu thông. Những nơi có lá vàng cũng tạo nền móng cho hành Thổ phát huy tác dụng nuôi dưỡng, dẫn dắt và cải tạo nền đất để tiếp tục cho những mùa vụ sau. 

4. 3 điều kiêng kỵ phong thủy sân vườn cần tránh

4.1. Hướng đặt hòn non bộ

Bạn tuyệt đối không được đặt hòn non bộ ở hướng Đông và Nam, bởi theo phong thủy thì hai hướng này hủy hoại mọi tiền đồ trong gia đình. Vì thế, khi xây hòn non bộ ở hai hướng này sẽ khiến tài trí và năng lực bị chôn vùi, không thể phát huy trên con đường công danh sự nghiệp.

Chú ý hướng đặt hòn non bộ trong thiết kế tiểu cảnh sân vườn 

  • Hướng Tây: Hòn non bộ ở hướng này là cát. Bạn có thể phối cùng với các loại cây cối, hoa cỏ để giảm đi ánh nắng trực tiếp. 
  • Hướng Tây Bắc: Đây được xem là hướng đại cát nhưng hòn non bộ không thể đơn độc đứng một mình. Vì thế, bạn cần phải phối với các loại cây cảnh thì gia vận mới hưng thịnh được. 
  • Hướng Bắc: Hướng này thì hòn non bộ cần được thiết kế cao hơn một chút. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn một số loại cây chính làm phụ kiện, không nên trồng quá nhiều sẽ che mất vượng khí. 

4.2. Không lạm dụng sỏi, đá khi thiết kế sân vườn

Việc trang trí sỏi, đá trong sân vườn là gần như không thể thiếu, bởi đá và sỏi sẽ mang lại sự sang trọng và tiện dụng. Đôi khi, chính những tảng đá ở lối đi sẽ trở thành điểm nhấn khu vườn giúp không gian thêm sáng sủa hơn. 

Nhưng bạn quá lạm dụng sỏi, đá sẽ khiến diện tích đất trồng và môi trường sống của sinh vật bị hạn chế. Điều quan trọng nhất khi sử dụng quá nhiều sỏi, đá chính là thổ khí bị hạn chế dẫn đến tồn đọng âm khí trong sân vườn của bạn.

4.3. Chú ý thiết kế nước trong sân vườn

Nước được biết đến như một yếu tố mang lại tài lộc và sự may mắn cho gia chủ. Khi nước kết hợp với cây xanh sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và không khí trong không gian nhà bạn. Tuy nhiên, không phải mẫu tiểu cảnh nước trong sân vườn là có thể mang lại tài lộc và sự may mắn cho gia chủ. Vì thế, muốn xây một tiểu cảnh nước bạn cần phải xem xét hướng để đặt cho phù hợp.  

Tiểu cảnh sân vườn theo phong thuỷ và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: EQ là gì? Làm thế nào để nhận biết người có EQ cao?

Chú ý thiết kế nước trong sân vườn

Ngoài xem hướng cũng cần xem cung mệnh của gia chủ như thế nào rồi mới bắt tay vào việc xây dựng tiểu cảnh nước trong sân vườn. Khi tiến hành xây dựng, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh hồ, giữ nguồn nước trong hồ luôn sạch và đảm bảo nguyên tắc “núi phía sau, nước phía trước”. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế những loại cây xanh như dương xỉ, bách, đa vì đó là những cây mang âm khí, có thể mang xui xẻo đến cho gia chủ. 

5. Kết luận

Hy vọng những thông tin về tiểu cảnh sân vườn trên sẽ giúp bạn hiểu được phong thủy sân vườn là gì để thiết kế một “khu vườn mini” một cách chuẩn phong thủy nhất cho mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *