Cẩm nang mẹ bầu: Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

Rate this post

Bệnh viện Từ Dũ trước nay được nhiều mẹ bầu lựa chọn cho ngày “vượt cạn”. Nơi đây có đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm cũng như rất mát tay. Bệnh viện có chất lượng tốt là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên nếu đây là lần đầu tiên bạn đi sinh ở Từ Dũ, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Đừng lo lắng, bài viết chia sẻ kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ bên dưới sẽ giúp bạn.

Bạn đang đọc: Cẩm nang mẹ bầu: Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

1. Tổng quan về Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ có đội ngũ y bác sĩ phụ sản đầu ngành với chuyên môn vững nên nhận được nhiều sự tín nhiệm của bệnh nhân. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của Từ Dũ cũng vô cùng hiện đại nên công tác khám chữa bệnh được đảm bảo ở mức tốt nhất.

Tính đến nay, hầu như những ca sinh khó đều sẽ được chuyển đến Từ Dũ để xử lý. Tuy dịch vụ của bệnh viện có thể không đa dạng như một số cơ sở tư nhân, nhưng trình độ chuyên môn của bác sĩ thì cực kỳ chắc chắn nên mang lại sự an tâm cho mẹ bầu lẫn người nhà.

Cẩm nang mẹ bầu: Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

Theo xếp hạng thì bệnh viện Từ Dũ luôn được xem là một trong những bệnh viện tốt nhất TPHCM hiện nay. Để quá trình đi sinh ở Từ Dũ diễn ra thuận lợi, gia đình mẹ bầu có thể liên hệ thông qua các thông tin dưới đây:

  • Hotline: (08) 3.839.8280
  • SĐT: (028) 5404.2829 
  • Website: https://tudu.com.vn
  • Địa chỉ: Cổng số 1 số 284 Cống Quỳnh – P. Phạm Ngũ Lão – Quận 1

2. Bệnh viện Từ Dũ có những dịch vụ sinh nào?

Bệnh viện Từ Dũ có 2 dịch vụ sinh gồm:

  • Sinh thường với nữ hộ sĩ và các bác sĩ trong ca trực.
  • Sinh dịch vụ với bác sĩ đỡ sinh theo yêu cầu trong phòng đã đăng ký từ trước.

Tuy có sự khác nhau trong việc sinh thường và sinh dịch vụ nhưng các mẹ cứ an tâm với tay nghề của các y bác sĩ. Những người có trách nhiệm đỡ đẻ tại Từ Dũ luôn làm việc với sự tận tâm và không phân biệt bất cứ trường hợp nào.

3. Có cần đăng ký trước khi đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

Dù là sinh thường hay sinh mổ, tại Từ Dũ các mẹ không cần phải đăng ký trước. Đối với trường hợp mổ lấy thai chủ động, các mẹ chỉ cần hoàn tất hồ sơ để được nhập viện và chờ tới thời điểm bác sĩ đã chỉ định. 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị có trách nhiệm sẽ hỗ trợ xử lý nhanh nhất để kịp thời chuẩn bị cho ca phẫu thuật. Quá trình này có thể mất từ 2 – 4 giờ nên tốt nhất là mẹ bầu và gia đình hãy đến trước để mọi việc diễn ra một cách thong thả. Như vậy sẽ đỡ áp lực cho cả người đi sinh lẫn người tiếp nhận hồ sơ.

Cẩm nang mẹ bầu: Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

Không cần đăng ký trước khi đi sinh tại Từ Dũ là kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ quan trọng

4. Nên mang theo gì khi đi sinh ở Từ Dũ?

Theo kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ thì gia đình cần mang theo những giấy tờ cũng như vật dụng sau:

  • Đồ dùng vệ sinh cá nhân của mẹ gồm kem và bàn chải đánh răng, khăn mặt.
  • Quần áo, quần lót giấy, vớ, băng vệ sinh.
  • 1 cái bô để mẹ vệ sinh khi di chuyển khó khăn.
  • 1 thau nhỏ để làm vệ sinh cho bé.
  • Bỉm và quần áo sơ sinh.
  • Bao tay, bao chân và nón.
  • Bình sữa và sữa công thức.
  • Khăn sữa và khăn lớn.
  • Sản phẩm tắm gội phù hợp cho trẻ sơ sinh.
  • Phiếu siêu âm, sổ khám thai định kỳ, phiếu khám thai và phiếu xét nghiệm trong suốt thai kỳ.
  • Căn cước công dân bản gốc kèm theo 2 bản photo.
  • Sổ hộ khẩu bản gốc kèm theo 2 bản photo giấy xác nhận thường trú.
  • Thẻ bảo hiểm y tế nếu có hoặc báo cáo qua bảo hiểm xã hội bằng ứng dụng VssID.
  • Hồ sơ khám bệnh đối với những mẹ có bệnh nền như viêm gan B, tiểu đường, tim mạch,…
  • Giấy chuyển tuyến BHYT (nếu có).

5. Sinh ở Bệnh viện Từ Dũ gồm những bước nào?

5.1. Khi nhập viện 

Người nhà cần nắm rõ các bước này ngay khi vừa đưa mẹ bầu đến bệnh viện Từ Dũ để vượt cạn:

  • Đến cổng số 1 tại 284 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
  • Điền đầy đủ thông tin được yêu cầu trên Phiếu tự khai – ủy nhiệm.
  • Chờ đợi bác sĩ thăm khám rồi hoàn thiện hồ sơ nhập viện.
  • Đóng phí tạm ứng.

5.2. Sau khi hoàn tất thủ tục 

Sau khi thủ tục đã hoàn tất, y tá sẽ thông báo cho thai phụ đến Khoa sản A dành cho trường hợp sinh thường và Khoa sản B nếu sinh dịch vụ. Tại đây các mẹ bầu sẽ được theo dõi thêm cho đến khi có dấu hiệu sinh.

Tìm hiểu thêm: Tâm lý con gái tuổi 30 chưa chồng như thế nào?

Cẩm nang mẹ bầu: Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ
Quy trình đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ gồm 4 giai đoạn chính

5.3. Tại khoa Sanh 

Thai phụ sẽ được chuyển đến khoa Sanh khi bác sĩ cho phép, tại đây:

  • Nếu sinh theo hình thức thông thường thì thai phụ ở khu A tầng 1.
  • Nếu sinh theo hình thức dịch vụ hoặc dịch vụ gia đình thì thai phụ ở khu H tầng 1.
  • Nếu sinh theo hình thức thương gia thì thai phụ ở khu B tầng 1. 

5.4. Tại khoa Hậu sản

Sau khi vượt cạn thành công, các mẹ sẽ có thời gian hậu sản tại có phòng ở khu H, B, N và M. Quá trình nghỉ ngơi hậu sản tại bệnh viện Từ Dũ cũng cung cấp hình thức dịch vụ nên các gia đình đủ điều kiện có thể tham khảo và đăng ký trước.

6. Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

Nếu bạn chưa biết kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ như thế nào, thì đừng bỏ qua kiến thức bên dưới nhé!

6.1. Sinh thường

Khi tử cung mở được từ 3 – 4 phân, mẹ bầu sẽ được đẩy lên phòng chờ sinh ở lầu 1. Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy khá hoang mang vì chỉ có một bản thân được đưa vào phòng, người nhà phải chờ ở ngoài. Mẹ bầu sẽ được phát dép, đầm, khăn giấy, băng vệ sinh cùng với quần lót giấy. Mẹ bầu nhận đồ và thay rồi đưa đồ của mình cho y tá chuyển ra để người nhà giữ.

Ở bước tiếp theo, mẹ bầu sẽ được bác sĩ khám để kiểm tra nhịp tim thai nhi cũng như độ giãn nở của tử cung. Đây là lúc mà mẹ sẽ được hỏi là muốn sinh thường hay sinh dịch vụ. Sau khi điền thông tin đầy đủ, mẹ sẽ được chuyển vào phòng chờ.

Lúc này, mẹ sẽ được đo lại nhịp tim thai nhi và gắn máy theo dõi cơn co thắt tử cung. Cứ mỗi 30 phút hoặc 1 tiếng, bác sĩ sẽ quay lại và khám cho mẹ một lần.

Nếu không thể chịu nổi cơn đau trong lúc chờ sinh, mẹ có thể yêu cầu tiêm thuốc gây tê màng cứng. Đến bữa ăn mẹ sẽ có khoảng 15 phút để ra ngoài ăn với người thân. 

Cẩm nang mẹ bầu: Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

>>>>>Xem thêm: 10 bí quyết dạy con thông minh cực hiệu quả

Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ ở Bệnh viện Từ Dũ

Ngay sau khi vượt cạn thành công, y tá sẽ thông báo giới tính và giờ sinh của bé. Mẹ tiếp tục được đưa tới phòng hậu sản để chăm sóc. Tại đây mẹ sẽ được đặt ống tiểu và hướng dẫn cách giảm đau bụng dưới. Nếu mẹ chọn sinh dịch vụ thì sẽ được đẩy đến phòng đã đăng ký trước. Mỗi mẹ chỉ được 1 người thân chăm sóc nên cũng chỉ có 1 thẻ ra vào.

Trong thời gian hậu sản, ngày đầu tiên mẹ sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín. Đồng thời, bác sĩ sẽ đến khám cho mẹ và bé mỗi ngày 1 lần. Ở ngày thứ 2, điều dưỡng sẽ đến và tắm cho bé rồi tiêm phòng 1 mũi lao. Trong trường hợp sức khỏe của mẹ và bé không tốt thì sẽ được chuyển đến khu chăm sóc đặc biệt cùng 1 người thân.

Trước khi xuất viện mẹ và người thân sẽ được thông báo để sắp xếp các giấy tờ cần thiết. Đồng thời, mẹ sẽ nhận lại tất cả các giấy tờ khi nhập viện. Cuối cùng, gia đình và mẹ bỉm đóng viện phí và chờ ký giấy để về nhà. Đó là tất cả kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ đối với sinh thường mà bạn nên biết 

6.2. Sinh mổ

Kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ đối với sinh mổ như thế nào? Ở bệnh viện Từ Dũ có một đặc điểm là chỉ những trường hợp được bác sĩ đồng ý mới sinh mổ. Về quy trình thì cũng không khác so với sinh thường quá nhiều.

Khi nhập viện, mẹ sẽ được bác sĩ thăm khám để xem có sinh thường được không. Trong trường hợp bắt buộc phải sinh mổ, người nhà sẽ được thông báo, ký giấy và đóng thêm viện phí. 

Tiếp theo mẹ sẽ đi thay đồ rồi tiến hành gây mê tủy sống. Khi quá trình mổ lấy con diễn ra, mẹ vẫn sẽ ý thức được mọi chuyện nhưng không cảm thấy đau. Khi ca phẫu thuật hoàn thành, mẹ được đưa đến phòng hồi sức còn bé thì được đưa đi vệ sinh. Sau khi mẹ đã qua phòng nghỉ ngơi thì bé mới được bế tới.

Đối với trường hợp đã có chỉ định sinh mổ từ trước thì mẹ cần đến sớm để làm xét nghiệm và theo dõi ở khu A. Mẹ sẽ được chuyển thẳng đến phòng mổ để tiến hành bắt con. Nếu có xảy ra điều gì bất thường thì bác sĩ sẽ gây mê sâu cho mẹ. Thời gian hậu sản trong trường hợp này sẽ lâu hơn sinh mổ bình thường.

Quá trình sinh nở luôn có nhiều điều gian nan với cả thai phụ lẫn người nhà. Hy vọng rằng bài viết về kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ của Bloggiamgia.edu.vn sẽ phần nào giảm bớt sự khó khăn trong quá trình này. Hơn tất cả, chúng tôi chúc mẹ bầu được mẹ tròn con vuông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *