Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

Rate this post

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt là một vấn đề được xem là bình thường ở Việt Nam. Do đặc điểm về khí hậu, thời tiết muỗi phát triển rất nhiều, nên việc bị muỗi đốt là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt là điều không phải bà mẹ nào cũng biết.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

Nhằm giúp mọi người có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ ở bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ chia với các bạn một vài mẹo vặt để trị muỗi đốt ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó là nguyên nhân trẻ bị muỗi đốt nhiều và các bệnh do muỗi đốt gây nên.

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nhiều

Trên thực tế, có nhiều người không hề biết rằng, có một số người thường xuyên bị muỗi đốt, nhưng lại cũng có rất nhiều người ít khi bị muỗi hỏi thăm, mặc dù ở cùng nhau, cùng một vị trí, nên việc bị muỗi đốt là hoàn toàn có các nguyên nhân riêng. Một số nguyên khiến trẻ thường xuyên bị muỗi đốt như sau.

1.1. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt do mặc áo tối màu

Muỗi hay nhiều loại côn trùng khác thường bị thu hút bởi màu sắc xung quanh. Trong đó, muỗi thường bị thút hút bởi các bộ quần áo có màu sắc tối màu. Do đó, cha mẹ khôn nên mặc áo tối màu hoặc sử tã lót sâm màu cho con, như vậy sẽ thu hút muỗi và khiến bé bị muỗi cắn nhiều hơn.

1.2. Do thân nhiệt và tuyến mồ hôi của trẻ

Trẻ em nhỏ tuổi hoặc trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn người lớn khoảng 0,5 độ C. Bên cạnh đó, hoạt động trao đổi chất ở trẻ sơ sinh thương nhanh hơn so với người lớn nên sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn.

Trong khi đó, thân nhiệt cao và mùi mồ hôi ở trẻ nhỏ lại điểm thu hút muỗi, vì vậy trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ bị muỗi đốt cao hơn.

1.3.  Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt do nhóm máu

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nhiều có thể do mang nhóm máu O

Theo nhiều nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy, các nhóm máu có sự khác nhau về tỷ lệ bị muỗi đốt. Điều này là đúng với cả trẻ em và người lớn. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mang trong mình nhóm máu O thường bị muỗi đốt nhiều hơn các nhóm máu khác, mặc dù ở cùng một nơi.

Cụ thể, nhóm máu O sẽ bị muỗi đốt gấp 2 lần so với nhóm máu A. Còn nhóm máu B sẽ nằm ở giữa trong thang đo tỷ lệ bị muỗi đốt.

Vì vậy, những trẻ sơ sinh mang nhóm máu O sẽ có nguy cơ bị muỗi đốt cao hơn những trẻ mang nhóm máu còn lại.

1.4. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt do nơi ở của cha mẹ không thông thoáng

Việc sinh sống tại một khu nhà ẩm thấp hoặc căn nhà lộn xộn, không chịu dọn dẹp là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh nhà ban bị muỗi đốt. 

Những nơi như vậy là điều kiện rất tốt để muỗi phát triển, nếu không xử lý và che chắn cẩn thận cho con thì việc bị muỗi đốt là điều hiển nhiên.

Ngoài 4 nguyên nhân ở trên, thì vẫn còn rất nhiều các nguyên nhân chủ quan khác khiến cho trẻ sơ sinh bị muỗi đốt. Vì vậy, các bạn cần tìm hiểu thêm để hạn chế việc trẻ việc trẻ bị muỗi đốt nhé.

2. Những căn bệnh thường gặp khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt 

Ngoài những vấn đề đơn giản sưng đỏ, mẩn ngứa thì việc bị muỗi đốt còn tiềm ẩn rất nhiều các căn bệnh khác nhau, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng.

2.1. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có thể bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm do muỗi vằn gây ra. Với thể trạng yếu ớt, nếu trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết thì rất nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết rất nguy hiểm

Căn bệnh này sẽ làm cho trẻ bị sốt liên tục, đau bụng, mệt mỏi, chán bú sữa, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

2.2. Sốt rét do muỗi đốt

Sốt rét cũng là một căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra. Theo thống kê của các cơ quan tổ chức uy tín, mỗi năm thế giới có khoảng 515 triệu người mắc sốt rét, đặc biệt là có tới 3 triệu người tử vong.

Nếu trẻ sơ sinh không may bị muỗi đốt và mắc căn bệnh này thì thật sự đáng lo ngại.

2.3. Viêm não Nhật Bản do muỗi đốt

Virus gây bệnh viêm não Nhật Bản cũng có thể được lây truyền qua con đường muỗi đốt. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có vắc xin phòng ngừa.

Theo các thống kê cho thấy, mỗi năm cả thế giới có đến 10.000 cái chết do bệnh viêm não Nhật Bản. Đáng chú ý, những đối tượng bị mắc và tử vong nhiều nhất chính là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

2.4. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có thể mắc bệnh sốt vàng da

Sốt vàng da là một dạng bệnh của sốt xuất huyết và có tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Đây là căn bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị và có thể gây ra nhiều biến chứng độc hại. Theo thống kê cho thấy, có đến 15% người khỏi bệnh sẽ bị mắc các biến chứng về sau.

Nếu trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nhiều thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này, nên các bậc cha mẹ hãy lưu ý nhé.

2.5. Mắc Virus Zika do bị muỗi đốt

Virus Zika là một trong những mối nguy hiểm nhất trong vài năm trở lại đây do muỗi lây lan.

Tìm hiểu thêm: Top 12 địa chỉ nhận làm tráp đám cưới đẹp nhất tại Vũng Tàu

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?
Virus Zika có liên quan đến bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Virus Zika đã được chứng minh là có liên quan đến bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và sẽ có di chứng cho đến già. Bệnh đầu nhỏ ở trẻ là do được truyền từ mẹ sang con trong lúc mang thai. Virus này sẽ làm tổn hại đến não của trẻ, khiến cho não trẻ không thể phát triển.

Nếu trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mà mắc phải Virus Zika, có thể sẽ gặp phải hội chứng Guillan – Barre. Đây là một chứng rối loạn do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm một phần thần kinh ngoại biên, từ đó sẽ làm hỏng các tế bào gốc não và dẫn đến tê liệt, chậm phát triển.

Ngoài 5 bệnh phổ biến, nguy hiểm ở trên thì việc trẻ sơ sinh bị muỗi đốt còn có nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh khác, ví dụ như: Bệnh giun chỉ bạch huyết hay bệnh phù chân voi, Chikungunya, Bệnh sốt thung lũng Rift,…vv.

3. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

Do trẻ sơ sinh đang còn quá nhỏ để nhận biết được những gì đang xảy ra với mình, nên cách để xử lý khi trẻ bị muỗi đốt cũng rất ít. Để an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh thì các bạn có thể sử dụng các cách như sau.

3.1. Dùng sữa mẹ để xử lý khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

Dùng sữa mẹ để xử lý khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt

Sữa mẹ có khả năng làm giảm sưng tấy, tránh bị nhiễm trùng và hạn chế bị thâm nên các mẹ hãy sử lấy một chút để thoa lên các nốt sần đỏ do muỗi đốt. Đây là một phương pháp hiệu quả và rất an toàn với các con.

3.2. Dùng khoai tây

Khoai tây chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, có thể làm giảm sưng tấy, chống viêm do côn trùng cắn, trong đó có muỗi. 

Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt, các bạn hãy rửa sạch, thái lát mỏng và đắp lên nốt sưng tấy của trẻ. Đây là phương pháp hiệu quả, rẻ tiền, đã được áp dụng rất phổ biến từ xưa đến nay.

3.3. Dùng đá lạnh để chườm

Chườm đá lạnh cũng là một cách đơn giản, an toàn, để xử lý các nốt sưng tấy do muỗi đốt ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị muỗi đốt, các bạn hãy dùng đá lạnh chường trong vòng 1 phút, rồi lặp lại nhiều lần thì nốt sưng tấy sẽ giảm hẳn, cùng với đó là giảm cơn ngứa, tạo cảm giác dễ chịu cho bé.

Lưu ý: Đây là 3 cách phù hợp nhất, an toàn nhất, đối với trẻ sơ sinh. Nếu trẻ nhà bạn lớn hơn (trẻ nhỏ) thì bạn có thể sử dụng thêm nhiều cách khác, để xử lý muỗi đốt. Vì khi trẻ từ 2 – 3 tuổi trở lên đã hiểu điều bố mẹ nói, nên sẽ an toàn hơn khi dùng các phương án khác. 

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thì phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Phương pháp dạy con kiểu Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ

Chườm đá lạnh để làm giảm sưng đỏ khi bị muỗi đốt

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị muỗi đốt do Bloggiamgia.edu.vn đã sưu tầm từ các nguồn tín uy tín trong lĩnh vực chăm sóc trẻ. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, từ đó có thể xử lý hiệu quả khi bé nhà mình bị muỗi đốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *