Ở độ tuổi lên 5, lên 6, đây chính là thời điểm vàng để giúp các bé phát triển não bộ và tư duy nhanh chóng. Một trong những phương pháp cải thiện điều này đó chính là tổ chức cho bé các trò chơi toán học cho trẻ từ 5 6 tuổi. Trong bài viết này, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu các trò chơi toán học đơn giản và hiệu quả nhất để giúp con phát triển tốt hơn nhé!
Bạn đang đọc: Các trò chơi toán học cho trẻ từ 5 6 tuổi giúp bé phát triển tối ưu
Contents
1. Những trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi có lợi ích gì?
1.1. Giúp bé rèn luyện khả năng ghi nhớ
Một trong các trò chơi toán học cho trẻ từ 5 6 tuổi sẽ có những trò chơi cần đến sự nhanh tay lẹ mắt của bé để ghi nhớ nhanh cũng như tìm hiểu, phán đoán các sự vật, sự việc. Do đó, trò chơi này giúp trẻ rèn luyện trí nhớ vô cùng hiệu quả.
1.2. Hỗ trợ các bé tiếp thu toán học một cách tự nhiên nhất
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng thời gian từ 5 – 6 năm đầu đời chính là lúc não bộ của trẻ phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, đây cũng là thời gian vàng để thầy cô, ba mẹ chuẩn bị cho con nền tảng vững chắc để khi đi học, bé có thể tiếp cận với toán học nói riêng hay là các môn học khác nói chung.
Việc lồng ghép toán học vào các trò chơi cho trẻ mỗi ngày giúp con làm quen với những con số, cách tư duy logic, hỗ trợ bé tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
1.3. Tạo sự vui vẻ, hứng thú khi học toán
Toán học luôn được đánh giá là môn học khô khan và khó nhằn đối với các bé. Vậy nên việc tạo hứng thú cho con là điều vô cùng quan trọng, để con không bị chán ghét môn tự nhiên này. Việc lồng ghép môn toán vào các trò chơi toán học cho trẻ từ 5 6 tuổi sẽ tạo cảm giác hứng thú, giảm bớt sự nặng nề cho bé khi tư duy.
Điều này kích thích trẻ học hỏi, tìm tòi và thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ. Sau một thời gian, bé sẽ dần cảm thấy môn toán vốn khô khan trở nên thú vị hơn, đồng thời tạo được sự hứng thú khi bé tiếp thu môn học này.
2. Top các trò chơi toán học cho trẻ từ 5 6 tuổi giúp con rèn luyện bộ não hiệu quả
2.1. Trò chơi ô ăn quan
Ô ăn quan hay ô làng là một trong những trò chơi dân gian phổ biến Việt Nam. Bố mẹ có thể vẽ 10 ô vuông nhỏ, chia làm 2 bên, mỗi bên có 5 ô sao cho đối xứng nhau. Tiếp đó, bạn vẽ thêm 2 nửa hình tròn tại 2 cạnh ngắn hơn của hình vẽ.
Trong mỗi ô vuông nhỏ, mẹ hướng dẫn bé đặt vào 5 viên sỏi, còn ô hình vòng cung thì đặt 1 viên sỏi lớn (còn được gọi là chùa).
Tiếp đó, bố hoặc mẹ oẳn tù xì với bé để xem ai được quyền đi trước. Khi đến lượt chơi, bé sẽ lấy các viên sỏi ở một ô bất kỳ tuỳ ý, rải đều vào những ô còn lại, mỗi ô một viên. Rải sỏi đến khi gặp ô trống, bé được quyền ăn hết sỏi trong ô liền sau ô trống đó. Trò chơi tiếp tục theo lượt như thế cho đến khi 2 ô chùa được ăn hết, trò chơi sẽ kết thúc.
>>>Đừng bỏ lỡ: Top 7 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
2.2. Nối số theo thứ tự
Với trò chơi này, bố mẹ có thể in các phần của bức tranh ra với chấm tròn chữ số trên hình. Sau đó dạy bé nối các số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ đó tạo ra hình hoàn chỉnh. Chắc chắn trò chơi này sẽ tạo sự hứng thú cho bé, chờ đợi để hoàn thiện bức tranh, từ đó giúp trẻ ghi nhớ mặt số rất nhanh.
2.3. Trò nhảy lò cò với những con số
Dựa trên trò nhảy lò cò truyền thống, bố mẹ có thể biến tấu một chút để trò chơi này trở thành một dạng trò chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi. Bố mẹ có thể vẽ các con số rồi rải đều ra sàn nhà. Sau đó, bố mẹ có thể yêu cầu bé nhảy vào từng ô số, đồng thời hô to con số này lên. Nhảy lò cò theo số không chỉ giúp bé phát triển thể chất mà còn giúp con ghi nhớ được mặt chữ số tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn năm 2024
>>>Kiến thức hay: Mẹo cực đơn giản giúp dạy bé học số cực nhanh
2.4. Trò chuyền thẻ
Trò chuyền thẻ hay còn được gọi là banh đũa có cách chơi khá đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một quả banh nhỏ, cùng với một bộ 10 quen tính (nếu không có mẹ có thể dùng đũa để thay thế).
Để bắt đầu trò chơi, hãy oẳn tù tì để xem ai là người được chơi đầu tiên. Khi chơi, bé cần phải tung bóng lên, đồng thời nhanh tay rải những que tính xuống đất. Mỗi một lần tung bóng, bé sẽ nhặt một que.
Cứ lần lượt như vậy cho đến khi que tính và banh đều rơi xuống đất thì lượt chơi kết thúc. Lúc này, bố mẹ cùng con đếm số que bắt được. Sau cùng, ai là người có số lượng que tính nhiều hơn sẽ chiến thắng.
2.5. Trò cua gắp
Đầu tiên để xem ai là người được bắt đầu lượt trò chơi trước thì chúng ta sẽ oẳn tù tì. Người đi trước sẽ rải 10 viên sỏi xuống sàn nhà. Sau đó đan 10 ngón tay vào nhau sao cho chỉ để 2 ngón trỏ duỗi ra làm càng cua. Với “chiếc càng cua” này, bé cần khéo léo gắp lên từng viên sỏi, lưu ý là không được đụng trúng các viên sỏi còn lại nhé! Cứ như vậy đến khi gắp hết sỏi thì thắng.
Sau khi bé gắp sỏi xong, bố mẹ có thể yêu cầu bé đếm tổng số sỏi mình gắp được. Ai gắp được nhiều sỏi hơn thì đó sẽ là người thắng cuộc. Ngoài ra trong quá trình chơi sẽ không được chạm vào đối phương, nếu không sẽ bị mất lượt đấy nhé.
2.6. Trò chơi năm mười (Trốn tìm)
Trò trốn tìm còn được gọi là trò năm mười. Đây được xem là một trong những trò chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi đơn giản nhưng lại hiệu quả khi giúp trẻ làm quen với các con số và đếm số theo thứ tự.
Trước tiên, các bé sẽ oẳn tù tì để tìm ra người được trốn và đi tìm. Bé nào thua sẽ phải úp mặt vào bức tường, nhắm mắt và đếm “Năm, mười, mười lăm… một trăm”. Trong khi bé đếm, những bé còn lại sẽ đi tìm nơi ẩn trốn.
Sau khi đếm xong, bé sẽ đi tìm những người đang trốn. Bé nào trốn không kỹ bị phát hiện sẽ trở thành người tiếp theo đi tìm, còn những bé trốn kỹ và chạy về được đích trước thì sẽ thoát phạt.
>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết gì về lễ lại mặt, liệu đó có phải là đám hỏi?
>>>Tìm hiểu: TOP 11 trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và thú vị
3. Lưu ý bố mẹ cần nhớ khi chơi các trò toán học với con
Để bé có những giờ phút vui chơi và học tập hiệu quả, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
3.1. Động viên trẻ
Để tạo sự hứng thú cho bé ở những lượt sau, bố mẹ đừng quên khích lệ, động viên bé mỗi khi bé đạt được thành tích gì đó nhé. Điều này sẽ khiến bé vui và hứng thú với lượt chơi sau hơn rất nhiều đấy.
3.2. Luôn kiên nhẫn
Khi dạy con hay khi chơi với con, bố mẹ đều cần đến sự kiên nhẫn. Nếu bé chưa kịp hiểu cách chơi, bố mẹ cũng không nên vì thế mà quát mắng con. Bởi điều này sẽ khiến bé cảm thấy áp lực, khiến con không còn thích thú và có cảm giác chán ghét môn Toán.
3.3. Hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu
Trẻ 5 – 6 tuổi vẫn chưa có khả năng hiểu nhanh ý người lớn, vậy nên bố mẹ nên hướng dẫn chậm rãi với ngôn ngữ thật dễ hiểu cho các bé. Tốt nhất, bạn vừa hướng dẫn vừa thực hành để bé dễ hiểu hơn nhé.
Trên đây là các trò chơi toán học cho trẻ từ 5 6 tuổi đơn giản mà hiệu quả nhất hiện nay. Bố mẹ hãy thử áp dụng cho bé ngay nhé, chắc chắn sẽ giúp con cải thiện trí não hơn rất nhiều đấy.
>>>Bạn đã biết: Top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ phát triển toàn diện