Làm sao để bé giảm bớt thời gian bên chiếc smartphone, hay làm sao để bé có thể vui chơi tại nhà tránh mưa, tránh nắng mà vẫn thật vui vẻ, rộn ràng? Vậy thì bố mẹ hãy tham khảo ngay 33 gợi ý trò chơi trong nhà thú vị cho trẻ mà không tốn bất kỳ chi phí nào ngay trong bài viết sau đây!
Bạn đang đọc: 33+ trò chơi trong nhà thú vị cho trẻ, hoàn toàn miễn phí, mà không chán
Contents
- 1 1. Nhảy lò cò
- 2 2. Trò chơi lắng nghe
- 3 3. Nhảy qua hộp
- 4 4. Tung bi
- 5 5. Ma trận dây
- 6 6. BOWLING tại nhà
- 7 7. Quăng tất
- 8 8. Trốn tìm
- 9 9. Điền vào ô trống
- 10 10. Lăn bóng
- 11 11. Thả bi xuống ống
- 12 12. Thổi bong bóng xà phòng
- 13 13. Chơi theo người lãnh đạo
- 14 14. Trò chơi dọn dẹp phòng
- 15 15. Trò chơi ghế âm nhạc
- 16 16. Trò chơi câu đố
- 17 17. Dominoes
- 18 18. Cùng con tạo nên câu chuyện riêng
- 19 19. Trò chơi đọc sách
- 20 20. Ném gối
- 21 21. Giẫm xốp bong bóng
- 22 22. Đẩy xe đồ chơi
- 23 23. Nhảy và dừng theo tiếng nhạc
- 24 24. Bé làm ninja
- 25 25. Khai quật tháp băng
- 26 26. Oẳn tù tì
- 27 27. Trò chơi khen ngợi
- 28 28. Thổi tắt nến
- 29 29. Đi bộ 3 chân
- 30 30. Xây dựng pháo đài
- 31 31. Di chuyển cân bằng
- 32 32. Đoán xem đã xảy ra chuyện gì
- 33 33. Tôi không đồng ý
1. Nhảy lò cò
Đây là trò chơi vô cùng quen thuộc nhưng chưa bao giờ hết thú vị dành cho trẻ nhỏ. Để thực hiện trò chơi nhảy lò cò, bạn hãy lấy phấn kẻ các ô trên sàn rồi viết số hoặc chữ mà bạn thích vào các ô này. Sau đó, cho bé đứng ở vị trí xuất phát nhảy lò cò đến vị trí bé chọn hoặc bạn chọn. Việc đọc các con số, chữ viết sẽ góp phần giúp bé làm quen và ghi nhớ tốt hơn các chữ cái và số.
2. Trò chơi lắng nghe
Đối với trò này bạn cần chuẩn bị nhiều đồ vật có tiếng riêng biệt như bình, sách, lược, bút, chai lọ, sách… Cách chơi như sau:
- Cho bé nhìn và ghi nhớ âm thanh phát ra từ các món đồ bạn đã chọn.
- Mang các đồ vật này đi cất đồng thời che mắt bé hoặc yêu cầu bé quay mặt đi chỗ khác, nhắm mắt lại.
- Bạn chọn một vật bất kỳ trong những đồ vật trên và tạo ra âm thanh với nó. Sau khi nghe các âm thanh này, bé có thể đoán, nếu đoán đúng sẽ được ghi điểm.
Với trò chơi lắng nghe, bạn có thể rèn cho trẻ sự tập trung và khả năng ghi nhớ tuyệt vời.
3. Nhảy qua hộp
Đây là một trò chơi vận động vui nhộn giúp trẻ phát triển kỹ năng đi, đứng nên sẽ phù hợp cho các bé từ 18 – 24 tháng tuổi. Để chơi trò này bạn cần chuẩn bị khoảng 5 – 6 hộp carton hoặc hộp giày cùng với màu và cọ vẽ.
Cách chơi:
- Bạn hướng dẫn bé sơn màu lên những chiếc hộp.
- Tiếp theo, bạn đặt các hộp giấy này thành một hàng, rồi đặt 1 món đồ chơi ở cuối hàng.
- Sau đó, bạn yêu cầu bé nhảy qua từng hộp sao cho không được đụng vào những chiếc hộp này cho đến cuối hàng để lấy đồ chơi.
4. Tung bi
Để chơi trò này, bố mẹ hãy chuẩn bị các viên bi, cốc uống nước size lớn bằng nhựa hoặc giấy.
Cách chơi:
- Bạn phát cho bé 5 viên bi. Sau đó, đặt chiếc cốc trên ghế hoặc bàn ở gần vị trí bé đứng.
- Bạn yêu cầu trẻ bước xa cốc nước này “x” bước (tùy ý), còn bạn sẽ di chuyển xa hơn bé 5 bước.
- Cả 2 lần lượt ném viên bi vào cốc. Ai có nhiều viên bi vào cốc nhất sẽ thắng.
Trò chơi tung bi sẽ giúp bé phối hợp tay và mắt một cách nhịp nhàng, linh hoạt.
5. Ma trận dây
Bạn hãy dùng 1 sợi dây dài sau đó biến chúng thành ma trận. Các bé sẽ nhập vai thành siêu anh hùng để tìm cách vượt qua chướng ngại vật đó. Ma trận dây không chỉ mang đến những giây phút giải trí vui nhộn, mà còn giúp bé rèn luyện sự tập trung và tính tỉ mỉ.
6. BOWLING tại nhà
Hình thức chơi tương tự trò chơi BOWLING tại các khu vui chơi. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bằng bóng nhựa (kích thước tương đương hoặc lớn hơn bóng tennis một chút) và các vỏ chai nước hoặc lon nước không sử dụng.
Cách chơi:
- Dùng băng dán hoặc phấn để tạo đường chơi bowling sao cho phù hợp nhất với độ tuổi của con.
- Sắp xếp các chai hoặc lon nước theo thứ tự ở cuối đường chơi.
- Cho con dùng quả bóng nhựa để đánh đổ vào tất cả các chai/lon đã xếp.
7. Quăng tất
Quăng tất có hình thức chơi tương tự như bóng rổ. Ngoài chuẩn bị tất bạn cần chuẩn bị 1 túi đựng quần áo (hoặc xô, khay) để thay rổ bóng và bóng.
Cách chơi:
- Bạn hãy uộn tất lại tạo thành những quả bóng tròn nhỏ rồi buộc lại.
- Cho trẻ đúng cách giỏ khoảng vài bước chân để ném tất vào giỏ.
8. Trốn tìm
Nếu không gian nhà bạn rộng rãi bạn có thể tổ chức cho bé trò chơi trốn tìm. Đây là trò chơi quen thuộc mà hầu như ai cũng biết, nó giúp con phát triển khả năng nhận thức, tư duy và vận dụng trí thông minh để tìm ra bạn hoặc tìm một nơi ẩn nấp lý tưởng để không ai có thể tìm thấy. Nên nhớ, bố mẹ hãy khảo sát một vòng xung quanh khu vực chơi để đảm bảo an toàn tối đa.
9. Điền vào ô trống
Đây là trò chơi giúp trẻ ôn tập kiến thức vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị bảng trắng và bút dạ.
Cách chơi:
- Bạn hãy hỏi con một câu hỏi và vẽ những ô trống nhỏ (số lượng ô trống là số chữ cái trong câu trả lời).
- Sau khi nhận câu hỏi, trẻ sẽ đoán chữ cái và trả lời. Số lần đoán chữ có thể là 5 – 7 lần.
10. Lăn bóng
Lăn bóng quanh nhà không chỉ mang đến những tiếng cười vui nhộn, mà còn giúp bé phát triển các kỹ năng vận động. Trò chơi này rất đơn giản:
- Bạn hãy cho bé đẩy hoặc lăn bóng tập thể thao xung quanh nhà.
- Cho đến khi bé đã lăn bóng hết tất cả các phòng thì sẽ hoàn thành trò chơi.
11. Thả bi xuống ống
Bạn chuẩn bị 1 lõi hình trụ dài rồi cố định lõi này vào tường bằng băng dính. Sau đó cho trẻ thả bi (hoặc bóng nhỏ) qua ống và dùng chậu nhỏ để hứng bi/bóng.
Lưu ý: Vị trí cố định lõi phải đảm bảo phù hợp với chiều cao của trẻ.
12. Thổi bong bóng xà phòng
Để chơi trò này, bạn chỉ cần chuẩn bị những vật dụng quen thuộc như nước rửa chén, nước sạch, ống hút.
Cách chơi:
- Bạn cho một vài giọt nước rửa chén vào đĩa, sau đó thêm 1 ít nước sạch rồi trộn từ từ đến dung dịch này bắt đầu hình thành bọt.
- Cho trẻ nhúng ống hút vào dung dịch và thổi một cách nhẹ nhàng chậm rãi. Lúc này bong bóng xà phòng lớn sẽ dần hình thành.
- Bạn có thể thi thổi với trẻ để xem ai thổi được bong bóng to hơn và lâu hơn.
Lưu ý: Nên chơi ở vị trí an toàn vì bong bóng xà phòng có thể làm hỏng thảm, đồ đạc, các thiết bị điện tử…
13. Chơi theo người lãnh đạo
Trò chơi này rất dễ, bạn chỉ cần chuẩn bị các chủ để như hoạt động thể chất, cử chỉ hay biểu cảm. Nếu càng đông người chơi thì sẽ càng vui.
Cách chơi:
- Mỗi người sẽ làm người lãnh đạo ít nhất 1 lần.
- Mọi người chơi sẽ phải làm theo những gì người lãnh đạo đang làm như dậm chân, vỗ tay, nhảy, tấu hề…
14. Trò chơi dọn dẹp phòng
Đây là cách vừa tăng cường các hoạt động thể chất cho bé vừa giúp bé có thể hình thành những thói quen tốt.
Cách chơi:
- Bạn đặt đồ chơi, đồ dùng lên sàn nhà.
- Cho trẻ vào phòng cùng với một giỏ đựng đồ, sau đó bạn hãy yêu cầu bé nhặt các món đồ chơi, đồ dùng bỏ vào giỏ theo các phân loại như mềm, nhựa, gỗ…
15. Trò chơi ghế âm nhạc
Ghế âm nhạc là trò chơi vận động vô cũng thú vị và vui nhộn, cách tổ chức cũng vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị nhiều chiếc ghế nhỏ rồi sắp xếp chúng theo đường zíc zắc với số lượng ghế ít hơn số lượng người chơi 1 cái.
Cách chơi:
- Trẻ sẽ chạy quanh những cái ghế đã được xếp theo tiếng nhạc.
- Khi nhạc dừng, bé sẽ phải ngồi vào ghế gần nhất, nếu không có ghế sẽ bị loại. Cứ sau mỗi hiệp chơi, bạn lấy bớt một cái ghế ra.
- Tiếp tục hiệp chơi tiếp theo, đến khi chỉ còn một bé ngồi trên ghế thì bé đó sẽ là người chiến thắng.
16. Trò chơi câu đố
Trò chơi này không chỉ giúp bạn gắn kết hơn với trẻ mà còn giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy và trí thông minh. Điều bạn cần chuẩn bị duy nhất là thật nhiều câu đố hay, bạn có thể tham khảo câu đố trên mạng hoặc những quyển sách câu đố đều được.
17. Dominoes
Với trò chơi này, bạn cần chuẩn bị bộ trò chơi Dominoes.
Cách chơi:
- Chọn một mẫu xếp cờ tùy ý rồi cùng con xếp các quân cờ domino theo mẫu này. Tùy theo mẫu thiết kế và số lượng quân cờ, trò chơi này sẽ có thể kéo dài đến vài giờ hoặc lâu hơn.
- Khi đã sắp xong, bạn yêu cầu trẻ lật quân cờ domino đầu tiên để xuất hiện hiệu ứng dây chuyền. (Bạn có thể quay video khoảnh khắc này lại).
18. Cùng con tạo nên câu chuyện riêng
Đây là cách giúp thúc đẩy khả năng sáng tạo của con vô cùng hữu hiệu.
Tìm hiểu thêm: Tên Vinh đệm gì hay? Gợi ý 50+ tên đệm hay cho bé trai tên Vinh
- Cách chơi: Bạn hãy đưa ra chủ đề, sau đó yêu cầu bé kể một câu chuyện. Hoặc bạn có thể là người bắt đầu câu chuyện này rồi yêu cầu trẻ kể đoạn tiếp theo.
- Lưu ý: Có thể câu chuyện của trẻ không mang một ý nghĩa nào cả nhưng bạn đừng ngăn cản hoặc sửa khi bé đang kể, mà hãy để bé kể hết những gì bé muốn.
19. Trò chơi đọc sách
Đây sẽ là trò chơi cực kỳ thú vị trong các ngày mưa. Bạn hãy chuẩn bị 2 cuốn sách rồi cùng con đắp mền và đọc sách trong im lặng (1 cuốn bạn đọc, 1 cuốn cho bé đọc). Một lúc sau, bạn hãy yêu cầu trẻ nói về cuốn sách, câu chuyện hoặc cảm xúc của bé về cuốn sách đó. Trong trường hợp trẻ còn quá nhỏ, chưa biết đọc bạn có thể đọc sách cho trẻ nghe.
20. Ném gối
Trò chơi ném gối phù hợp cho trẻ mầm non trở lên, nhằm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng bò, ngồi và ném. Bạn có thể cho con chơi trò này vào bất cứ lúc nào và tuyệt vời nhất là vào lúc trước khi đi ngủ. Để chơi trò chơi này, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 6 – 7 cái gối nhỏ cùng một cái giỏ đựng đồ.
Cách chơi:
- Đầu tiên bạn rải gối trên giường với một số ở gần cuối giường và một số ở đầu giường.
- Bé sẽ bắt đầu nhặt gối từ đầu giường và ném vào giỏ trên sàn. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trẻ đã ném hết gối vào giỏ.
- Bạn có thể để giỏ đựng gối tại vị trí gần giường để bé dễ ném gối.
21. Giẫm xốp bong bóng
Đây là trò chơi không chỉ làm cho bé cảm thấy thích thú mà còn có thể giúp bé phát triển cảm giác khi di chuyển. Trò chơi này phù hợp cho trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi. Để chơi trò chơi này, bạn hãy chuẩn bị 1 miếng xốp bong bóng cỡ lớn hoặc nhiều miếng nhỏ.
Cách chơi:
- Bạn hãy trải các xốp bong bóng lên sàn.
- Yêu cầu trẻ đi chân không và bước từng bước một trên các miếng xốp bong bóng để tạo ra những tiếng nổ vui tai ngay dưới chân.
- Khi trẻ đã chán, bạn có thể yêu cầu bé nhảy để làm bóng nổ.
22. Đẩy xe đồ chơi
Đẩy xe đồ chơi là trò chơi vận động giúp những bé bắt đầu tập đi có thể rèn luyện tốt kỹ năng giữ cân bằng cơ thể. Trò chơi này cần một chiếc xe đẩy vững chắc sao cho tay cầm của xe phải phù hợp với tầm tay của bé.
Cách chơi:
- Để trẻ đứng với tay vịn chắc vào xe đẩy.
- Bạn hãy đứng trước con để hướng dẫn hoặc gọi con đi về phía bạn.
- Để an toàn nhất, hãy để thêm một người đứng phía sau lưng bé để có thể nhanh chóng đỡ bé khi bé bị ngã và đồng thời cỗ vũ bé đi về phía trước.
- Bạn có thể cho bé chơi trò này cùng một bé khác đã biết đi ở trong nhà.
23. Nhảy và dừng theo tiếng nhạc
Trò chơi này được rất nhiều bé yêu thích đặc biệt là những bé 3 tuổi. Nhảy và dừng theo tiếng nhạc sẽ giúp con phát triển khả năng phản xạ và vận động. Trò này có càng nhiều bé tham gia thì càng thú vị.
Cách chơi:
- Bạn mở nhạc bằng loa, tivi, điện thoại,… sau đó để các con tự do nhảy theo cách riêng của mình.
- Tiếp theo, bạn hãy thay đổi bài hát khác nhau và yêu cầu con nhảy theo kiểu khác cho phù hợp với nhịp điệu nhạc.
- Bé nào nhảy đẹp và nhiều kiểu nhất sẽ là người chiến thắng.
24. Bé làm ninja
Tiếp tục là một trò chơi vận động dành cho trẻ 4 – 5 tuổi. Trò chơi này cần bé dùng hết khả năng của mình để né các chướng ngại vật. Như vậy, các con sẽ có thể kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau như bò, ngồi xổm, đi bộ, nhảy hay bước qua đồ vật.
Bạn cần chuẩn bị một sợi dây dài và một vài đồ vật trong nhà.
Cách chơi:
- Cột dây đã chuẩn bị giữa các đồ vật ở những khoảng cách khác nhau. Bạn hãy thêm nhiều đồ vật để tạo thành mạng lưới mê cung với nhiều dây thừng cao và thấp.
- Cho bé luồn hay leo qua dây và đảm bảo bé không chạm vào dây để lấy đồ.
- Nếu dây cao bé có thể bò, còn dây thấp thì bé cần nhảy hay bước qua.
- Cách tính điểm sẽ dựa vào thời gian và số lượng đồ vật mà bé lấy được.
25. Khai quật tháp băng
Thêm một trò chơi trong nhà thú vị cho trẻ đó là khai quật tháp băng. Để chơi trò này bạn sẽ cần một cái chai dài hoặc cao cùng với đồ trang sức nhiều màu sắc.
Cách chơi:
- Đổ đầy nước vào chai đã chuẩn bị rồi thả đồ chơi vào đó.
- Đặt chai nước vào ngăn đá và đợi cho đến khi nước đông đá.
- Để trẻ bóp chai để làm tan băng giải cứu các món đồ trang sức.
26. Oẳn tù tì
Trò chơi này cần ít nhất 2 người tham gia. Đây là trò chơi thú vị, giúp bé rèn luyện phản xạ và sự phán đoán nhanh nhạy.
Cách chơi: Bạn và bé cùng nắm tay thành nắm đấm sau đó đồng thanhh hô “Oẳn tù tì ra cái gì là ra cái này”, sau đó sẽ đưa ra các ký hiệu kéo, búa, bao tùy ý. Quy luật sẽ như sau: búa thắng kéo, kéo thắng bao, bao thắng búa, nếu ra giống nhau thì hòa.
27. Trò chơi khen ngợi
Trò chơi khen ngợi cần sự tham gia của nhiều bé. Bạn hãy sắp xếp trẻ ngồi thành vòng tròn rồi yêu cầu chúng khen người bạn bên cạnh, với điều kiện vừa khen vừa nhìn vào mắt nhau. Bạn bên cạnh khi được khen phải cảm hơn và khen người bạn ngồi kế tiếp.
Đôi khi các bé sẽ thấy khó khăn trong việc khen ngợi một người khác. Vì thế, bạn hãy dẫn dắt các con bằng các lời khen ví dụ.
28. Thổi tắt nến
Thổi tắt nến là trò chơi mang tính dạy cách thở sâu cho bé.
Cách chơi:
- Đặt một ngọn nến cách các bé khoảng 2 mét.
- Bạn hướng dẫn các bé thổi nến bằng cách hít vào bằng mũi, căng bụng rồi thổi khí ra bằng miệng một cách từ từ. Điều kiện của trò chơi này là trẻ không được đứng lên, tiếp cận, hay nghiêng về phía ngọn nến, trẻ chỉ được đứng cách xa nến 2 mét.
- Khi nào ngọn nến tắt thì trò chơi kết thúc.
29. Đi bộ 3 chân
Đi bộ 3 chân có thể giúp bé giữ được thăng bằng một cách tốt hơn.
Cách chơi:
- Bạn dùng dây để buộc chân 2 bé lại với nhau (chân trái của bé này buộc với chân phải của bé kia).
- Cho 2 bé đứng trước vạch kẻ xuất phát.
- Khi bạn phát hiệu lệnh xuất phát, 2 sẽ phối hợp với nhau để đi đến đích.
30. Xây dựng pháo đài
Bạn cần chuẩn bị các đồ dùng trong nhà như là bàn, ghế, chăn, gối, gậy, hộp giấy… Sau đó, cho bé sắp xếp thành các pháo đài theo trí tưởng tượng của con. Thông thường thì sẽ có các loại pháo đài như:
- Pháo đài carton: Đây là pháo đài dễ xây dựng nhất, chỉ cần tập hợp một vài hộp giấy lớn và lấy băng dính để dán chúng lại.
- Pháo đài mền gối: Để dựng được pháo đài này cần nhiều mền, gối vì thế bạn có thể cho bé thêm khăn tắm cùng một số đồ đạc chắc chắn để giữ vững pháo đài.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp pháo đài carton và mền, gối.
31. Di chuyển cân bằng
Dụng cụ để chơi trò này vô cùng đơn giản chỉ cần băng dính màu (nên dùng nhiều màu để tăng phần thú vị).
Cách chơi:
- Bạn hãy dọn dẹp không gian và lau sàn. Sau đó dán băng keo màu tạo thành các đường thẳng hoặc cong trên sàn (bạn có thể dùng nhiều màu sắc và tạo những quy tắc riêng về cách đi theo các màu này). Ví dụ như, với băng màu xanh thì trẻ phải đi và đặt một tay trên đầu, băng màu đỏ phải đi lò cò…
- Các bé phải tuân theo đúng quy tắc và chỉ được đi trên băng, nếu đi ra ngoài băng thì sẽ phạm quy.
- Người thắng sẽ là người đi hết chiều dài của băng mà không bước ra ngoài.
32. Đoán xem đã xảy ra chuyện gì
Bạn hãy tìm một bức tranh hoặc hình chụp liên quan đến một tình huống bất kỳ trong cuộc sống, như là trao giấy khen thưởng cho một ai đó. Sau đó, bạn hãy hỏi trẻ về điều gì xảy ra trước đó, và thử dự đoán về điều sẽ xảy ra tiếp theo.
33. Tôi không đồng ý
Trong trò chơi này, bạn đặt ra những câu hỏi liên quan đến sở thích cá nhân của con. Ví dụ như “Gần đây, con thích đọc sách gì?”, bé có thể trả lời là “Thần đồng đất Việt”. Và bé còn lại sẽ nói, “Nó dở lắm”. Nhiệm vụ của bé đang trả lời là phải bảo vệ quan điểm rằng cuốn sách đó rất hay và đáng đọc.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa của màu thiệp cưới và những lưu ý khi chọn thiệp cưới
Thông qua trò chơi này, các bé sẽ học được cách bảo vệ quan điểm và xây dựng lòng tự tin với mọi người.
Bài viết trên là những trò chơi trong nhà thú vị cho trẻ mà Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp được. Những trò chơi này không chỉ mang đến tiếng cười vui nhộn mà còn giúp bé hoạt bát, nhanh nhẹn và phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo… Nếu có thời gian, bạn hãy cùng con tổ chức để thêm gắn kết và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ của con nhé!