Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết

Rate this post

Cách phát triển EQ cho trẻ là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh hiện đang quan tâm. Bởi lẽ, trẻ có chỉ số EQ thấp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đặt chân ra cuộc sống. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu cách nhận biết những đứa trẻ có EQ thấp và cách khắc phục chỉ số này nhé!

Bạn đang đọc: Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết

1. EQ là gì?

EQ viết tắt của từ tiếng Anh Emotional Quotient, là một chỉ số để đo lường trí tuệ cảm xúc cũng như khả năng sáng tạo, tưởng tượng của một người. Một vài nghiên cứu cho rằng những người có EQ cao thường sống giàu tình cảm, chịu được áp lực, căng thẳng cũng như quản lý cảm xúc khá tốt.

Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết

Chỉ số EQ đo lường cảm xúc và khả năng sáng tạo của trẻ

Nhờ kiểm soát được cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc mà những người có chỉ số EQ cao thường sống lạc quan, tích cực. Họ sớm gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và có tố chất lãnh đạo cao. Đó là lý do bên cạnh IQ, cách phát triển EQ cho trẻ cũng nhận được sự quan tâm đông đảo từ phía phụ huynh.

2. Những cấp độ của chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ

Để dễ dàng hơn trong việc đánh giá trí tuệ cảm xúc của từng người, người ta đã phân chỉ số EQ thành nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể: 

  • EQ
  • EQ từ 85 – 115: Chiếm khoảng 68% dân số thế giới, là nhóm người có chỉ số cảm xúc ở mức trung bình.
  • EQ từ 116 – 130: Chiếm khoảng 14% dân số thế giới, là nhóm người có chỉ số cảm xúc cao.
  • EQ > 131: Chỉ có khoảng 2% dân số thế giới đạt đến mức này, là nhóm người có chỉ số cảm xúc ở mức tối ưu.

3. Biểu hiện của trẻ có EQ thấp

Khi trẻ vừa chào đời thì EQ là chỉ số đánh giá mà bất cứ phụ huynh nào cũng không nên bỏ qua. Bởi lẽ, nếu trẻ được phát hiện sớm rằng có EQ thấp thì ba mẹ có thể cải thiện kịp thời. Vậy, dấu hiệu nhận biết những trẻ có chỉ số EQ thấp là gì?

3.1. Trở nên mất bình tĩnh khi không được như mong muốn

Hãy để ý những đứa trẻ không quản lý được cảm xúc bản thân. Chúng thường hay ở trong trạng thái mất bình tĩnh, khóc ré, ăn vạ,… khi không cảm thấy hài lòng. Chẳng hạn như trẻ có phản ứng mạnh khi vừa thua một trò chơi, khóc òa lên khi bị lấy đồ ăn,…

3.2. Chỉ nghĩ đến cảm xúc của mình

Một dấu hiệu khác để ta có thể nhận biết được trẻ có EQ thấp là khi trẻ không biết cách cảm thông hay thấu hiểu cảm nhận của người khác. Trẻ chỉ chăm chăm đến cảm xúc của mình như việc bằng mọi giá phải chơi được trò mình thích, đòi đồ chơi của bạn khác một cách bất chấp,… Nếu không có cách phát triển EQ cho trẻ kịp thời thì điều này sẽ dần ảnh hưởng đến tích cách trẻ.

Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết

Trẻ EQ thấp thường chỉ chăm chăm vào cảm xúc của mình

3.3. Hay đổ lỗi cho người khác

Trẻ có EQ thấp sẽ có xu hướng thích chê bai, phàn nàn về mọi thứ. Điều này khiến bản thân đứa trẻ hình thành nên thói quen thích hơn người, không chịu nhìn nhận lỗi lầm mà đổ lỗi cho người xung quanh. Ngoài ra, trẻ chỉ chăm chăm vào khuyết điểm của người khác và chê trách họ.

3.4. Trẻ EQ thấp chỉ thích được ngợi khen

Tất nhiên, bất cứ đứa trẻ nào cũng thích nhận được những lời ngợi khen. Thế nhưng đối với những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp thì sự hơn thua lại mãnh liệt hơn cả. Vì thế, chúng dễ dàng có những phản ứng thái quá khi bị khiển trách như la hét, tức tối,…

3.5. Thích chọc tức người khác

Có thể nhận ra con cái bạn có EQ thấp hay không thông qua những hành động của chúng. Những đứa trẻ có chỉ số cảm xúc thất thường sẽ thích thỏa mãn tính hiếu thắng bằng việc chọc tức những người xung quanh. Hành vi này bao gồm thích ngắt lời, gọi người khác bằng điểm yếu của họ,…

Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết

Hành động thích chọc tức người khác thể hiện trẻ có EQ kém

3.6. Thích chống đối, không tuân theo mệnh lệnh

Cuối cùng, một biểu hiện dễ thấy ở trẻ có EQ thấp là thích chống đối, thiếu tự chủ. Chúng luôn phớt lờ lời khuyên bảo của mọi người mà bằng mọi cách có được thứ chúng thích.

4. Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ

Nếu nhận thấy con cái có những biểu hiện kể trên, ba mẹ cần bình tĩnh lên phương án để cải thiện trí tuệ cảm xúc của trẻ. Dưới đây là 8 cách phát triển EQ cho trẻ đã được Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp.

4.1. Giúp trẻ thấu hiểu được cảm xúc của mình

Nhiều nhà tâm lý học nhận định rằng mỗi cá nhân đều sở hữu một nhóm cảm xúc cơ bản bao gồm hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi, tức giận, ghê tởm và bất ngờ. Để cải thiện chỉ số EQ thì trẻ cần thấu hiểu được cảm xúc của mình. Bạn có thể rèn luyện cho con bằng cách để chúng tự gọi tên những trạng thái cảm xúc đang thể hiện.

4.2. Lắng nghe và đồng cảm với con mình

Thay vì luôn khiển trách, la mắng và phớt lờ cảm xúc của trẻ, ba mẹ cũng nên học cách thấu hiểu cảm xúc con cái khi tâm trạng của chúng không tốt. Mặt khác, hãy bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, lắng nghe những điều con chia sẻ rồi nhẹ nhàng phân tích đúng sai.

Tìm hiểu thêm: Tên Hà đệm gì hay? Gợi ý đặt tên con gái tên Hà hay và ý nghĩa nhất

Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết
Thấu hiểu cảm xúc con cái sẽ giúp bạn có cách phát triển EQ cho trẻ

4.3. Thường xuyên trò chuyện cùng con cái

Một cách phát triển EQ cho trẻ cần được nhiều phụ huynh chú trọng đó chính là dành một chút thời gian để trò chuyện với con. Trẻ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe và phần nào cải thiện cảm xúc. Những lời động viên, khen ngợi khi trẻ làm điều tốt cũng khiến EQ của trẻ cải thiện theo từng ngày.

4.4. Giúp trẻ quản lý cảm xúc

Đôi lúc, những cư xử không đúng mực ở trẻ còn xuất phát từ việc ba mẹ thiếu sự quan tâm, bảo ban. Chỉ đơn giản là những hành động như dạy trẻ đếm từ 1 đến 10 kết hợp thở sâu để kiểm soát sự giận dữ. Không phải cá nhân nào từ khi sinh ra đã kiểm soát được cảm xúc, vì thế hãy cho trẻ rèn luyện kĩ năng này dần dần nhé!

4.5. Giải đáp những băn khoăn của trẻ

Đối với những thứ trẻ đã tận mắt chứng kiến và cảm thấy, tuyệt đối không nói dối! Chẳng hạn như khi ba mẹ cãi nhau, thay vì tránh né những câu hỏi mà trẻ đặt ra thì bạn hãy nói hết sự thật, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu đây cũng là một cách để giải quyết vấn đề.

Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết

Đối diện với những câu hỏi của trẻ để đưa ra câu trả lời đúng đắn là cách phát triển EQ cho trẻ hiệu quả

Nên nhớ rằng, bất cứ hành động và cử chỉ nào của bố mẹ cũng có thể khiến con cái bắt chước theo. Vì thế, hãy xây dựng nên một môi trường sống lành mạnh cho trẻ để trẻ được phát triển toàn diện cả về EQ lẫn IQ!

4.6. Cách phát triển EQ của trẻ – Hướng trẻ đến sự lạc quan

Một phương pháp khác giúp trẻ phát triển EQ hiệu quả đó chính là hướng trẻ đến sự tích cực, lạc quan. Điều này sẽ giúp trẻ đối mặt với vấn đề bằng một tâm lý thoải mái nhất.

Bên cạnh đó, đừng quên dạy con cái có sự đồng cảm, vị tha và bao dung. Cho trẻ thấy được những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh cũng là cách phát triển EQ của trẻ cực kỳ hiệu quả.

4.7. Thường xuyên đọc sách cho trẻ

Việc đọc sách sẽ làm thế giới quan của trẻ thêm phong phú hơn. Ngoài ra, mỗi trang sách đều chứa những thông điệp tuyệt vời giúp trẻ học được cách yêu thương. Qua đó, trẻ sẽ biết lan tỏa những hành động tích cực hay lên án những hành vi xấu xa.

Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Gợi ý tên con gái lót chữ Ngọc đẹp, hợp phong thủy

Sách chứa đựng những thông điệp bồi dưỡng tâm hồn trẻ

4.8. Rèn luyện cảm xúc cho trẻ bằng cách chơi xếp hình 

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy đồ chơi lắp ráp, xếp hình không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt trí tuệ mà EQ cũng được cải thiện. Bởi lẽ, trò chơi này đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ và thật sự bình tĩnh, kiên nhẫn. Mặt khác, trẻ cũng sẽ quản lý cảm xúc tốt hơn và không dễ bị dao động bởi những nhân tố xung quanh khi chơi trò chơi này.

  • Toán tư duy A+ là gì? Học toán tư duy có tốt như lời đồn
  • Có nên học Toán tư duy Soroban? Những lưu ý ba mẹ nên nắm 

Trên đây là tổng hợp 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên biết. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng rằng ba mẹ sẽ có phương pháp phù hợp để bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc của trẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *