Có bao giờ bạn tự hỏi giấc ngủ của mình hoạt động như thế nào không? Tại sao ngày nào chúng ta cũng phải ngủ? Tại sao sau khi thức giấc, chúng ta tràn đầy năng lượng và sức sống? Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta có làm việc không?
Bạn đang đọc: Chu kỳ giấc ngủ là gì? Có bao nhiêu giai đoạn trong chu kỳ giấc ngủ?
Hàng ngàn câu hỏi xoay quanh chủ đề giấc ngủ – một việc mà ta làm hàng ngày nhưng lại ít để tâm tới. Hãy cũng tìm hiểu sâu hơn về giấc ngủ cũng như các giai đoạn ngủ để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân nhé!
Contents
1. Chu kỳ giấc ngủ là gì?
Giấc ngủ là một chủ đề được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu, hàng chục năm về trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số bộ phận cơ thể vẫn hoạt động khi chúng ta ngủ, và các hoạt động này diễn ra không đồng đều ở các thời điểm khác nhau trong suốt giấc ngủ. Qua quá trình theo dõi giấc ngủ của con người, các nhà khoa học nhận thấy thời gian ngủ được chia thành các giai đoạn nhất định và ở mỗi giai đoạn, các bộ phận cơ thể đảm nhận những vai trò khác nhau.
Các giai đoạn này diễn ra trong một chu kỳ giấc ngủ, được lặp đi lặp lại hàng đêm.
2. Các giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ
Có 2 loại chu kỳ giấc ngủ là NREM (Non Rapid Eye Movement) và REM (rapid eye movement), diễn ra trong suốt thời gian ngủ của mỗi người.
2.1 Giấc ngủ NREM
Giấc ngủ NREM là giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh hay còn được gọi là giấc ngủ yên tĩnh, được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, và ngủ rất sâu.
- Giai đoạn ru ngủ: Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa trạng thái thức và ngủ, thường xảy ra trong một thời gian ngắn, khoảng từ 5 đến 10 phút. Người ngủ thường trong trạng thái thiu thỉu, lơ mơ, nhịp thở chậm dần, nhịp tim đều và huyết áp giảm. Trong thời gian này, chúng ta dễ dàng bị đánh thức và có thể không ngủ lại được.
Một số còn bị co giật đột ngột (hypnic myoclonia) khi bị đánh thức trong giai đoạn ru ngủ. Nó giống như cảm giác bạn đang tập trung làm việc, và có ai đến vỗ vai làm bạn giật mình vậy. Ngoài ra, trong giai đoạn này, não bộ con người sản sinh ra sóng theta, còn gọi là sóng não rất chậm.
- Giai đoạn ngủ nông: Kéo dài trong khoảng 20 phút. Ở giai đoạn này, sóng điện não chậm lại, có biên độ lớn hơn, nhịp tim và nhịp thở chậm dần, mắt không động đậy. Thi thoảng, các đợt sóng nhanh cũng xuất hiện trong não bộ (gọi là sleep spindle). Người ngủ thường lơ mơ, không có nhận thức trong giai đoạn ngủ nông. Ngoài ra, Tổ chức giấc ngủ Hoa Kỳ cũng nhận định rằng giai đoạn này chiếm khoảng 50% trong tổng thời gian ngủ.
- Giai đoạn ngủ sâu: Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Con người chỉ dành khoảng 10% thời gian ngủ sâu trong suốt giấc ngủ. Giai đoạn này xuất hiện sau khi bắt đầu ngủ từ 30 đến 40 phút, và kéo dài hơn ở thanh niên, rút ngắn hơi đối với người già.
Người ngủ thường khó tỉnh giấc nếu không được lay dậy hoặc có tiếng động mạnh xung quanh. Trong giai đoạn ngủ sâu, sóng não delta được sản sinh và diễn ra chậm hơn giai đoạn ngủ nông. Nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, huyết ảm đều giảm, và hệ thống cơ xương khớp của cơ thể cũng chùng xuống.
- Giai đoạn ngủ rất sâu: Đây là giai đoạn quan trọng, giúp cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn, nhằm phục hồi năng lượng sau khi tỉnh dậy. Giai đoạn ngủ rất sâu chiếm 20% tổng thời gian ngủ. Các cơ tay, chân, cơ mắt đều hoàn toàn không chuyển động, và nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở hay huyết áp đều giảm xuống mức tối thiểu. Nếu bị đánh thức trong giai đoạn này, chúng ta thường có cảm giác lảo đảo, choáng váng, mất phương hướng. Phải đến vài phút sau, cơ thể mới hoàn toàn tỉnh táo.
2.2 Giấc ngủ REM
Giấc ngủ REM còn được gọi là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, hay giấc ngủ mơ, chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Giai đoạn này não bộ hoạt động tích cực và thường xuất hiện những giấc mơ. Nếu bị đánh thức, bạn có thể nhớ những giấc mơ, những câu chuyện hoang đường diễn ra trong trí não suốt thời gian ngủ. Trong giấc ngủ REM, mắt chúng ta cũng sẽ di chuyển nhanh hơn các giai đoạn khác; nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, và huyết áp cũng tăng lên. Tuy nhiên, cơ thể hầu như không thể cử động vì các cơ lớn hầu như bị liệt. Cuối chu kỳ REM, chúng ta thường thức giấc tạm thời và nhanh chóng quay lại chu kỳ giấc ngủ kéo dài đến sáng hôm sau.
Tìm hiểu thêm: Nam giới có nên thả rông khi đi ngủ? Câu trả lời hết sức bất ngờ
Đối với trẻ sơ sinh, thời gian cho giấc ngủ NREM và REM tương đối đồng đều, tỉ lệ khoảng 50/50. Đối với trẻ 5 tuổi trở lên, chu kỳ REM chiếm 30%, NREM chiếm 70%. Còn đối với người trưởng thành, tỉ lệ này là 80/20, vì người trưởng thành dành rất ít thời gian cho giấc ngủ mơ.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thời gian chu kỳ ngủ REM tăng sẽ giúp tăng cường trí nhớ cũng như năng lực trí tuệ cho não bộ. Đó là lý do vì sao trẻ em thường dành phần lớn thời gian cho giai đoạn này
3. Trình tự và thời gian của một chu kỳ giấc ngủ
Một chu kỳ giấc ngủ thường diễn ra từ 90 đến 110 phút. Thời gian ngủ sâu và rất sâu thường kéo dài hơn thời gian ngủ mơ trong những chu kỳ đầu. Ngược lại, khi gần sáng, thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và rất sâu giảm dần, thời gian ngủ mơ kéo dài hơn.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết chọn mua topper nệm giá rẻ mà chất lượng
Đọc đến đây, có lẽ bạn vẫn nghĩ giấc ngủ sẽ được diễn ra một cách tuần tự theo từng giai đoạn, phải không? Nhưng sự thật không phải vậy. Giấc ngủ luôn bắt đầu theo trình tự ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và rất sâu. Sau khi kết thúc pha ngủ rất sâu của giấc ngủ NREM đầu tiên, cơ thể quay lại giai đoạn ngủ nông trước khi bước vào giấc ngủ REM. Khi giai đoạn REM kết thúc, cơ thể lại bắt đầu một chu kỳ mới từ giai đoạn ngủ nông. Cứ như vậy, các chu kỳ lặp đi lặp lại khoảng 4 đến 5 lần trong suốt đêm.
TỔNG KẾT
Hy vọng bài viết này đem đến những kiến thức bổ ích, giúp bạn và gia đình có được giấc ngủ chất lượng hơn, một cuộc sống trọn vẹn hơn.