Ngày nay, con người không ngừng thay đổi những điều cổ xưa, lạc hậu trên thế giới để gầy dựng cho mình một cuộc sống hiện đại, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, đôi khi, cuộc sống hiện đại không phải lúc nào cũng tốt đẹp.
Bạn đang đọc: Chỉ mặt điểm tên những “kẻ đánh cắp giấc ngủ” của con người thời hiện đại
Nó có thể giúp con người hưởng thụ được sự tiện nghi do tiến bộ công nghệ mang lại, nhưng đồng thời, nó cũng mang đến không ít tác động tiêu cực đến đời sống của con người, đặc biệt là với giấc ngủ.
Vậy, cuộc sống hiện đại đã cản trở giấc ngủ của bạn thế nào? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Giấc ngủ thuở xa xưa – Tổ tiên của chúng ta đã đi ngủ như thế nào?
Chúng ta sống trên một hành tinh xoay quanh mặt trời, việc tiếp xúc ánh sáng và bóng tối thường xuyên đã khiến cho cơ thể chúng ta hình thành một hệ thống sinh học hoạt động theo chu kỳ ngày đêm.
Phần lớn chúng ta ngủ vào ban đêm và hoạt động nhiều hơn vào ban ngày. Dưới ánh sáng của mặt trời, ta lao động, ta làm việc. Khi mặt trời tắt nắng, không còn thiết bị để chiếu sáng, ta đành phải ngưng lao động và dành phần thời gian còn lại để nghỉ ngơi và thư giãn.
Thuở xa xưa, thời chưa có bóng đèn, có lẽ “thức khuya” hay “mất ngủ” là một khái niệm vẫn còn xa lạ và chưa phổ biến. Và có lẽ, khoảng thời gian ấy là lúc con người có được những giấc ngủ ngon lành và trọn vẹn nhất. Mọi thứ đã dần thay đổi khi bóng đèn xuất hiện….
2. Cuộc sống hiện đại đã thay đổi giấc ngủ của con người như thế nào?
2.1. Khoảnh khắc bóng đèn làm thay đổi thế giới
Vào năm 1879, Thomas Edison đã sáng tạo nên bóng đèn, chính thức đưa loài người bước vào kỷ nguyên của ánh sáng văn minh. Cũng chính từ lúc bóng đèn ra đời, mối quan hệ của con người chúng ta với đêm và ngày đã thay đổi mãi mãi.
Những bóng đèn sợi đốt của ông mang lại ánh sáng nhân tạo cho loài người, cho phép ta có thể kéo dài thời gian làm việc của một ngày mà không phải lệ thuộc vào mặt trời. Nhưng đồng thời, chính phát minh của ông đã làm thay đổi và xáo trộn giấc ngủ của ta.
Kể từ ngày bóng đèn ra đời, con người có xu hướng thức khuya để làm việc và ngủ muộn hơn. Ngoài ra, ánh sáng từ đèn điện làm cơ thể trở nên tỉnh táo hơn, thần kinh và giác mạc sẽ đề cao cảnh giác, từ đó làm cho não bộ không thể nhận được tín hiệu rằng đã đến lúc cơ thể cần đi ngủ.
2.2. Làm việc ca đêm – mối nguy hại tiềm ẩn đến giấc ngủ
Công nghệ đèn điện phát triển đồng nghĩa với việc cách thức làm việc vào ban đêm trở nên dễ dàng hơn. Công nhân và người lao động không còn phải chật vật dưới ánh nến yếu ớt. Người ta bắt đầu biến hẳn buổi tối (thời gian nghỉ ngơi của con người) thành thời gian làm việc chính thức.
Người làm việc vào buổi tối (ca đêm) sẽ thức và làm việc, ăn uống vào ban đêm y như ban ngày. Và sau đó, khi bình minh hiện diện, mọi người xung quanh bắt đầu tỉnh giấc, họ lại cố vỗ về giấc ngủ. Điều này đã làm cho đồng hồ sinh học của những người làm ca đêm bị biến đổi hoàn toàn.
Những người làm việc ca đêm được ước tính mất từ 1 đến 4 giờ ngủ mỗi ngày, điều này sẽ gây ảnh hưởng tạm thời đến việc ổn định cảm xúc, trí nhớ, suy luận, tốc độ phản ứng và phối hợp tay mắt của họ.
Nếu tình trạng làm việc ca đêm kéo dài, họ sẽ bị thiếu ngủ mãn tính, dẫn đến sự khởi phát của bệnh Alzheimer, ung thư và các bệnh tâm thần khác nhau. Ngoài ra, khả năng mắc các bệnh tim, béo phì và tiểu đường ở họ sẽ cao hơn những người sinh hoạt giờ giấc bình thường.
2.3. Cách mạng kỹ thuật số – nguy cơ từ ánh sáng xanh
Sự ra đời của các thiết bị công nghệ cao như điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV, màn hình LED…đã làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Tuy nhiên, các thiết bị trên cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của ta.
Đa số chúng ta thường có xu hướng xem TV, gửi tin nhắn cho bạn bè, lướt web…để kết thúc một ngày dài mỏi mệt và đi vào giấc ngủ. Nhưng bạn không hề biết rằng, chúng có thể làm bạn mất ngủ nếu sử dụng quá gần giờ đi ngủ.
Xem video, chơi game, chat chit, mua sắm online trước giờ ngủ có thể gây kích thích não bộ. Tinh thần của bạn sẽ trở nên hưng phấn và thích thú. Trong khi đó, vào giai đoạn này, bạn cần cảm giác nhẹ nhàng và êm dịu để có thể đi vào giấc ngủ. Đồng thời, các phương tiện này có thể gây nghiện. Bạn thường có xu hướng đắm chìm vào tính giải trí của chúng, dẫn đến tình trạng bớt lại số giờ ngủ của mình.
Đặc biệt, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử này sẽ khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân là do loại ánh sáng này sẽ kích thích một đường dẫn truyền thần kinh từ đôi mắt của bạn đến bộ não, từ đó làm ngăn chặn các cơn buồn ngủ.
Ngoài ra, ánh sáng xanh sẽ làm ức chế quá trình sản xuất ra hormone melatonin (một loại hormone gây buồn ngủ cho cơ thể), do đó làm giảm cả số lượng và chất lượng giờ ngủ.
2.4. Máy bay ra đời – hiện tượng lệch múi giờ xuất hiện
Tìm hiểu thêm: Vai trò giấc ngủ đối với người đang cai nghiện
Sự ra đời của máy bay đã giúp cho con người rút ngắn rất nhiều thời gian di chuyển giữa địa điểm này sang địa điểm khác. Giờ đây, con người có thể bay từ châu lục này sang châu lục khác chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Sự nhanh chóng này của máy bay đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, chính sự nhanh chóng này đã tạo nên một vấn đề về rối loạn giấc ngủ mang tên “Lệch múi giờ”.
Hội chứng lệch múi giờ là sự mất điều hòa nhịp điệu sinh học của cơ thể (về thói quen ăn, ngủ..) khi cơ thể chưa kịp thích ứng với múi giờ của môi trường mới. Đây là hiện tượng thường xảy ra khi bạn đi máy bay quãng đường xa đến những nơi có sự chênh lệch múi giờ (thường là trên 3 giờ)
Ví dụ:
Nếu bạn đi từ Việt Nam đến các nước phía tây, do múi giờ giảm, bạn sẽ cảm thấy ban ngày dài hơn bình thường và sẽ buồn ngủ sớm hơn
Ngược lại, nếu bạn di chuyển từ Việt Nam đến các nước phía đông, bạn sẽ cảm thấy đêm đến sớm hơn bình thường và khó ngủ hơn. Từ đó dẫn đến các tình trạng mệt mỏi khi phải làm việc vào các ngày tiếp theo.
Trung bình, nếu đi máy bay đến một địa điểm cách ta 6 múi giờ, cơ thể con người sẽ cần khoảng 3 ngày để điều chỉnh lại giấc ngủ, khoảng 1 tuần để cân bằng chu kỳ thân nhiệt và khoảng vài tuần để hormone quay trở về hoạt động bình thường.
4. Học cách cân bằng lại cuộc sống
Công nghệ hiện đại cũng giống như một con dao sắc nhọn, nếu bạn biết cách ứng dụng, cuộc sống của bạn sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không biết cách ứng dụng, bạn sẽ tự làm hại chính bản thân của mình. Dưới đây là một số cách giúp cho cuộc sống hiện đại không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn:
Tập cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Công việc quả thật rất quan trọng, nhưng bạn cũng đừng để chúng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình. Đừng thức quá khuya để làm việc. Đồng thời, cũng đừng đem công việc vào phòng ngủ của mình. Hãy để phòng ngủ chỉ là nơi để ngủ và thư giãn. Thói quen này sẽ tập cho não bộ của bạn nhận thức rằng đã đến giờ nghỉ ngơi khi bước vào phòng phủ.
Thư giãn 1 – 2 giờ trước khi ngủ: Vào buổi tối 1 – 2 giờ trước khi ngủ, bạn nên dành khoảng thời gian này để thực hiện các hoạt động thư giãn như tắm nước nóng, tập yoga, massage thư giãn. Đặc biệt, tránh xa các yếu tố gây stress như công việc khi giờ ngủ đã đến gần. Điều này sẽ giúp cho giấc ngủ dễ dàng ghé thăm bạn hơnTránh xa các ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử: Để có một giấc ngủ ngon vào mỗi đêm, bạn không nên sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất từ 2h trước khi ngủ. Đồng thời, bạn nên để phòng ngủ tối hoàn toàn để não bộ nhận thức được đã đến giờ đi ngủ
Tập ngủ một giờ cố định trong ngày: Dù có bận rộn cỡ nào cũng đừng thức đêm làm việc. Đồng thời hãy đi ngủ và thức dậy vào 1 giờ cố định trong ngày. Điều này sẽ giúp cho đồng hồ sinh học của bạn luôn đi đúng quỹ đạo
Giảm chênh lệch múi giờ: Để làm giảm sự chênh lệch múi giờ khi đi máy bay, nếu địa điểm hiện tại bạn đến là ban ngày, bạn nên nghe nhạc, đọc sách trong chuyến bay chứ đừng nên ngủ để giết thời gian. Ngược lại, nếu địa điểm bạn đến là ban đêm, sau khi đến nơi, bạn có thể tắm rửa hoặc nghe nhạc nhẹ để cơ thể dễ chịu rồi đi ngủ lấy sức.
Quan tâm đến chiếc nệm của mình : Công nghệ hiện đại ngày nay cho phép ta chế tạo ra những chiếc nệm với chất lượng vượt trội. Để có một giấc ngủ ngon mỗi đêm, ta nên bắt đầu quan tâm hơn đến chiếc nệm của mình. Đầu tư ngay cho mình một chiếc nệm phù hợp nhất với tình trạng cơ thể. Đồng thời, nếu chiếc nệm nhà bạn đã sử dụng lâu năm và bắt đầu xuống cấp, đừng ngần ngại thay đổi nệm mới.
Hãy luôn nhớ rằng, nệm là người bạn đồng hành mỗi đêm với bạn trên con đường tìm kiếm giấc ngủ. Khi chúng có vấn đề, giấc ngủ ngon sẽ không thể nào ghé thăm bạn. Chính vì thế, bạn sẽ không bao giờ phải hối hận khi đầu tư cho mình một chiếc nệm chất lượng.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ? Khi nào nên cho bé ngủ riêng?
Tất cả chúng ta đều biết giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Tuy vậy, khi thời đại ngày càng phát triển, con người vô tình bị cuốn vào những guồng quay công nghệ mà quên mất giấc ngủ của mình.
Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách cân bằng giữa cuộc sống hiện đại và giấc ngủ của mình. Hãy để công nghệ là thứ hỗ trợ cho giấc mơ của bạn, đừng để chúng vô tình trở thành những kẻ “đánh cắp giấc mơ”!
Nguồn: https://www.theguardian.com/lifeandstyle/2019/feb/08/how-modern-life-gets-in-the-way-of-sleep-chronic-insomnia