Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng vì đó mà ngày càng bận rộn, tất bật hơn. Bạn thường bỏ bữa để làm nốt công việc tồn đọng? Bạn thường ngủ không đủ giấc để làm kịp deadline? Đây dường như là tình trạng chung của thế hệ ngày nay, khi công việc, học tập được đặt lên hàng đầu, mà chúng ta quên mất sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất để hiện thực hóa giấc mơ.
Bạn đang đọc: Ngủ bao nhiêu là đủ? Thời lượng ngủ đủ giấc giúp cơ thể tràn đầy năng lượng?
Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cách giữ gìn cơ thể cũng như sức khỏe hợp lý và đúng đắn nhất nhé!
Contents
1. Thời gian ngủ tốt nhất cho sức khỏe
Ngủ đủ giấc là điều kiện cần thiết để cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Mọi người thường nghĩ, ngủ 8 tiếng/ 1 đêm là thời gian lý tưởng nhất để cơ thể phục hồi năng lượng và sẵn sàng cho một ngày mới. Tuy nhiên, thời lượng ngủ của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nơi sống, độ tuổi cũng như nhu cầu của cơ thể.
Một số nghiên cứu về giấc ngủ được thực hiện bởi các tổ chức nổi tiếng trên thế giới đã cho ra kết quả về thời lượng ngủ trung bình tùy thuộc vào độ tuổi, như sau:
Tuổi | Thời gian ngủ trung bình |
Trẻ sơ sinh | ngủ 16-20 giờ/ngày |
Trẻ từ 1-5 tuổi | ngủ 12-14 giờ/ngày |
Trẻ từ 6-17 tuổi | ngủ 8-10 giờ/ ngày |
Thanh niên và người trưởng thành | ngủ 7-9 giờ/ngày |
Người già (trên 65 tuổi) | ngủ 7-8 giờ/ngày |
Đây là số liệu trung bình dành cho tất cả mọi người, bạn có thể điều chỉnh thời lượng ngủ sao cho phù hợp với cơ thể và môi trường sống; tuy nhiên, sự chênh lệch thời gian trung bình là không đáng kể
2. Hậu quả của việc thiếu ngủ
Giấc ngủ như một chất bôi trơn, giúp não bộ của con người trở nên minh mẫn, làm việc cũng vì thế mà hiệu quả và năng nổ hơn. Vì vậy, việc thiếu ngủ hoặc thậm chí là mất ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như năng suất hoạt động. Khi bạn ngủ không đủ giấc, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, gây ra các tình trạng sau:
- Kiệt sức: thiếu ngủ kéo dài sẽ gây ra tình trạng uể oải, dần dẫn đến kiệt sức vì não bộ không được nghỉ ngơi và phục hồi.
- Thay đổi chức năng hormone: Các hormone hoạt động và tái tạo vào hầu hết thời gian ngủ của mỗi người. Do đó, việc thiếu ngủ sẽ dẫn đến sự thay đổi chức năng của các hormone trong cơ thể.
- Trầm cảm: Thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc có thể là hậu quả cũng có thể là nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm.
- Gây ra các bệnh mãn tính: bệnh tim mạch, tiểu đường…
Chính vì những hậu quả trên, bạn nên chú trọng đến giấc ngủ của mình hơn. Không chỉ thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng là một tác nhân quan trọng, quyết định tình trạng sức khỏe và năng suất làm việc của mỗi người. Vì vậy, bạn cần có biện pháp hợp lý để cải thiện giấc ngủ hàng đêm của bản thân.
3. Ích lợi của việc ngủ đủ giấc
Tầm quan trọng của giấc ngủ, đặc biệt là việc ngủ đủ giấc là không cần bàn cãi. Tuy nhiên, theo một số thống kê, gần một nửa dân số trên thế giới ngủ không đủ giấc, trong đó người trưởng thành chiếm 40% – ngủ ít hơn 7 giờ/ ngày.
Để cải thiện vấn đề này, các ích lợi của việc ngủ đủ giấc nên được tuyên truyền rộng rãi đến tất cả mọi người nhằm xây dựng một lối sống khỏe mạnh, nói không với bệnh tật.
3.1 Phục hồi cơ thể
Một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, bởi vì trong thời gian ngủ, các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thải độc, tái tạo và phục hồi. Do đó, một giấc ngủ chập chờn hoặc không đủ thời lượng sẽ khiến các tổn thương bên trong chưa kịp khắc phục, để lại hậu quả mệt mỏi trong suốt một ngày dài làm việc
Ngoài ra, trong thời gian ngủ, não bộ cũng được nghỉ ngơi, sàng lọc và tái tạo ký ức. Nếu bạn ngủ đủ giấc, não bộ của bạn sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ cũng như tiếp nhận thông tin mới, giúp bạn nhạy bén và linh hoạt hơn trong công việc.
Nhìn chung, chức năng chính của giấc ngủ là phục hồi lại năng lượng cho cơ thể sau một ngày dài mệt mỏi. Nếu tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc kéo dài sẽ khiến một số bộ phận ngưng hoạt động, độc tố tích tụ lâu ngày sẽ gây tổn thương đến các tế bào khác, gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể.
3.2 Giảm căng thẳng
Tình trạng thiếu ngủ khiến não bộ không được nghỉ ngơi trọn vẹn trong một thời gian dài, do đó bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Không chỉ vậy, khi não bộ hoạt động không hiệu quả, năng suất công việc sụt giảm cũng khiến bạn trở nên stress hơn.
Hãy giải quyết tình trạng trên bằng một giấc ngủ ngon thật ngon, thật sâu. Giấc ngủ sẽ giúp bạn giảm stress và kiểm soát được lượng máu lên não
3.3 Tăng tuổi thọ và duy trì vẻ bề ngoài
Tìm hiểu thêm: Tư thế ngủ đúng cách để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
Tuổi thọ tỉ lệ thuận với thời gian ngủ của bạn. Một nghiên cứu năm 2010 đã cho ra kết quả rằng phần lớn phụ nữ từ 50-79 tuổi qua đời thường có thời gian ngủ ít hơn 6 giờ/ngày. Điều này cho thấy tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Đại học Chicago đã thực hiện một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của giấc ngủ đến cơ thể, kết quả cho thấy, ngủ đủ giấc là biện pháp giảm cân hiệu quả, hơn cả việc nhịn ăn hoặc dùng các loại thuốc phổ biến trên thị trường. Những người thiếu ngủ nói rằng họ rất hay thèm ăn, và điều này hoàn toàn trái ngược đối với những người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do các hormone gia tăng trong thời gian ngủ, trong đó có hormone ngon miệng. Những người ngủ ít hơn 7 giờ/ đêm thường có khả năng béo phì cao gấp 7,5 lần so với người ngủ đủ giấc.
Chính vì vậy, ngủ đủ giấc không chỉ giúp gia tăng tuổi thọ mà còn cải thiện tối đa vóc dáng và làn da của chúng ta. Vậy, tại sao không rèn luyện thói quen ngủ đủ giấc hàng đêm để trở thành một cụ ông/ cụ bà sống lâu với vẻ ngoài khiến bao người ngưỡng mộ?
3.4 Giảm nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể
Thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cho cơ thể như: bệnh tim, bệnh tiểu đường, hay các chứng bệnh về giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ đủ giấc, nguy cơ mắc bệnh sẽ suy giảm, khiến cơ thể bạn khỏe mạnh và dồi dào năng lượng hơn.
3.5 Giúp bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn
Trong khi ngủ, cơ thể có tác dụng làm giảm lượng hormone adenosine trong cơ thể. Nếu lượng hormone này tích tụ càng nhiều, bạn sẽ có cảm giác uể oải, buồn ngủ. Vì vậy, nếu bạn ngủ ít hơn 7 giờ/ ngày, cơ thể sẽ không đủ thời gian để dọn dẹp adenosine, gây cảm giác mệt mỏi, đeo bám bạn suốt ngày dài.
Nếu bạn ngủ sâu, đủ giấc, tinh thần bạn sẽ sảng khoái, dồi dào năng lượng hơn. Chính vì lẽ đó mà bạn cũng cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn.
Đọc thêm:
- Các giai đoạn của giấc ngủ
- Ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ
- Cẩm nang về chứng mất ngủ: nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
4. Bí quyết để có giấc ngủ ngon
Một số người thường khó ngủ về đêm, điều này cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ hoặc thiếu ngủ kéo dài. Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để cải thiện giấc ngủ.
- Dành thời gian thư giãn trước khi ngủ: Bạn có thể massage, ngâm chân trong nước ấm hoặc đi bộ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Giữ đầu óc thư thái sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
- Duy trì thói quen ngủ đúng giờ điều độ: Bạn nên rèn luyện thói quen đi ngủ đúng giờ cho cơ thể. Việc đi ngủ đúng giờ nên duy trì ở cả những ngày cuối tuần hoặc những ngày nghỉ lễ, thói quen này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giấc ngủ của bạn một cách đáng kể.
>>>>>Xem thêm: Tư thế nằm ngủ giúp giảm mỡ mặt hiệu quả
- Không nên ăn no trước giờ đi ngủ: Ăn quá no hoặc ăn đồ quá nhiều dầu mỡ trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc cật lực. Tình trạng đầy bụng, hoặc khó tiêu sẽ gây cản trở giấc ngủ cũng như suy giảm chất lượng giấc ngủ.
- Dùng các loại trà để hỗ trợ giấc ngủ: Các loại trà tim sen, hoặc trà từ nhụy của hoa nghệ tây sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
5. Kết luận
Ngủ là một hoạt động thiết yếu trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mà còn giúp chúng ta có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn. Hãy sắp xếp mọi công việc, những lý do bận rộn để có được những giấc ngủ ngon nhất, chất lượng nhất, như câu nói của ông bà xưa “Có sức khỏe là có tất cả”.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giấc ngủ hàng đêm.