Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân

Rate this post

Sống thử là một một khái niệm đang ngày càng trở nên phổ biến với các bạn trẻ ngày nay. Bên cạnh phương diện tình cảm và chia sẻ lợi ích kinh tế thì sống thử trước khi kết hôn cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy lẫn rủi ro ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống giữa hai người. Vậy sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân không? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu chủ đề gây tranh cãi này nhé. 

Bạn đang đọc: Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân

Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân

Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân?

1. Sống thử là gì?

Giải thích sống thử là gì? Sống thử là hành động một cặp đôi yêu nhau về ‘’góp gạo thổi cơm chung’’ tương tự như vợ chồng nhưng thực tế giữa họ chưa có đám cưới và cũng không có sự công nhận của pháp luật. Hiểu một cách ngắn gọn thì sống thử là việc hai người sống chung với nhau hệt như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. 

Giới trẻ ngày nay coi việc sống thử là một hành động rất bình thường khi yêu. Có không ít những cặp đôi về sống chung với nhau trong một thời gian dài. Đến lúc chia tay thì họ lại tiếp tục chung sống với người yêu mới.

2. Tại sao lại có phong trào sống thử ?

Sống thử được lan truyền nhanh chóng và mạnh mẽ trong giới trẻ bởi khá nhiều nguyên nhân như: sự tò mò, yếu tố kinh tế, xã hội, các yếu tố chủ quan khác.

  • Sự tò mò: Khi yêu, hai người sẽ rất thích thú khám phá những điều mới mẻ của đối phương. Việc sống thử sẽ thỏa mãn yếu tố tò mò, đem lại những trải nghiệm tình yêu chân thật hơn. Hơn nữa, nhiều bạn trẻ sống thử để thỏa mãn cả tình yêu lẫn tình dục một cách thoải mái, không ràng buộc.

Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân

Sống thử được lan truyền nhanh chóng trong giới trẻ

  • Yếu tố kinh tế xã hội: Ở phương Tây, việc các cặp đôi sống chung với nhau vô cùng phổ biến. Nhịp sống hiện đại cũng giúp giới trẻ Việt Nam có cái nhìn thoáng hơn về sống thử. Tuy nhiên điều này cũng dễ khiến họ nhầm lẫn sống thử là xu hướng và chạy theo điều này.  
  • Yếu tố chủ quan: Do sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ các trang mạng xã hội, phần lớn thế hệ trẻ ngày nay đều e ngại trách nhiệm khi kết hôn. Vậy nên họ sống thử để không bị ràng buộc pháp lý, đồng thời nếu cảm thấy không hợp thì họ có thể đường ai nấy đi.  

3. Lợi ích và rủi ro của sống thử là gì?

Để thảo luận cho câu hỏi: ‘’Có nên sống thử trước hôn nhân’’, hãy cùng phân tích những điểm tích cực và tiêu cực của vấn đề này nhé. 

3.1 Lợi ích của việc sống thử là gì?

Dù là một chủ đề có tính nhạy cảm và mang nhiều ý kiến trái chiều nhưng cũng không thể phủ nhận một số điểm tích cực của việc sống thử. Đó là lý do khiến các bạn trẻ nhất quyết về ở với nhau dù được  một cách mù quáng.

  • Tiết kiệm tài chính: Thuê nhà chung, nấu ăn chung, cùng đi lại … sẽ giảm thiểu được tối đa chi phí sinh hoạt mà hai người phải trả

Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân

Lợi ích kinh tế của việc sống thử là gì?

  • Hiểu rõ hơn về thói quen sinh hoạt, tính cách của đối phương: Việc thường xuyên tiếp xúc sẽ khiến các bạn trẻ thấy được rõ nhất lối sống của đối phương. Từ đó họ có thể đưa ra lựa chọn chính xác hơn về việc có muốn gắn bó lâu dài với người kia hay không
  • Cặp đôi được ở gần nhau hơn: Thay vì bị ngăn cách về địa lý thì sống chung giúp cho các cặp đôi dành nhiều thời gian ở bên nhau mỗi ngày. Các cặp đôi sống chung lâu ngày cũng sẽ hiểu nhau và xảy ra ít cãi vã hơn so với những cặp đôi chưa từng sống thử. 
  • Kiểm tra sự hoà hợp: Hai người sẽ có thời gian để hiểu về tư duy, quan niệm sống, hoàn cảnh gia đình của nhau xem có thực sự phù hợp để tiến tới hôn nhân hay không. 

3.2 Rủi ro của việc sống thử là gì?

Mặc dù sống thử cũng có một số lợi ích về mặt tình cảm và tài chính, tuy nhiên nó cũng mang lại những rủi ro tiềm ẩn nhất định. 

  • Nhanh chán: Thế hệ trẻ thường ham chơi, chưa có sự chín chắn khi suy nghĩ về hôn nhân nên việc sống thử tương tự như con dao hai lưỡi khiến hai người nhanh chóng phai nhạt cảm xúc. Việc có nhau trong cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, tình cảm không còn như lúc mới yêu Một khi đã chán, thì việc tiến tới xa hơn sẽ là điều khó xảy ra, thậm chí nhiều người sẽ không chấp nhận bó buộc mà đi tìm tình yêu mới 
  • Rủi ro về sức khỏe: Quan hệ tình dục và mang thai ngoài ý muốn là điều dễ xảy ra với các bạn trẻ khi sống thử. Đây cũng là tình trạng rất đáng báo động. Đã có rất nhiều bạn trẻ không may dính phải liền có tổn thương sâu sắc về tinh thần và thể chất. Họ có thể lo sợ đến mức nạo phá thai hoặc sinh con và bỏ lại chùa/viện mồ côi

Tìm hiểu thêm: Ngày của Mẹ năm 2024 là ngày nào? Gợi ý quà tặng cho ngày của Mẹ 

Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân
Bệnh tình dục, mang thai ngoài ý muốn là điều đáng báo động khi sống thử

  • Do không có ràng buộc pháp lý nên một trong hai người dễ nảy sinh tình cảm với người thứ ba. Khi đó sẽ không có pháp luật can thiệp để bảo vệ các vấn đề về phân chia tài sản, tranh chấp dân sự … 
  • Bị đào mỏ: Kể cả là nam hay nữ trong mối quan hệ cũng có thể bị lợi dụng tiền bạc bởi người sống chung với mình, trên thực tế sống thử không phải là vợ chồng nên bạn cũng không có trách nhiệm phải chu cấp quá mức cho người còn lại
  • Những cặp đôi quá trẻ khi chưa cưới đã sống thử sẽ gặp không ít dị nghị từ những người xung quanh. Hơn nữa, nếu hai người chia tay thì người yêu mới cũng sẽ khó chấp nhận việc đối phương đã từng sống thử như vợ chồng với người khác. 

Có thể thấy sống thử có cả những điểm lợi và hại, tuy nhiên bạn cần nhớ kỹ những điều sau đây để bảo vệ bản thân

  • Có biện pháp tránh thai an toàn để bảo vệ sức khỏe của bản thân
  • Tìm hiểu kỹ những điều luật dân sự để có thể bảo vệ quyền lợi của cá nhân mình nếu không may xảy ra tranh chấp 
  • Ngừng sống thử hoặc tìm tới sự can thiệp của pháp luật nếu xảy ra trường hợp bị bạo hành, dọa nạt … 

4. Sống thử có vi phạm pháp luật không? 

Việc sống thử tự nguyện giữa hai người không hề vi phạm pháp luật khi một nam và một nữ độc thân muốn chung sống với nhau.

Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân

Cần lưu ý khi sống thử để tránh vi phạm luật

Trường hợp sống thử vi phạm pháp luật là

  • Một trong hai người sống chung đang có vợ/chồng hợp pháp, chưa hoàn thành thủ tục ly hôn tại tòa án
  • Một trong hai người là trẻ vị thành niên chưa đủ 16 tuổi. Nếu người còn lại trên 16 tuổi thì sẽ vi phạm Luật hình sự theo Điều 115 về hành vi giao cấu với trẻ em
  • Ép buộc một người sống chung khi không có sự đồng ý từ họ, vi phạm luật bạo hành và giam giữ trái phép

5. Có nên sống thử trước hôn nhân? 

Dù về mặt pháp luật, hai người độc thân yêu nhau sống thử không vi phạm pháp luật nhưng Bloggiamgia.edu.vn vẫn khuyên bạn không nên sống thử. Xét theo thuần phong mỹ tục của người Việt thì việc sống thử có ảnh hưởng xấu tới danh tiếng của bản thân và gia đình, là việc không được khuyến khích.

Bản thân những người đã từng sống thử với nhiều đối tượng khác nhau cũng phải chấp nhận những rủi ro như: bệnh tình dục, có thai ngoài ý muốn, lối sống buông thả, … Đây là những là rào cản cho cuộc hôn nhân sau này. Số liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chỉ có 10 – 15% các trường hợp sống thử là đi tới hôn nhân chính thức.

Sống thử là gì? Có nên sống thử trước hôn nhân

>>>>>Xem thêm: 9 cách tạo dáng chụp ảnh cưới trong studio đẹp và tự nhiên nhất 

Sống thử phần lớn không được khuyến khích

Sống thử không hẳn là tệ nạn nhưng hoàn toàn không phải là xu hướng mà các bạn trẻ học theo. Điều quan trọng là bạn cần trang bị cho mình lượng kiến thức cần thiết và ghi nhận kinh nghiệm sống của những người đi trước để có cái nhìn chân thật hơn về việc sống thử là gì, có nên trải nghiệm trước hôn nhân không. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *