Có rất nhiều quan điểm trái chiều xung quanh vấn đề thức dậy vào mấy giờ sáng là tốt nhất. Có người cho rằng nên ngủ sớm và dậy sớm để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, điều này còn phụ thuộc vào công việc và giờ sinh hoạt của của mỗi người, miễn sao chỉ cần ngủ bù đủ 8 giờ/1 ngày là được.
Bạn đang đọc: [GÓC TƯ VẤN] Nên thức dậy vào mấy giờ sáng là tốt nhất cho sức khỏe?
Thức dậy vào mấy giờ sáng là tốt nhất cho sức khỏe của bạn?
Nếu bạn cũng đang băn khoăn giữa những quan điểm trên và đang đi tìm đáp án cho câu hỏi nên thức dậy vào mấy giờ sáng là tốt nhất cho sức khỏe thì hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tham khảo bài phân tích dưới đây.
Contents
1. Tìm hiểu chung về giấc ngủ
Để biết được nên ngủ lúc nào, thức dậy vào mấy giờ là tốt nhất, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến giấc ngủ.
Giấc ngủ là khoảng thời gian giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả, đồng thời cũng là lúc cơ thể tái tạo năng lượng để sẵn sàng cho ngày mới đầy hứng khởi. Trong quá trình ngủ vào ban đêm, mỗi giấc ngủ sẽ bao gồm 3 giai đoạn ngủ chậm và 1 giai đoạn ngủ nhanh, trung bình 1 giai đoạn sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 90 phút:
- Từ giai đoạn 1-3: được gọi là giai đoạn ngủ chậm – giấc ngủ non-REM, lúc này cơ thể bắt đầu chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc nhất. Nếu thức giấc ở giai đoạn này, bạn sẽ bị rơi vào tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, sáng dậy khó chịu, làm việc uể oải.
- Giai đoạn 4: được gọi là giai đoạn ngủ nhanh – giấc ngủ REM, bạn sẽ gặp các giấc mơ khi ngủ.
Như vậy, bạn cần tính toán thời gian ngủ và thức dậy khoa học để hạn chế việc tỉnh giấc ở giai đoạn 1-4 của giấc ngủ, gây mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tỉnh táo, lạc quan vào mỗi buổi sáng
Ngoài ra, giấc ngủ còn do đồng hồ sinh học của mỗi người quản lý, và chúng có khả năng tự điều chỉnh để thích ứng với môi trường bên ngoài. Tức là:
- Khi trời sáng, ánh sáng chiếu vào mắt, cơ thể bắt đầu hạn chế lượng Melatonin và tiết ra Cortisol kích thích các dây thần kinh khiến bạn trở nên tỉnh táo.
- Ngược lại, khi đêm đến, cơ thể lại bắt đầu tăng tốc bài tiết Melatonin và hạn chế Cortisol khiến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ.
Đọc thêm: Chu kì giấc ngủ là gì? Làm sao để cải thiện chất lượng giấc ngủ
2. Những lợi ích khi ngủ đủ giấc
Khi ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ tốt sẽ đem lại cho bạn những lợi ích sau:
- Tinh thần tỉnh táo, thoải mái vào sáng hôm sau: khi ngủ đủ giấc, năng lượng trong cơ thể được tái tạo đầy đủ nhất, từ đó giúp bạn luôn tỉnh táo, vui vẻ khi bắt đầu ngày mới.
- Làm việc hiệu quả hơn, tập trung hơn: khi tinh thần thoải mái, trí óc minh mẫn thì chắc chắn bạn cũng sẽ tập trung vào công việc hơn. Từ đó, làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
- Sức khỏe tốt hơn, da đẹp hơn: như bạn đã biết, ngủ chính là lúc để cơ thể nghỉ ngơi, xóa bỏ mệt mỏi và tái tạo lại nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Nên khi được ngủ đủ giấc thì chắc chắn sức khỏe của bạn cũng trở nên tốt hơn.
- Giảm thiểu các rủi ro về bệnh tật: thiếu ngủ được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe của bạn giảm sút, cơ thể suy nhược. Do đó, nếu bạn ngủ đủ giấc sẽ góp phần hạn chế được bệnh tật xảy ra.
Giấc ngủ đem lại các lợi ích lớn về sức khỏe
Đọc thêm: Giấc ngủ – Khoản đầu tư sinh lời nhất đời người
2.1. Thế nào là một giấc ngủ tốt?
Bạn đã biết những lợi ích tuyệt vời của một giấc ngủ tốt mang lại, tuy nhiên bạn đang băn khoăn về các tiêu chí để đánh giá chất lượng của giấc ngủ tốt? Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn có được đáp án cho mình:
- Giấc ngủ của bạn có đảm bảo đủ thời gian theo các khuyến nghị y khoa hiện nay hay không? Ví dụ, người trưởng thành nên ngủ từ 7-9h/1 ngày, người cao tuổi nên ngủ tối thiểu 6-8h/1 ngày.
- Bạn có ngủ ngon và sâu giấc không?
- Giấc ngủ có bị gián đoạn, chập chờn hay không?
- Giấc ngủ của bạn có bị tác động của môi trường xung quanh như: tiếng còi xe, tiếng ồn,… hay không?
- Bạn có thấy thoải mái khi ngủ với chăn ga gối đệm đang dùng hiện nay hay không?
2.2. Nên ngủ bao nhiêu thời gian/ ngày?
Nên dành bao nhiêu thời gian để ngủ trong 1 ngày?
6- 8h/ ngày là câu trả lời chúng ta thường được nghe nhiều nhất khi nói về giấc ngủ. Đáp án này đúng, tuy nhiên chưa đủ. Bởi, với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có đồng hồ sinh học khác nhau và thời gian ngủ cũng khác nhau. Cụ thể, theo “Tổ chức giấc ngủ của Mỹ” thì:
- Trẻ em giai đoạn 3 tháng đầu đời: cần ngủ từ 14-17h/ngày.
- Trẻ em giai đoạn từ 4 – 11 tháng tuổi: cần ngủ 12-15h/ngày.
- Trẻ em trong giai đoạn 1-2 tuổi: cần ngủ 11-14h/ngày.
- Trẻ em trong giai đoạn 3-5 tuổi: cần ngủ 10-13h/ngày.
- Trẻ em trong giai đoạn 6-13 tuổi: cần ngủ 9-11h/ngày.
- Trẻ em trong giai đoạn 14-17 tuổi: cần ngủ 8-10h/ngày.
- Người trưởng thành từ 18-64 tuổi: cần ngủ từ 7-9h/ngày.
- Người cao tuổi từ 5 tuổi trở lên: cần ngủ từ 7-8h/ngày.
Như vậy, bạn có thể dựa vào mốc thời gian này để điều chỉnh giờ ngủ và thức dậy cho phù hợp với bản thân của mình, và tốt nhất là nên nằm trong phạm vi được khuyến khích này.
3. Nên thức dậy vào mấy giờ sáng là tốt nhất?
Tìm hiểu thêm: Bí đỏ bao nhiêu calo? Ăn bí đỏ tăng cân hay giảm cân?
Thức dậy vào mấy giờ sáng là tốt nhất?
Để trả lời có câu hỏi thức dậy mấy giờ sáng là tốt nhất, Bloggiamgia.edu.vn mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về đồng hồ sinh học của con người sẽ xảy ra như sau:
Theo các chuyên gia, vào buổi tối tính từ 21h trở đi, con người cần được nghỉ ngơi trước khi đi vào giấc ngủ say sau 1-2 giờ.
- Từ 21-23h: hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động để loại trừ các độc tố ra khỏi cơ thể. Đây là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi, yên tĩnh, có thể xem phim, nghe nhạc để thư giãn, tránh căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các động tác yoga nhẹ nhàng, massage vùng đầu cổ, dãn cơ để cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.
- Từ 23-01h: thời gian này, gan bắt đầu thực hiện chức năng thải độc, sử dụng chất dinh dưỡng để gia tăng trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Do đó, đây là lúc bạn nên ngủ say.
- Từ 1-3h: lúc này, túi mật bắt đầu giúp cơ thể tiêu hóa các chất béo xấu, loại bỏ cholesterol trong máu và thức ăn. Bạn nên ngủ say trong giai đoạn này.
- Từ 3-5h: Thời gian này chức năng bài độc của phổi phát huy tác dụng, dẫn tới việc rất nhiều người nếu đang mắc bệnh ho sẽ bị ho dữ dội hơn. Do đó không nên dùng thuốc chống ho để ngăn cản quá trình này xảy ra.
- Từ 5-7h: khoảng thời gian này, ruột già chịu trách nhiệm bài tiết các chất cặn bã, chất thải ra khỏi cơ thể, làm sạch cơ thể, loại bỏ độc tố. Cho nên nhiều người sẽ đi toilet vào thời điểm này.
- Từ 7-9h: đây là lúc thích hợp nhất để bạn cung cấp năng lượng cho cơ thể và cũng là thời điểm phù hợp để ăn sáng, vì lúc này ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
Như vậy, theo đồng hồ sinh này này, có thể thấy thời điểm tốt nhất để thức dậy vào buổi sáng là từ 5-7h. Bên cạnh đó, việc áp dụng khung giờ đi ngủ từ 21-23h và thức dậy vào khoảng 5-7h sáng cũng rất phù hợp và thuận tiện với thời gian làm việc của phần lớn người lao động hiện nay, đó là bắt đầu làm việc từ 8-9h sáng.
Cơ chế hoạt động của cơ thể trong thời gian ngủ
Tuy nhiên, một câu hỏi khác cũng được đặt ra đó là: với những người thường xuyên phải làm việc ca đêm thì sẽ thế nào?
Như chúng ta đã biết, cơ thể mỗi người sẽ có cơ chế tự thích nghi với các điều kiện của môi trường xung quanh. Do đó, với những người làm việc ngược múi giờ thì vấn đề bạn cần quan tâm chính là ngủ đủ giấc và giấc ngủ phải ngon, để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng tốt nhất
Tóm lại, tùy thuộc vào lịch sinh hoạt của bạn mà lựa chọn thời gian ngủ hoặc thức dậy cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
4. Những biện pháp giúp bạn có được giấc ngủ ngon và khoa học nhất
Ngoài việc ngủ đúng giờ, đủ giấc, để có được giấc ngủ ngon tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
4.1. Chọn đệm, chăn ga gối phù hợp
Có thể nói chăn ga gối đệm chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Bởi, bạn phải tiếp xúc với nó trong toàn bộ thời gian ngủ của mình. Do vậy, để có được giấc ngủ ngon, bạn cần lựa chọn những bộ chăn ga gối đệm phù hợp, có độ đàn hồi tốt, khả năng nâng đỡ cao, đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất giúp bạn ngủ chất lượng.
Chọn các loại nệm chăn – ga – gối – đệm phù hợp với sở thích
Tham khảo thêm các sản phẩm chăn – ga – gối – đệm cao cấp, chất lượng tại đây: https://vuanem.com
4.2. Rèn luyện thói quen tốt
Nếu bạn đang bị cuốn theo các thói quen xấu như: thức khuya, sử dụng điện thoại, ngủ nướng,… hãy thay đổi bằng cách tập luyện đi ngủ đúng giờ, không sử dụng điện thoại khi đi ngủ, đặt báo thức,… để có được giấc ngủ chất lượng nhất.
4.3. Massage thư giãn trước ngủ
Nếu bạn đang stress, mệt mỏi, hãy tạm gác lại các suy nghĩ và thư giãn bằng cách:
- Nghe những bản nhạc nhẹ nhàng
- Tập một vài động tác để giãn cơ
- Massage những chỗ đau nhức mỏi,…
- Uống một chút nước ấm
Những cách làm này sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời ngủ ngon và sâu hơn đấy phòng nguy cơ mắc bệnh mất ngủ.
4.4. Ăn uống lành mạnh, tập thể thao thường xuyên
>>>>>Xem thêm: Đau đầu sau giấc ngủ trưa: 7 mẹo giúp bạn tránh hiện tượng trên
Ăn uống lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt
- Hạn chế ăn uống quá nhiều vào buổi tối.
- Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như: rượu, bia, thuốc lá quá mức cho phép.
- Lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe để sử dụng.
- Tập luyện thể thao hàng ngày vừa giúp nâng cao sức khỏe, thể lực, vừa giúp bạn ngủ ngon hơn.
Đọc thêm: 6 thói quen để phòng ngừa chứng mất ngủ
Tổng kết
Với những phân tích chi tiết phía trên, Bloggiamgia.edu.vn tin rằng bạn đã tìm được đáp án của câu hỏi thức dậy mấy giờ là tốt nhất cho bản thân và gia đình của mình. Đừng quên tiếp tục theo dõi các thông tin về sức khỏe và giấc ngủ tại Bloggiamgia.edu.vn mỗi ngày nhé!
Nguồn: https://www.healthline.com/